CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Bố trí thí nghiệm
2.3.5. Phương pháp phân tích xác định nồng độ chất oxy hoá
2.3.5.1. Xác định nồng độ chlor hoạt động [50]
Dựa trên cơ sở của phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử cụ thể là phương pháp Iodine và phương pháp chuẩn độ trung hòa.
Cho một mẫu nước Javen một lượng dung dịch KI 10% có dư, thực hiện phản ứng trong mơi trường HCl giải phóng ra một lượng I2 tương đương với lượng Cl2 hoạt động trong mẫu. Phương trình phản ứng như sau:
NaOH + HCl → NaCl +H2O
NaClO + 2KI + 2HCl → NaCl + 2KCl + I2 + H2O
Sau đó chuẩn lượng I2 sinh ra bằng Na2S2O3 (đã chuẩn hóa). Nhận biết điểm tương đương bằng chỉ thị hồ tinh, ở điểm tương đương dung dịch chuyển từ màu xanh đen qua khơng màu.
Phương trình phản ứng như sau:
Na2S2O3 + I2 → 2NaI + Na2S4O6
Nồng độ chlor hoạt động được tính theo cơng thức:
Trong đó:
Cc: Nồng độ dung dịch Na2S2O3 (N)
Vc: Thể tích dụng dịch Na2S2O3 tiêu tốn (ml) V : Thể tích dung dịch nước Javen (ml) d : Khối lượng riêng của nước Javen (g/l).
2.3.5.2. Xác định nồng độ H2O2 [50]
Dựa trên cơ sở của phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử cụ thể là phương pháp Iodine.
Cho một mẫu nước H2O2 một lượng dung dịch KI 10% có dư, thực hiện phản ứng trong mơi trường H2SO4 6N giải phóng ra một lượng I2 tương đương với lượng hoạt động trong mẫu. Phương trình phản ứng như sau:
Sau đó chuẩn lượng I2 sinh ra bằng Na2S2O3 (đã chuẩn hóa). Nhận biết điểm tương đương bằng chỉ thị hồ tinh, ở điểm tương đương dung dịch chuyển từ màu xanh đen qua không màu.
Phương trình phản ứng như sau:
2Na2S2O3 + I2 → 2NaI + Na2S4O6
Nồng độ H2O2 được tính theo cơng thức:
Trong đó:
Cc: Nồng độ dung dịch Na2S2O3 (N)
Vc : Thể tích dụng dịch Na2S2O3 tiêu tốn (ml)
V: Thể tích dung dịch nước H2O2 (ml) d : Khối lượng riêng của nước H2O2 (g/l)