1.3.1. Lý thuyết nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên sự đúc kết từ nhiều lý thuyết nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là các lý thuyết nghiên cứu sau đây:
Một là, lý thuyết hành vi, lý thuyết về thông tin bất cân xứng, được áp dụng để
nghiên cứu hành vi của các bên khi tham gia giao dịch mua bán nợ và rủi ro phải gánh chịu liên quan đến khoản nợ.
Hai là, lý thuyết hợp đồng, nhằm phân tích những điều khoản được thiết kế trong hợp đồng cũng như quá trình soạn thảo, ký kết và thực thi hợp đồng, nguyên nhân phát sinh các tranh chấp và giải quyết tranh chấp trong hoạt động muabán nợcủa NHTM.
Ba là, lý thuyết tiền tệ là lý thuyết dựa trên ý tưởng rằng sự thay đổi trong cung tiền là động lực chính của hoạt động kinh tế. Lý thuyết tiền tệ lập luận rằng các ngân hàng trung ương có thể kiểm sốt tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng cách sử dụng các địn bẩy của chính sách tiền tệ. Theo lý thuyết tiền tệ, nếu cung tiền của một quốc gia tăng, hoạt động kinh tế cũng sẽ tăng và ngược lại. Lý thuyết được áp dụng để thấy rõ bản chất pháp lý của hoạt động mua bán nợ của NHTM và sự can thiệp của nhà nước trong việc xử lý các khoản nợ xấu của NHTM để đảm bảo sự an toàn cho hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.
Bốn là, lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, lý thuyết rủi ro tín dụng là lý thuyếtchỉ ra các tổn thất phát sinh từviệc khách hàng không trảđược đầyđủ cảgốc và lãi củakhoản vay hoặc khách hàng thanh tốn nợgốc và lãi khơng
đúng hạn sau khi được cấp các khoản tín dụng (cả trong và ngoại bảng). Lý thuyết
quản trị rủi ro tín dụng dựa trên quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo, đưa ra các
biện pháp nhằm hạn chế đến mức tốiđa việc không thu được đầy đủcả gốc và lãi
củakhoản vay hoặc thu gốc và lãi không đúnghạn. Lý thuyếtđược áp dụng để phân
tích các quy định về phân loại nợ và phương thức xử lý đối với từng nhóm nợ.
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, về lý luận pháp luật mua bán nợ của ngân hàng thương mại: Bản
chất mua bán nợcủa NHTM là gì? Những vấn đề lýluận pháp luật mua bán nợ của NHTM hiện nay đã đầy đủ, đúng đắn hay chưa, cịn có những nội dung nào cần được hoàn thiện?
Thứ hai, về thực trạng pháp luật mua bán nợ của ngân hàng thương mại hiện
nay: Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về mua bán nợ của NHTM có
những điểm thành tựu và hạn chế, bất cập nào? Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về mua bán nợ của NHTM như thế nào?
Thứ ba, về định hướng và đề xuất hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện
pháp luật về muabán nợ của ngân hàng thương mại:
Việc hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ của NHTM tại Việt Nam cần thực hiện theo những định hướng chung và những định hướng cụ thể nào? Các giải pháp
hoàn thiện quy định pháp luật về mua bán nợ của NHTM là gì để có thể thúc đẩy sự phát triển và mở rộng của hoạt động mua bán nợ cả về khối lượng giao dịch, đối tượng giao dịch, chủ thể giao dịch, hình thành một thị trường mua bán nợ hoàn thiện?
Những cơ chế thực thi pháp luật nào cần phải xây dựng, hoàn thiện nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy định pháp luật mua bán nợcủa NHTM tại Việt Namcó hiệu quả cao?
1.3.3. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết thứ nhất, các vấn đề lý luận pháp lý về mua bán nợ của NHTM
chưa đầy đủ, chính xác và chưa bao quát hết được các vấn đề của hoạt động mua bán nợ của NHTM.
Giả thuyết thứ hai, các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động mua
bán nợ của NHTM đã được ban hành tương đối đồng bộ và đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên vẫn còn những điểm bất cập, hạn chếhoặc chưa đầy đủ, do
vậy chưa xử lý được một cách hiệu quả và bền vững tình trạng nợ xấu của NHTM
và hồn thiện khn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay.
Giả thuyết thứ ba, những định hướng hoàn thiện pháp luật mua bán nợ của
NHTM hiện nay cịn mang tính chung chung và thiếu cụ thể, các giải pháp hoàn thiện pháp luật chưa đầy đủ cũng như chưa có những giải pháp mang tính đột phá để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng như hình thành được một thị trường mua bán nợ của NHTM phát triển ở Việt Nam hiện nay.
1.3.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu
Về lý luận, luận án phân tích, làm rõ các khía cạnh lý luận về mua bán nợcủa
NHTM cũng như các khía cạnh lý luận pháp luật về vấn đề này thông qua những nội dung như là: (i) các khái niệm về nợ, nợ xấu, mua bán nợ, khái niệm pháp luật về mua bán nợ của NHTM; (ii) đặc điểm của nợ, đặc điểm của mua bán nợ và đặc điểm của pháp luật về mua bán nợ của NHTM (iii) vai trò của hoạt động phân loại nợ (iv) vai trò và các nguyên tắc của hoạt động mua bán nợ (v) các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về muabán nợ và (vi) những nội dung lý luận pháp luật cơ bản về muabán nợcủa NHTM.
Về thực trạng pháp luật mua bán nợ của NHTM, luận án phân tích, làm rõ hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về mua bán nợcủa NHTM, bao gồm: (i) đối tượng mua bán nợ; (ii) chủ thể mua bán nợ; (iii) cơng cụ thanh tốn; (iv) giá mua bán nợ; (v) hợp đồng mua bán nợ và (vi) xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ được
mua, bán và giải quyết tranh chấp. Đồng thời, luận án đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định này trên thực tế, đề từ đó phát hiện những điểm phù hợp hay những bất cập của các quy định này.
Về việc đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật về
mua bán nợ, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, trước hết luận ánlàm sáng tỏ các
định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ của NHTM tại Việt Nam,
thông qua những đánh giá, phân tích nội dung và ảnh hưởng của các yếu tố như là quan
điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, hệ thống pháp luật Việt Nam, điều kiện kinh tế, xã hội,thực tiễn mua bán nợ, thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế, tính khả thi của pháp luật và kinh nghiệm xây dựng pháp luật từ một số nước khác. Từ đó, luận án đưa rađề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về muabán nợcủa NHTM, khắc phục được những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, luận án cũngđề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật mua bán nợ của NHTM để đảm bảo tính hiệu quả của các quy định pháp luật trong hoạt động muabán nợcủa NHTM.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Nội dung luận án “Mua bán nợcủa các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay” được thực hiện trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc từ các
cơng trình nghiên cứu trước đây và phát triển các vấn đề một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn. Với nhiệm vụ và mục tiêu chính là hồn thiện các vấn đề lý luận về mua bán nợ của ngân hàng thương mại, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về mua bán nợ, từ đó đề xuất được những định hướng hoàn thiện và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam về mua bán nợ của ngân hàng thương mại, đồng thời nâng cao hiệu quả của việc thực thi pháp luật.
Cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù đã có một số cơng trình khoa học trong nước và nước ngoài nghiên cứu về một số nội dung liên quan đến đề tài và có giá trị tham khảo, nhưng trong đó vẫn cịn những điểm hạn chế như:
Một là, liên quan đến lý luận về hoạt động mua bán nợcủa ngân hàng thương
mại và lý luận pháp luật về hoạt động mua bán nợ của ngân hàng thương mại: kết quả nghiên cứu tại các cơng trình khoa học trước đây đã xây dựng được một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về những vấn đề này. Tuy nhiên, cịn có một số vấn đề chưa được làm rõ bản chất pháp lý của chúng như là các khái niệm “nợ”, “nợ xấu”, “mua bán nợ”, một số vấn đề chưa được đề cập hoặc đã đề cập nhưng chưa đầy đủ như là: những đặc điểm đặc trưng của nợ của ngân hàng thương mại, vai trò của hoạt động mua bán nợ của ngân hàng thương mại đối với các bên liên quan,
những đặc trưng của pháp luật muabán nợcủa ngân hàng thương mại, …;
Hai là, liên quan đến thực trạng pháp luật về hoạt động mua bán nợ của
NHTM, nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước cũng đã đề cập ở một mức độ nhất địnhthực trạng của nhiều quy định. Tuy nhiên, các cơng trình đó chưa đánh giá được hết một số vấn đề tồn tại trong hệ thống pháp luật mua bán nợ của ngân hàng thương mại hiện nay, những điểm bất cập, hạn chế bên cạnh những thành tựu đạt được, những khoảng trống cần có pháp luật điều chỉnh, ví dụ như những vấn đề về đối tượng mua bán nợ, cơng cụ thanh tốn, giá mua bán nợ, chủ thể mua bán nợ, ...
Ba là, liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán nợ của ngân hàng thương mại: các cơng trình nghiên cứu hiện nay đã có những đề xuất về định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ của ngân hàng thương mại, tuy nhiên nhiều đề xuất về định hướng cịn mang tính chất chung và chưa được cụ thể hóa cho lĩnh vực mua bán nợ của ngân hàng thương mại, các giải pháp cũng chưa đầy đủ và chưa giải quyết hết những điểm bất cập, hạn chế của quy định pháp luật hiện hành.
Từ những kết quả đánh giá về tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu sinh đã đưa ra những vấn đề cần được giải quyết trong luận án này là tập trung vào việcnghiên cứu hệ thống và đầy đủ những vấn đề
lý luận về mua bán nợ của ngân hàng thương mại và lý luật pháp luật về mua bán nợ của ngân hàng thương mại, qua việc làm rõ được bản chất pháp lý và những điểm đặc thù của các vấn đề lý luận kết hợp với việc phân tích thực trạng pháp luật, đánh giá thực tiễn thực hiện quy định pháp luật để có thể đưa ra được những định hướng, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và cơ chế thực thi quy định pháp luật một cách chính xác, trọn vẹn, đầy đủ và đồng bộ, có tính ứng dụng cao. Những nội dung này sẽ được trình bày trong những chương tiếp theo của luận án “Mua bán
nợcủa các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay”.
Chƣơng 2
LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1. Những vấn đề lý luận về mua bán nợ của ngân hàng thƣơng mại
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại nợ của ngân hàng thương mại
2.1.1.1. Khái niệm nợ, nợ của ngân hàng thương mại và nợ xấu của ngân hàng
thương mại
Thuật ngữ “nợ” có lịch sử sử dụng lâu đời và khơng cịn là một thuật ngữ mới hay xa lạ đối với đời sống kinh tế xã hội, song khái niệm này lại có nhiều định
nghĩa khác nhau, từ đó dẫn đến cách hiểu và cách ứng phó với nợ khác nhau. Nợ phát sinh như một hệ quả tất yếu từ hoạt động tín dụng của NHTM, qua q trình
NHTM hoạt động tín dụng và kiểm soát rủi ro kém hiệu quả, nợ xấu xuất hiện và có thể tồn tại lâu dài. Như vậy, nợ và nợ xấu có mối quan hệ mật thiết với nhau, nợ bao gồm các khoản nợ xấu và các khoản nợ không phải là nợ xấu.
Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến khái niệm nợ, nợ
của NHTM nói chung hay nợ xấu nói riêng. Nợ có thể được hiểu là một nghĩa vụ tài sản của một bên đối với một bên khác, mối quan hệ này tồn tại giữa hai chủ thể bao gồm chủ thể có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, mà ở đây là yêu cầu trả nợ, chủ
thể cịn lại có nghĩa vụ thực hiện theo yêu cầu của chủ thể có quyền, tức thực hiện việc thanh toán khoản nợ [[16], tr.11]. Định nghĩa này đã đặt nợ dưới sự xem xét toàn diện ở góc độ của cả hai chủ thể, có quyền và có nghĩa vụ, theo đó thể hiện
được quyền của bên này là nghĩa vụ với bên kia và ngược lại, bên có nghĩa vụ chỉ
phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi bên có quyền u cầu.
Ngoài ra, một khái niệm nợ khác thường được sử dụng trong trường hợp phải thực hiện một nghĩa vụ hoàn trả hay đền bù về tài sản, vật chất. Tuy nhiên, nợ cũng có thểđược sử dụng để chỉ các nghĩa vụkhác. Trong trường hợp nợ tài sản thì nợ là một cách sử dụng sức mua trước khi kiếm đủ tổng số tiền để trả cho sức mua đó. Nợ được hình thành khi một người cho vay đồng ý cho người vay một lượng tài sản
trong khái niệm này, người vay có thể trảđúng tài sản mà họđã vay mượn hoặc trả
bằng một tài sản khác, bao gồm tiền, mang tính chất đền bù, tuỳ theo sự thoả thuận của các bên. Khái niệm này cũng xét đủ hai chủ thể cho vay và chủ thể đi vay, tuy
nhiên chưa đề cập đến việc yêu cầu trả nợ của người cho vay mà chỉ nêu lên việc xác lập khoản nợ cho người cho vay khi họđồng ý cho vay. Vì vậy, khái niệm này tuy xét nhiều mặt, song vẫn chưa hồn thiện.
Ở Việt Nam cũng có nhiều định nghĩa về“nợ”. Theo đó, nợ là cái vay phải trả mà chưa trả [93]. Định nghĩa này chỉ ra mối quan hệ vay mượn, theo đó tình trạng
một bên vay mượn của bên kia tài sản, vật chất mà chưa thực hiện hành vi hoàn trả được thể hiện dưới tên gọi là nợ. Định nghĩa ngắn gọn này phần nào thể hiện được bản chất và sự hình thành khoản nợ. Ngồi ra, nợ cịn được hiểu là điều mang ơn phải đền đáp mà chưa đền đáp được [[33], tr. 741] hoặc đã hứa với ai đó mà chưa có
dịp thực hiện. Theo cách hiểu này, nợ khơng chỉ gói gọn trong quan hệ tài sản, vật chất mà còn mở rộng ra các đối tượng về tinh thần, đạo đức, lời hứa. Song, hiểu một cách ngắn gọn, nợ là mối quan hệ mà một bên phải thực hiện việc trao một đối
tượng cho một bên khác, hình thành dựa trên việc cho vay, hứa hẹn,...
Các khái niệm nêu trên đều chỉ ra bản chất của nợ là tình trạng một bên có
quyền yêu cầu, và một bên phải có nghĩa vụ trao cho bên kia đối tượng cụ thể mà
chưa thực hiện việc trao này, nghĩa vụ đó có thể phát sinh từ việc bên có quyền đã cho bên có nghĩa vụvay mượn, mua bán nhưng chưa thanh toán, hoặc phát sinh từ
các thoả thuận, quy định của pháp luật trong từng trường hợp.
Nợ xấu của NHTM có thể được hiểu một cách đơn giản là những khoản nợ
khó có khảnăng thu hồi, do đặc thù hoạt động cấp tín dụng của NHTM nhiều rủi ro và việc địi hỏi phải phân loại nợ để kiểm sốt rủi ro tín dụng. Từ những lý do này mà NHTM dành sự chú trọng và quan tâm đặc biệt cho nợ xấu trong hoạt động kinh