thương mại
4.2.1. Thống nhất và làm rõ một số khái niệm trong các quy định pháp luật
Một là, thống nhất khái niệm nợ trong các quy định pháp luật
Hiện nay, khái niệm nợ được quy định tại nhiều văn bản pháp luật và có những phương pháp định nghĩa khác nhau, chưa thống nhất và chưa xác định rõ bản chất của nợ. Do đó, việc hồn thiện để có một khái niệm thống nhất & làm rõ bản chất của nợ trong các quy định pháp luật, sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường mua bán nợ dựa trên những quy định mang tính thống nhất cao, điều này vừa mang đến sự công bằng giữa các chủ thể tham gia thị trường, vừa tạo điều kiện áp dụng pháp luật một cách thuận tiện trên thực tế. Nợ của NHTM được hiểu là một khoản tiền bao gồm khoản gốc, lãi và các chi phí khác mà khách hàng vay phải
thanh toán cho NHTM tại một hoặc nhiều thời điểm nhất định do NHTM và khách
hàng thoả thuận trong hợp đồng.
Hai là, giải thích rõ khái niệm nợ xấu
Khoản 8 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-NHNN giải thích: “Nợ xấu (NPL) là nợ
thuộc các nhóm 3, 4 và 5”. Việc xác định nợ xấu theo phương pháp định tính và
phương pháp định lượng, theo đó nợ xấu là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán nợ gốc và lãi từ 91 ngày trở lên hoặc TCTD đánh giá khơng có khả năng thu hồi vốn phù hợp với chuẩn hóa quốc tế và nợ xấu được ban hành bởi Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) hay Qu tiền tệ quốc tế (IMF). Tuy nhiên việc viết tắt nợ xấu
là NPL viết tắt của từ “Non-performing loan” có nghĩa là “khoản cho vay khơng hiệu quả”, điều này có thể tạo ra sự nhầm lẫn giữa khái niệm nợ xấu và các khoản cho vay khơng hiệu quả vì nợ xấu tiếng Anh là “Bad debt”. Vì vậy, để việc phân loại nợ xấu chính xác, phản ảnh đúng hiệu quả hoạt động tín dụng của các TCTD
nói chung và NHTM nói riêng trước tiên cần hiểu đúng và giải thích rõ về nợ xấu. Theo đó, cần sửa đổi việc giải thích nợ xấu được quy định tại Thông tư
Ba là, làm rõ định nghĩa của giao dịch mua bán nợ
Theo định nghĩa tại Khoản 1, Điều 3, Thông tư số 09/2015/TT-NHNN, mua
bán, nợ là sự chuyển giao quyền địi nợ đối với khoản nợ, theo đó bên bán chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ. Tuy rằng, trong quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, pháp luật đã yêu cầu bên mua nợ có nghĩa vụ kế thừa đầy đủ các nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật như quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 16, Thông tư
09/2015/TT-NHNN, nhưng định nghĩa trên chưa thể hiện được đầy đủ bản chất của giao dịch mua, bán nợ. Do đó định nghĩa này cần làm rõ, mua, bán nợ là sự chuyển
giao “toàn bộ quyền và nghĩa vụ đối với khoản nợ”, bởi trong giao dịch này, bên bán không chỉ chuyển giao quyền, mà cịn chuyển giao nghĩa vụ của mình cho bên mua, quyền mà bên bán chuyển giao khơng chỉ có quyền địi nợ.
4.2.2. Hoàn thiện quy định vềđối tượng mua bán nợ của ngân hàng thương mại
Đối tượng của hợp đồng mua bán nợ của NHTM là các khoản nợ của NHTM
được phép đưa vào giao dịch mua bán nợ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên
các quy định pháp luật về vấn đề này còn tồn tại một số bất cập, địi hỏi cần được hồn thiện để hoạt động mua bán nợ ngày càng phát triển hơn:
Một là, xác định rõ đối tượng của hoạt động mua bán nợ của NHTM không
chỉ là nợ xấu mà còn bao gồm cả các khoản nợ đủ tiêu chuẩn được giao dịch trong các trường hợp: (i) Mua bán nợ trong hợp đồng cho vay hợp vốn; (ii) Mua bán nợ
nhằm đảm bảo cho NHTM có thể tiếp tục giải ngân các khoản vay mới; (ii) Mua bán nợ theo nhu cầu của khách hàng vay khi họ muốn thay đổi ngân hàng cho vay; v.v… để từ đó có một cơ chế điều chỉnh pháp luật thích hợp đối với từng nhóm nợ trong việc mua, bán. Việc pháp luật Việt Nam hiện nay dành những quy định ưu đãi vào hoạt động mua bán nhằm mục đích xử lý nợ xấu của các NHTM khơng thơi thì chưa thực sự đầy đủ và tồn diện. Trên thực tế, mọi khoản nợ đáp ứng đủ điều kiện đều có thể được đưa vào giao dịch mua bán nợ, cần áp dụng các chính sách ưu đãi đối với mua bán nợ xấu cho hoạt động mua bán nợ nói chung, bao gồm nợ xấu và cả nợ khơng xấu để thu hút hàng hóa là các khoản nợ được đưa vào thị trường với
chất lượng càng tốt thì càng hấp dẫn người mua và tạo nên một thị trường mua bán nợ theo đúng nghĩa của nó.
Hai là, giảm nhẹ điều kiện đối với khoản nợ xấu được VAMC mua theo giá trị
thị trường: việc đặt ra nhiều điều kiện đối với khoản nợ được VAMC mua theo giá trị thị trường một phần để đảm bảo nguồn tài chính cho VAMC, tuy nhiên một số điều kiện trong đó lại có phần khó có thể đáp ứng, như các quy định về việc khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ có khả năng phát mại,... Vì vậy, pháp luật cần quy định theo hướng hạ thấp, giảm bớt một số tiêu chí, tạo điều kiện để có nhiều khoản nợ xấu đáp ứng đủ điều kiện được VAMC mua và xử lý, từ đó giúp VAMC có thể phát triển việc mua
bán nợ theo giá trị thị trường.
4.2.3. Hoàn thiện quy định về chủ thể tham gia hoạt động mua bán nợ của
ngân hàng thương mại và tạo điều kiện phát triển thịtrường mua bán nợ
Đối với các cá nhân, tổ chức trong xã hội, cần tiếp tục mở rộng các chủ thể tham gia mua bán nợ trên thị trường (bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài) thông qua việc xây dựng hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng tham gia thị trường mua bán nợ. Loại bỏ bớt một số điều kiện đối với chủ thể kinh doanh dịch vụ
mua bán nợđược quy định tại Điều 7 Nghị định số 69/2016/NĐ-CP, cụ thể là bỏ điều kiện “có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng”. Đồng thời, có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường mua bán nợ vì đây là những chủ thể có nguồn vốn lớn, dày dặn kinh nghiệm.
Về AMC, các văn bản pháp lý quy định về hoạt động của AMC đã được ban hành khá lâu, trên thực tế cần được cập nhật và hoàn thiện. Đặc biệt, nhằm tránh việc các AMC trở thành nơi tồn đọng nợ xấu của ngân hàng mẹ, vai trò của AMC
cần phải được quy định cụ thể, đồng thời cần xác định rõ thời hạn AMC xử lý các khoản nợ. Bên cạnh đó, để các AMC có thể đóng góp tích cực trong hoạt động xử lý nợ xấu, cần tháo gỡ những nút thắt về chính sách và cơ chế. Cụ thể, việc mở rộng phạm vi hoạt động của các chủ thể này là toàn bộ các khoản nợ trên thị trường mà không giới hạn vào việc xử lý nợ xấu của ngân hàng mẹ.
Về DATC, các quy định pháp luật cho hoạt động của DATC đã tương đối ổn định và hoàn thiện, đặc biệt là khi Nghị định số 129/2020/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của DATC vừa được ban hành, có hiệu lực vào ngày 10 tháng 12 năm 2020 đã bổ sung thêm các cơ chế mới để tăng cường hoạt động mua bán, xử lýnợ của DATC. Theo Nghị định này, hoạt động của DATC không chỉ hướng đến việc mua và xử lý các khoản nợ theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà cịn tham gia vào việc mua và xử lý các khoản nợ khác không trùng lắp với mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của VAMC. Vấn đề cần cải thiện đối với DATC là nâng cao quy mơ, tiềm lực tài chính nhằm phát huy tốt hơn vai trị của mình.
VềVAMC, sự ra đời của Nghị quyết 42/2017/QH14 cũng góp phần làm rõ vai trị và trách nhiệm của VAMC thông qua các quy định liên quan đến chủ thể này ví dụ như các quy định về việc mua bán nợ xấu của VAMC, quyền thu giữ tài sản bảo đảm,… Nhìn chung, các quy định pháp luật đã phát huy vai trị của nó trong việc định hướng hoạt động VAMC. Tuy nhiên, VAMC cịn cần rà sốt và đánh giá các khoản nợ đã mua nhằm đề ra biện pháp xử lý, thu hồi phù hợp, đồng thời phát triển các giải pháp mua bán nợ theo cơ chế thị trường, tích cực phối hợp với các chủ thể khác trong việc thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, mua bán nợ và xử lý tài sản bảo đảm,… Ngoài ra, việc mở rộng quy mô về số lượng chi nhánh, vốn, chuyên viên cũng cần được chú trọng, như khi mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, tuy mới đi vào hoạt động từ năm 2019, nhưng chi nhánh này đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đạt 139% kế hoạch mua nợ đề ra [80].
Cuối cùng, việc tập trung các quy định về các chủ thể mua bán nợ của ngân hàng thương mại vào trong khn khổ một văn bản pháp luật chung sẽ góp phần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và gia tăng sự bình đẳng của các chủ thể này trong hoạt động mua bán nợ.
4.2.4. Hoàn thiện các quy định về giá mua bán nợvà phương thức mua bán nợ
Pháp luật cần xây dựng cơ sở định giá các khoản nợ nhằm giải quyết những bất cập hiện nay trong việc xác định giá mua bán nợ, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển hơn, cụ thể:
Cần ban hành quy tắc xác định giá mua, bán khoản nợ: việc chưa có một hệ
thống quy tắc cụ thể chi tiết đểđịnh hướng cho các bên trong việc xác định giá mua, bán khoản nợ mang lại những bất cập nhất định trong việc định giá khoản vay được mua, bán. Các quy định pháp luật không định nghĩa rõ như thế nào là giá “thị trường”, cũng không gợi ý cho TCTD có thể áp dụng phương pháp định giá để tạo thành tiêu chuẩn chung cho hoạt động mua bán nợ của NHTM và tránh những rủi ro hoạt động cho các chuyên viên chịu trách nhiệm về việc mua bán nợ của NHTM. Vì vậy, việc xây dựng bộ quy tắc hướng dẫn xác định giá mua bán nợ là điều cần thiết, lấy đó làm cơ sở đàm phán giữa các bên mua bán nợ. Với thực tế hiện nay khi áp dụng phương thức thỏa thuận, sự chênh lệch lớn giữa giá bên chào bán và giá bên
chào mua đưa ra do chưa có một hệ thống xác định giá chuẩn, làm kéo dài thời gian thương thảo, thất bại trong việc đi đến thỏa thuận hợp đồng. Do đó, pháp luật cần xây dựng một khung cơ sở định giá khoản nợ để xác định giá mua, bán trong hợp đồng. Ngoài ra, trong trường hợp đấu giá khoản nợ thì phương thức xác định giá khởi điểm cũng được xác định rõ để định hướng cho các trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản. Hiện nay, việc tổ chức đấu giá các khoản nợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá, giá được đưa ra đấu giá là giá do ngân hàng bán nợ hoặc một cơng ty có chức năng định giá khoản nợ đưa ra. Nếu được quy định và hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, biện pháp này sẽ tăng thêm kênh mua, bán có hiệu quả cho thị trường muabán nợ.
Thực tiễn hoạt động xử lý nợ xấu ở Việt Nam trong nhưng năm qua cho thấy, việc mua bán nợ xấu theo giá trị sổ sách của nợ xấu chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn đầu của quá trình xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, sau khi giai đoạn đầu kết thúc, để quan hệ muabán nợ xấu đi vào thực chất, phản ảnh đúng bản chất của thị trường, giá mua bán nợ xấu phải được xác định theo giá trị thị trường của nợ xấu. Vì vậy, cần xem
xét bỏ phương pháp xác định giá mua bán nợ xấu theo giá trị sổ sách tại Nghị định 53/2013/NĐ-CP, từ đó buộc VAMC phải mua nợ xấu theo giá trị thị trường.
4.2.5. Hoàn thiện các quy định về cơng cụ thanh tốn trong giao dịch mua bán nợ của ngân hàng thương mại
Như đã đã đề cập và phân tích, trong giao dịch mua bán nợ của NHTM, các
cơng cụthanh tốn được sử dụng là trái phiếu đặc biệt, trái phiếu và tiền. Tuy nhiên pháp luật cần có thêm những cải thiện trong quy định về các cơng cụ thanh tốn này nhằm bảo đảm thị trường mua bán nợ trong sạch, lành mạnh, phát huy được hiệu quả của mình.
Thứ nhất, đối với cơng cụ thanh tốn bằng tiền:
Đây là một cơng cụ thanh tốn phổ biến và có tính thanh khoản cao nhất. Việc NHTM nhận được các khoản thanh toán bằng tiền khi bán nợ cũng giúp các ngân
hàng này giải quyết bài toán về khả năng thanh khoản, tạo ra nguồn tiền để NHTM tiếp tục sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đối với cơng cụ
thanh tốn bằng tiền này, cơ quan nhà nước cũng cần có cơ chế kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm hoạt động mua bán nợ nói riêng và nền tài chính nói chung diễn ra lành mạnh, không nhằm mục đích che giấu nợ xấu và đảm bảo an toàn cho hoạt
động của hệ thống NHTM.
Thứhai, đối với công cụ thanh tốn bằng trái phiếu:
Ngồi VAMC, các tổ chức khác chưa được hướng dẫn chi tiết về cơng cụ
thanh tốn bằng trái phiếu, đặc biệt NHTM sở hữu trái phiếu của VAMC thì khơng cần phải trích lập dự phịng rủi ro cho trái phiếu của VAMC, nhưng trái phiếu của các tổ chức mua nợ khác thì khơng có được ưu đãi này. Điều đó khiến cho trái phiếu của các tổ chức mua nợ khác kém hấp dẫn hơn so với trái phiếu của VAMC, một điều mà có thể tạo nên sự khơng cơng bằng trên thị trường cạnh tranh. Ngoài
ra, để trái phiếu của VAMC phát huy được các ưu điểm khác của mình, VAMC cần
được bổ sung nguồn vốn phù hợp, bởi mức vốn điều lệ của VAMC cịn ít so với các
yêu cầu mua nợ theo giá trị thị trường, thơng qua các hình thức như bổ sung vốn từ ngân sách nhà nước, cổ phần hoá đểhuy động vốn từcác nhà đầu tư trong và ngoài nước, giúp VAMC tạo lập nguồn vốn tài chính vững mạnh, đáp ứng nhu cầu về vốn trong hoạt động mua bán nợ của mình.
Thứ ba, đối với cơng cụ thanh tốn nợ bằng trái phiếu đặc biệt:
Trái phiếu đặc biệt là cơng cụ thanh tốn của VAMC trong các giao dịch mua bán nợ với NHTM. Tuy nhiên, quy định pháp luật cho phép VAMC được NHTM mua lại nợ nếu hết hạn trái phiếu đặc biệt mà VAMC chưa thể xửlý được, quy định này vơ hình trung biến VAMC thành cái kho cất trữ tạm khoản nợ. Do đó, pháp luật có những quy định khắt khe hơn trong nhiệm vụ xử lý nợ xấu của VAMC, hạn chế việc xoay vịng nợ thơng qua VAMC. Các quy định pháp luật nhằm ràng buộc trách nhiệm của VAMC cần được ban hành để tổ chức này chủ động hơn trong việc xử lý nợ xấu, như các nghĩa vụ về việc VAMC phải áp dụng các biện pháp cần thiết, nỗ lực hết mình trong việc xử lý các khoản nợ đã mua, đặt ra các mục tiêu nhất định trong kết quả xử lý nợ xấu yêu cầu VAMC cần phải đạt được.
4.2.6. Hoàn thiện quy định về quyền yêu cầu và nghĩa vụ cung cấp thông tin trong
hợp đồng mua bán nợ
Hiện tại các quy phạm pháp luật, cụ thể là theo Điểm b, Khoản 2, Điều 17,