Những vấn đề lý luận pháp luật về mua bán nợ của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ mua bán nợ của các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 62)

thƣơng mại

2.2.1. Khái nim pháp lut v mua bán n của ngân hàng thương mại

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sựchung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định [[20], tr. 383]. Trong đời sống xã hội, các quy phạm pháp luật có vai trị đặc biệt quan trọng, là công cụ không thể thiếu, điều chỉnh các quan hệ xã hội bên cạnh những quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán, chứa đựng những chỉ dẫn về khảnăng và các phạm vi có thể xử sự, cũng như những nghĩa vụ (sự

cần thiết phải xử sự) của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, nhằm bảo

đảm cho sự tồn tại và vận hành của xã hội. Các quyền và nghĩa vụ được quy phạm pháp luật dự liệu cho các chủ thể tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh ln có sự liên hệ mật thiết với nhau với hình thức, tính chất do nhà nước xác định phụ thuộc vào tính chất của chính quan hệ xã hội đó. Vì vậy, trong cơ chế điều chỉnh pháp luật có vai trị thực hiện chức năng thơng báo của nhà nước đến các chủ thể tham gia quan hệ xã hội về nội dung ý chí, mong muốn của nhà nước để họ biết được điều gì có thể làm, điều gì

khơng được làm, điều gì phải làm, điều gì phải tránh khơng làm trong những hồn cảnh, điều kiện nhất định nào đó [[20], tr. 381-382].

Việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động mua bán nợ là cần thiết bởi sự tồn tại của hoạt động mua bán nợ là cần thiết, bắt nguồn cho sự hình thành các

quy định pháp luật điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý hoạt động này. Pháp luật bảo đảm sự phát triển lành mạnh cho hoạt động mua bán nợ – một hoạt động quan trọng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do tính phức tạp và độ rủi ro cao, cũng như

sựảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, xã hội, mà hoạt động mua bán nợ của NHTM cần

được điều chỉnh bằng những quy định pháp luật đặc thù, bên cạnh những quy định chung của pháp luật dân sự. Những quy định này cũng chính là bộ quy chuẩn an tồn tối thiểu buộc các bên phải đáp ứng trước khi tham gia vào cuộc chơi, bảo đảm

điều hướng các giao dịch mua bán nợ đi theo đúng định hướng phát triển của nhà

nước. Mặt khác, pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý hoạt động mua bán nợ. Có pháp luật, nhà nước phát huy được vai trò quản lý của mình. Thơng qua những quy định này, nhà nước định hướng cho hành vi của các bên tham gia, bảo

đảm được ngành nghề này sẽ phát triển và mang lại những lợi ích cho xã hội. Một trong những lợi ích đó là việc nộp thuế thu nhập, khi hợp pháp hố hoạt động này,

nhà nước dễ có cơng cụgiám sát, đánh giá, quản lý việc kê khai, nộp thuế của các chủ thể có thu nhập chịu thuế. Đồng thời, những yêu cầu đưa ra vềbáo cáo định kỳ, cung cấp thông tin cũng giúp cho cơ quan quản lý kiểm soát, bảo đảm sự phát triển lành mạnh của hoạt động mua bán nợ. Hơn nữa môi trường pháp lý ổn định mở ra nhiều cơ hội phát triển các mối quan hệkinh doanh, đầu tư. Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM là một kim chỉ nam điều tiết, hướng dẫn để thị trường mua bán nợ hoạt động một cách bài bản, có nguyên tắc, đem lại độ an toàn nhất định cho thị trường. Bằng sự hướng dẫn của pháp luật và sự giám sát của cơ quan công

quyền, hoạt động mua bán nợ được thực hiện hiệu quả, phát huy đúng vai trị của mình, giải quyết bài toán nợ xấu cho NHTM, khơi thơng dịng chảy vốn, qua đó ổn

định trật tự xã hội, phát triển kinh tế quốc gia.

Bởi vì những lợi ích và tầm quan trọng như đã phân tích, việc xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc để điều chỉnh các mối quan hệ, hoạt động phát sinh trong q trình mua bán nợ là vơ cùng quan trọng và cần thiết xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn. Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM là một bộ phận của pháp luật về các TCTD. Theo đó, những quy định này cần điều chỉnh mối quan hệ

của: (i) Các bên tham gia giao dịch – bên mua nợ, bên bán nợ; (ii) Các bên tham gia giao dịch với bên thứ ba – khách hàng vay, bên môi giới, bên bảo lãnh,...; (iii) Cơ quan nhà nước với các bên có liên quan trong giao dịch mua bán nợ của NHTM.

Chính vì vậy, pháp luật về mua bán nợ của NHTM có thểđược hiểu như sau:

Pháp lut v mua bán n của ngân hàng thương mi là h thng các quy tc x s

do Nhà nước ban hành hoc tha nhn và bảo đảm thc hin nhằm điều chnh các

quan h phát sinh và liên quan đến quá trình thc hin hoạt động mua bán n ca

2.2.2. Đặc điểm pháp lut mua bán n ca ngân hàng thương mại

Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM ngoài những đặc điểm chung của pháp luật về hợp đồng, mua bán cịn có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Về nguồn luật điều chỉnh hoạt động mua bán nợ của NHTM: hoạt động mua bán nợ của NHTM được điều chỉnh bởi hệ thống các quy định pháp luật chuyên ngành bên cạnh các quy định pháp luật chung. Hoạt động mua bán nợ của NHTM

trước tiên là hoạt động giao kết hợp đồng, kinh doanh thương mại, vì vậy hoạt động này chịu sự điều chỉnh một cách tổng thể bởi pháp luật dân sự, kinh doanh, thương mại,... Là một chủ thể trong xã hội, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này phải đáp ứng các điều kiện chung được pháp luật yêu cầu trong quá trình thành lập và duy trì hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, bởi vì đối tượng giao dịch nhiều rủi ro, bản chất hoạt động có nhiều tính đặc thù, nên mới có một hệ thống các quy định chuyên biệt giành riêng cho hoạt động này. Những quy định này hướng dẫn chi tiết

hơn để các chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán nợ dễ dàng áp dụng, thực hiện. Chủ thể chịu sự điều chỉnh của pháp luật về mua bán nợ của NHTM: trong hoạt động này có sự hiện diện của nhiều chủ thể, với chủ thể chịu sựđiều chỉnh chủ

yếu chính là bên bán nợ và bên mua nợ. Bên bán nợ là các NHTM có các khoản nợ được đưa ra bán. Khoản nợ đó phát sinh từ hợp đồng cho vay đối với khách hàng

vay và có cho ngân hàng quyền yêu cầu thanh tốn khoản nợkhi đến hạn. Bên mua nợ có phạm vi rộng, đa dạng hơn, bao gồm cả tổ chức và cá nhân là những chủ thể

đáp ứng được những điều kiện thực hiện hoạt động mua nợtheo quy định pháp luật. Những điều kiện này đặt ra nhằm bảo đảm năng lực chủ thể của bên mua nợ về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, năng lực tài chính, năng lực chun mơn,...

Về đối tượng điều chỉnh của pháp luật về mua bán nợ của NHTM: pháp luật về mua bán nợ của NHTM điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh và có liên quan trong q trình thực hiện hoạt động mua bán nợ của NHTM. Những quan hệ này phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng giữa bên bán nợ và bên mua nợ, các bên trong hợp đồng với các bên thứ ba, và với các cơ quan công quyền.

2.2.3. Các yếu t ảnh hưởng ti pháp lut v mua bán n ca ngân hàng

thương mại

Pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM chịu ảnh hưởng, tác động bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố này rất đa dạng có ảnh hưởng ở nhiều mức độkhác nhau đến quá trình xây dựng và ban hành các quy định pháp luật. Nhìn chung, quá trình xây dựng các pháp luật về hoạt động mua bán nợ chịu sựảnh hưởng của các yếu tốsau đây:

Th nht, là điều kiện kinh tế, xã hội và đường lối, chính sách của nhà nước:

các quy định pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM phải bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và đường lối, chính sách của nhà nước. Những quy định này thể hiện ý chí, thái độ, mục tiêu và định hướng vận hành xã hội của nhà nước cũng như các lợi ích hợp lý mà nhà nước cần bảo vệ. Đồng thời, các nhà làm luật cũng cần

có những định hướng đúng đắn, phù hợp nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động mua bán nợ nói riêng và nền kinh tế, xã hội nói chung.

Th hai, yếu tố kết nối thị trường vốn, tài chính và nhu cầu thực tiễn cũng đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng đến pháp luật về mua bán nợ của NHTM: các

quy định pháp luật về mua bán nợ của NHTM cũng phải phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động cũng như thực trạng áp dụng pháp luật trong hoạt động này trên thực tế. Những quy định này phải bảo đảm sự phù hợp với thời cuộc, không chỉ xét đến tình hình hoạt động nội quốc mà cịn cần đặt lên bàn cân với các quốc gia trong khu vực và trên trường quốc tế trong thời đại hội nhập hóa.

Th ba, xu hướng hội nhập quốc tế toàn cầu cũng thể hiện rõ sự ảnh hưởng của

mình: trong định hướng hội nhập của nền kinh tế hiện nay, việc xây dựng pháp luật về

mua bán nợ cần phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,

đồng thời hướng đến sự tương thích nhất định với các quy chuẩn, các chuẩn mực quốc tế, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập của quốc gia và thu hút

các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào thị trường nội địa.

Th tư, pháp luật về mua bán nợ phải có sự thống nhất đối với các quy định

trong hệ thống pháp luật quốc gia: những quy định pháp luật trong nội địa quốc gia cần có sự tương thích, phù hợp với nhau, thể hiện sự nhất quán trong ý chí của nhà làm

2.2.4. Nhng ni dung điều chnh ch yếu ca pháp lut v mua bán n ca

ngân hàng thương mại

Hoạt động mua bán nợ của NHTM không chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật về TCTD, mà còn được điều chỉnh bởi pháp luật của rất nhiều lĩnh vực khác như: dân sự, hợp đồng, thương mại, phá sản, đất đai,… Trong khuôn khổ luận án này, nghiên cứu sinh sẽ tập trung luận giải các vấn đề tác động nhiều và thường xuyên đến hoạt động mua bán nợ của NHTM, thông qua các nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật, cụ

thể gồm: Đối tượng mua bán nợ của NHTM; Chủ thể mua bán nợ của NHTM; Giá

mua bán nợ; Phương thức mua bán nợ; Cơng cụ thanh tốn trong giao dịch mua bán nợ

của NHTM; Hợp đồng mua bán nợ của NHTM; Xử lý tài sản bảo đảm và giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động mua bán nợ của NHTM.

2.2.4.1. Đối tượng mua bán n của ngân hàng thương mại

Đối tượng trao đổi trong hoạt động mua bán nợ này là quyền yêu cầu thanh toán khoản nợ, một loại quyền tài sản, có thể định giá được bằng tiền và có thể

chuyển giao theo pháp luật dân sự. Song song với việc chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán khoản nợ, NHTM bán nợ cũng đồng thời chuyển giao cho bên mua nợ các quyền và nghĩa vụ có liên quan khác đối với khoản nợ, lúc này bên mua nợ sẽ trở thành chủ nợ mới của khoản nợ được mua, bán. Quyền yêu cầu thanh toán khoản nợ, cái quyền mà được đưa vào giao dịch mua bán nợ này, được hình thành thông qua hợp đồng cho vay giữa NHTM và khách hàng vay, theo đó khách hàng

có nghĩa vụ phải thanh toán cho ngân hàng theo các thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng cho vay. Trên thực tế, các chủ thể bán nợ sơ cấp, tức các NHTM, không phải loại nợ nào cũng bán, mà chủ yếu bán các loại nợ bị xếp hạng vào loại nợ xấu. Sở dĩ như vậy bởi các khoản nợ đủ tiêu chuẩn hoặc khoản nợ có độ chú ý cịn thấp (rủi ro thấp) thì vẫn cịn nằm trong sự kiểm soát của NHTM, khả năng thu hồi vốn cao, NHTM cũng không mất quá nhiều nguồn tiền để trích lập dự trữ cho các khoản nợ này và NHTM có nhiều cơ hội kiếm lợi nhuận từ những khoản nợ này nên họ thường ít có động cơ để bán các khoản nợ như vậy. Việc bán khoản nợ đủ tiêu chuẩn chỉ xảy ra trong một số rất ít trường hợp, khi NHTM từ bỏ quyền tham gia

một khoản vay khi khơng đảm bảo điều kiện về giới hạn cấp tín dụng, hoặc khi họ thay đổi kế hoạch kinh doanh và đánh đổi một khoản vay hiện tại đủ tiêu chuẩn này bằng một khoản vay mới hứa hẹn mang đến cho họ nhiều lợi ích hơn, hoặc khi khách hàng vay có nhu cầu thay đổi bên cho vay. Đối với những khoản nợ quá hạn lâu ngày, nợ xấu, nợ khó địi mang trong mình độ rủi ro tín dụng cao, khả năng thu

hồi vốn của NHTM sẽ thấp, trong khi đó NHTM cịn phải tăng số tiền trích lập dự

phịng rủi ro cho các khoản nợ này, điều này sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Chính vì thế mà với tư cách là bên bán nợ, các NHTM có nhiều động cơ dẫn đến việc ý chí muốn đối tượng trao đổi trong hoạt động mua bán nợ này là quyền yêu cầu thanh toán các khoản nợ xấu, tức là các khoản nợ dưới chuẩn, quá hạn thanh tốn nhiều ngày và có rủi ro khơng thu hồi được nợ cao, ảnh

hưởng đến khảnăng thu hồi vốn của NHTM.

Tuy nhiên dưới góc nhìn của chủ thể mua nợ, một khoản nợ đủ tiêu chuẩn, không phải là nợ xấu vẫn tạo cho họđộng cơ kinh doanh bình thường. Vì mục đích

kinh doanh của chủ thể mua nợ này là sinh lời, và hoạt động sinh lời chính của họ là mua nợ và xử lý khoản nợđược mua (để thu hồi tiền hoặc bán lại trên thịtrường thứ

cấp) để lấy lợi nhuận từ khoản chênh lệch.

2.2.4.2. Ch th mua bán n

Hoạt động mua bán nợ được hình thành trên cơ sở thống nhất ý chí giữa hai chủ thể tham gia vào hợp đồng muabán nợ: bên bán và bên mua nợ. Ngồi ra, trong hoạt động muabán nợ này cịn tồn tại các chủ thể liên quan khác, đó là khách hàng vay, bên môi giới, tổ chức đấu giá và các bên khác,... Những chủ thể này đóng vai trị riêng của họ, góp phần triển khai và hồn thành giao dịch muabán nợ.

Thứ nhất, về chủ thể bán nợ: chủ thể bán nợ trong hoạt động mua bán nợ của

NHTM chính là các NHTM đã cho vay và có nhu cầu thanh lý khoản nợ của mình

vì nhiều mục đích. Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính của nền kinh tế, ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay và các khoản nợ xấu xuất hiện trong hoạt động này cần được NHTM giải quyết. Khi đó, NHTM chọn phương án bán nợ, và trở

Thứ hai, về chủ thể mua nợ: khi tham gia vào giao dịch mua bán nợ, chủ thể mua nợ sẽ trở thành chủ nợ mới của khoản nợ được mua, bán, bằng việc chấp nhận những rủi ro tồn tại xoay quanh khoản nợ đó, chủ thể mua nợ tìm kiếm được lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch giữa giá bán trong hợp đồng mua bán nợ và giá trị khoản nợ trong hợp đồng vay nợ ban đầu. Tuỳ thuộc vào sự phát triển của thị trường muabán nợvà các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật của mỗi quốc gia, chủ thể

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ mua bán nợ của các ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)