Nội dung chương 1 giới thiệu cơ sở lý thuyết về trách nhiệm xã hội, trách nhiệm xã hội ngành ngân hàng, sự gắn kết của người lao động và đề xuất mơ hình nghiên cứu.
Chương 2. THỰC TRẠNG
Trong chương này, tác giả trình bày thực trạng về sự gắn kết của người lao động tại BIDV Bình Dương, kết quả nghiên cứu định lượng gồm thống kê mơ tả, kiểm định độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, hồi quy.
Chương 3. GIẢI PHÁP
Nội dung phần này tập trung vào kết luận chung của đề tài nghiên cứu. Qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự gắn kết của người lao động tại đơn vị.
-16-
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của ngành ngân hàng
1.1.1 Trách nhiệm xã hội
Hiện nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra một số khái niệm khác nhau về trách nhiệm xã hội của một tổ chức. Trách nhiệm xã hội của tổ chức (Corporate Social Responsibility hay CSR) chính là cam kết của các tổ chức trong việc thực hiện các chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, đảm bảo an tồn lao động, quyền lợi chính đáng của người lao động, chính sách lương, phúc lợi đảm bảo được tính cơng bằng, vì lợi ích của các bên liên quan của các tổ chức, trong đó có mục tiêu phục vụ cộng đồng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Hiện nay, tình hình ơ nhiễm mơi trường và hiệu ứng nhà kính gia tăng đã đặt ra nhiều thách thức đối với Chính phủ các nước trong việc áp đặt các chuẩn mực, tiêu chí phù hợp để đảm bảo các tổ chức thực hiện đúng cam kết về trách nhiệm với xã hội song song với mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Việc thực hiện cam kết trách nhiệm với xã hội không chỉ cần thực hiện đối với các tổ chức lợi nhuận mà còn cả các tổ chức phi lợi nhuận, các doanh nghiệp sản xuất lẫn doanh nghiệp dịch vụ (Abd-Elmotaleb và cộng sự, 2015).
Theo Abd-Elmotaleb và cộng sự (2015), trách nhiệm xã hội đề cập đến các hoạt động tự nguyện của tổ chức nhằm đảm bảo sự phát triển thịnh vượng của xã hội. Trong khi đó Albdour và Altarawneh (2012) cho rằng trách nhiệm xã hội chính là các quyết định và hành động của nhà kinh doanh nhằm mục đích phát triển xã hội, phục vụ cộng đồng bên cạnh các mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp đặt ra. Các doanh nghiệp rõ ràng đã nhận ra những ảnh hưởng tích cực của trách nhiệm xã hội đối với khơng chỉ đảm bảo phát triển xã hội thịnh vượng, vì cộng đồng mà cịn giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững, thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra. Đảm bảo trách nhiệm đối với xã hội giúp các tổ chức giữ chân người lao động vì họ tự hào được làm việc trong một môi trường không chỉ đảm bảo tốt mục tiêu tổ chức mà còn phục vụ cộng đồng. Ngày nay, không chỉ các doanh nghiệp mà các ngân hàng cũng quan tâm
-17-
đến các hoạt động phục vụ cộng đồng, đảm bảo thực hiện trách nhiệm xã hội nhằm phát triển bền vững hơn.
Ngày nay, một số chứng chỉ quốc tế quy định những bộ quy tắt ứng xử (Code of Conduct – COC) mà các doanh nghiệp có thể dựa vào đó thực hiện cam kết với trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội có ý nghĩa bắt buộc thực hiện đối với bất kỳ tổ chức nào, thông qua sự điều tiết về chính sách của các Chính phủ các nước. Việc thực hiện cam kết trách nhiệm với xã hội giúp doanh nghiệp tăng tác động tích cực đối với xã hội và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực trong suốt quá trình hoạt động của mình.
Trách nhiệm xã hội là đề tài nghiên cứu thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới. Theo Turker (2009), việc đo lường trách nhiệm xã hội có thể dựa vào thang đo trách nhiệm với các bên liên quan trong một tổ chức đó, các bên liên quan này có thể là bên ngồi hoặc bên trong của một tổ chức. Trách nhiệm xã hội nhấn mạnh các trách nhiệm liên quan đến các bên liên quan và cộng đồng trong quá trình hoạt động của các tổ chức. Ngày nay, các tổ chức cần cam kết thực hiện các trách nhiệm đối với xã hội vì những hoạt động của các tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đối với xã hội và mơi trường tự nhiên. Từ đó, các tổ chức phải xem xét cẩn thận liệu các hoạt động của mình có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến mơi trường, cộng đồng hay không.
Một khái niệm phổ biến về trách nhiệm xã hội được trình bày bởi Ngân hàng thế giới. Theo đó, Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được định nghĩa như sau: “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thơng qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.
Như vậy, mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về trách nhiệm xã hội nhưng các khái niệm đều có một điều chung là sự cam kết thực hiện các trách nhiệm của tổ chức đối với cộng đồng, xã hội song song với các mục tiêu khác của tổ chức. Trách
-18-
nhiệm xã hội thực sự là một mơ hình kinh doanh có cơ chế tự điều chỉnh giúp các tổ chức thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, với bản thân tổ chức và đối với các bên liên quan trong q trình hoạt động. Thơng qua thực hiện cam kết về trách nhiệm với xã hội, các tổ chức có thể nhận ra những tác động trong hoạt động của mình đối với các khía cạnh của xã hội, cộng đồng và mơi trường sống. Một trong những tiêu chí để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp chính là việc cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội cũng như những đóng góp với sự phát triển của xã hội.
1.1.2 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội
Thực tế, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là việc cam kết thực hiện các nghĩa vụ tham gia chương trình xã hội (Turker, 2009). Việc tham gia các chương trình xã hội như hỗ trợ các hộ nghèo, các cá nhân có điều kiện khó khăn,… chính là các hoạt động vì cộng đồng nhưng trách nhiệm xã hội ở đây có ý nghĩa rộng hơn. Theo đó, doanh nghiệp phải có trách nhiệm với cả những bên liên quan đối với hoạt động của mình. Các doanh nghiệp cần phải dự đoán những tác động về hoạt động của mình với mơi trường và xã hội, từ đó giảm thiểu những tác động tiêu cực và gia tăng những tác động tích cực đến xã hội.
Trách nhiệm xã hội của tổ chức thể hiện trách nhiệm cả đối với sự phát triển bền vững về kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, thực hiện tốt các chính sách về phúc lợi, lương, thưởng,… cho người lao động. Ngoài ra, các tổ chức cũng có trách nhiệm bảo vệ mơi trường trong quá trình hoạt động. Ngày nay, các doanh nghiệp tại Trung Quốc cũng như Việt Nam tham gia sản xuất nhưng chưa chú trọng nhiều vào bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp này sử dụng dây chuyền sản xuất, công nghệ cũ nên khả năng gây ơ nhiễm mơi trường rất cao. Vì vậy, thời gian gần đây nước ta chỉ khuyến khích các doanh nghiệp có nguy cơ ít ơ nhiễm mơi trường, doanh nghiệp đầu tư công nghệ để bảo vệ mơi trường.
Do đó, trách nhiệm xã hội thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Theo Abd-Elmotaleb và cộng sự (2015), trách nhiệm xã hội gồm các khía cạnh như kinh tế, pháp lý và đạo đức.
-19-
Khía cạnh kinh tế được hiểu là việc các doanh nghiệp sản xuất cũng như cung cấp hàng hóa và dịch vụ sao cho đảm bảo vừa làm hài lòng khách hàng, vừa thực hiện tốt các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với những nhà đầu tư, cổ đông, phát triển khoa học công nghệ và tăng cường ứng dụng công nghệ nhằm phát triển sản phẩm, phân phối các sản phẩm và dịch vụ đến người tiêu dùng một cách hợp lý với chi phí tối ưu. Một khi các doanh nghiệp đảm bảo khía cạnh kinh tế trong thực hiện trách nhiệm với xã hội, các doanh nghiệp có thể đóng góp vào tăng cường phúc lợi cho xã hội, đảm bảo phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Một khi doanh nghiệp phát triển bền vững, doanh nghiệp mới tạo ra việc làm cho người lao động, tham gia vào các hoạt động cộng đồng hay thỏa mãn yêu cầu của các bên có liên quan của doanh nghiệp (Turker, 2009).
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội được thể hiện qua việc tạo công ăn việc làm cho người lao động với việc doanh nghiệp đảm bảo tốt chính sách thu nhập, phúc lợi cho người lao động. Từ các chính sách lương, phúc lợi hợp lý, doanh nghiệp đã đóng góp cho xã hội trong việc tạo thu nhập ổn định cho người lao động và công ăn việc làm. Ngồi ra, doanh nghiệp cịn có thể tạo điều kiện cho người lao động phát triển nghề nghiệp, thụ hưởng mơi trường lao động an tồn và vệ sinh, đảm bảo tốt quyền riêng tư nơi làm việc (Glavas và cộng sự, 2014).
Ngồi ra, khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn thể hiện ở chỗ trách nhiệm với người tiêu dùng được đảm bảo. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm tạo sự hài lòng cho khách hàng. Các doanh nghiệp có nghĩa vụ khơng chỉ trong q trình sản xuất, cung ứng dịch vụ mà còn đảm bảo quyền lợi khách hàng ở giai đoạn sau bán hàng, phải duy trì thường xuyên chất lượng dịch vụ tốt nhằm giữ chân khách hàng, duy trì và phát triển thị phần.
Ngồi ra, các doanh nghiệp cũng cần có nghĩa vụ pháp lý khi đề cập đến trách nhiệm xã hội. Các nghĩa vụ kinh tế trong quá trình hoạt động của mình được thể chế hóa thơng qua các nghĩa vụ pháp lý được quy định bởi nhà nước.
-20-
Khía cạnh pháp lý thể hiện những nghĩa vụ, trách nhiệm mà doanh nghiệp phải thực hiện một cách đầy đủ các quy định về pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động cũng như quy định về pháp luật bảo vệ các bên liên quan. Các quy định pháp luật này góp phần điều tiết được mơi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, giúp bảo vệ khách hàng, môi trường tự nhiên, đảm bảo sự công bằng và lên án mọi hành vi sai trái trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, các nghĩa vụ pháp lý về trách nhiệm xã hội được quy định rõ trong luật đầu tư, kinh doanh, luật dân sự và hình sự. Nghĩa vụ pháp lý có thể gồm các khía cạnh chính nhằm điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ mơi trường, an tồn và bình đẳng và phát hiện, ngăn chặn các hành vi sai trái (Glavas và cộng sự, 2014).
Các doanh nghiệp phải đảm bảo trách nhiệm về pháp lý nếu muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh. Các quy định về pháp lý chặt chẽ giúp tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp. Những quy định này mang tính chất bắt buộc và doanh nghiệp phải chấp nhận tuân thủ nếu muốn tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp không tuân thủ, tuân thủ một phần hoặc cố gắng lách luật nhằm trục lợi cho mình. Tuy nhiên, những hành vi sai trái, không tuân thủ quy định pháp luật có hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp hay tổ chức thường có một bộ phận pháp chế hoặc thuê ngoài dịch vụ pháp lý nhằm tư vấn trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một khía cạnh quan trọng thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp đó chính là khía cạnh đạo đức. Đây là những chuẩn mực xã hội có quy định hoặc được quy định rất ít trong các văn bản quy phạm pháp luật. Khía cạnh này thể hiện ở chỗ những quyết định của nhà quản trị hoặc người lao động trong doanh nghiệp phải đảm bảo tính cơng bằng, hợp đạo đức, thuần phong mỹ tục, vượt qua những yêu cầu pháp lý và chỉ là tính hợp đạo đức của những hành vi và hoạt động mà các thành viên tổ chức thực hiện.
-21-
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện bằng các nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức trong văn hóa doanh nghiệp, văn hóa giao tiếp thể hiện sự tôn trọng được quy định trong sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp. Các nguyên tắc và giá trị đạo đức này chính là kim chỉ nam trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như thể hiện quy tắt ứng xử trong doanh nghiệp, cũng như giữa các thành viên doanh nghiệp và các bên liên quan của doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, nhà đầu tư,…
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và tác dụng của thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Hiện nay, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có nhiều nhân tố tác động đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các nhân tố này có thể bao gồm: quy định của pháp luật, nhận thức của xã hội và q trình tồn cầu hóa và sức mạnh của thị trường (Glavas và cộng sự, 2014).
Quy định của pháp luật chính là nền tảng của trách nhiệm xã hội của các tổ chức. Theo Tajfel và cộng sự (1979), các tổ chức hay doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện tốt các quy định pháp luật để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả lâu dài. Việc tuân thủ theo các quy định về pháp luật giúp doanh nghiệp hoạt động theo mục tiêu đúng đắn, được tạo điều kiện về mọi mặt trong hoạt động kinh doanh, từ đó tạo nên mơi trường kinh doanh cơng bằng hơn. Trong đó, quy định về pháp luật chỉ mang tính chất khái qt hóa quyền và nghĩa vụ hợp pháp của cá nhân, tổ chức mà chưa đề cập nhiều đến vấn đề đạo đức và phi đạo đức trong các quyết định của doanh nghiệp.
Nhận thức của xã hội: đây là nhân tố thể hiện nhận thức từ các bên liên quan bên ngoài tổ chức đến các quyết định cũng như hoạt động của tổ chức. Một khi xã hội đã phát triển cao thì mức sống cộng đồng được nâng lên, từ đó nhu cầu của con người cũng tăng theo như nhận định của lý thuyết về nhu cầu. Vì vậy, việc đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng ngày càng khó khăn hơn đối với các tổ chức vì u cầu khơng ngừng từ các bên liên quan bên ngoài tổ chức. Một nhân tố có tác động đến trách nhiệm xã hội của tổ chức chính là nhân tố tồn cầu hóa và sức mạnh của thị trường.
-22-
Q trình tồn cầu hóa và sức mạnh của thị trường: người tiêu dùng ngày càng được cung cấp nhiều thông tin cũng như trao dồi nhiều kiến thức, họ khơng ngừng nâng cao trình độ và nhận thức về sản phẩm, dịch vụ cũng như trách nhiệm của tổ chức. Yếu tố sức mạnh của thị trường thông qua thị hiếu của người tiêu dùng đặt ra cho các doanh nghiệp sự cạnh tranh gay gắt cũng như yêu cầu phải đảm bảo tuân thủ các quy định về luật pháp, yêu cầu của xã hội và cộng đồng. Trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh chính là hai vấn đề cấp bách mà các doanh nghiệp phải đảm bảo, hai vấn đề này cũng chính là nội lực để giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến các bên liên quan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp (Glavas và cộng