So sánh mô hình CAMELS của Mỹ và Việt Nam

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG (Trang 37 - 60)

2.1.1 Mô hình của Mỹ

Mô hình này dựa trên báo cáo tài chính, nghĩa là thông qua thanh tra tại chỗ và dựa trên thang điểm từ 1 - 5 để các nhà quản lý đưa ra đánh giá, xếp hạng ngân hàng. Có 6 nhân tố mà mô hình CAMELS đưa ra là: vốn, chất lượng tài sản, quản lý, lợi nhuận, thanh khoản và độ nhạy cảm rủi ro đối với thị trường. Dựa trên mô hình CAMELS các ngân hàng ra thành 5 nhóm:

Nhóm 1: lành mạnh về mọi mặt

Nhóm 2: lành mạnh về cơ bản

Nhóm 3: có biểu hiện một vài yếu kém cần quan sát

Nhóm 4: có biểu hiện thiếu an toàn

Nhóm 5: hoạt động cực kì thiếu an toàn

Dựa trên việc phân loại đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ cùng các cơ quan chính phủ sẽ tập trung vào nhóm ngân hàng nào "sức khỏe yếu" để đưa ra biện pháp phòng ngừa phá sản.

→ Mục đích của mô hình CAMELS ở Mỹ: để dự báo khả năng gặp khó khăn của các ngân hàng, từ đó hỗ trợ để tránh phá sản.

2.1.1.1 Mức ộ an toàn vốn:

 Căn cứ đánh giá dựa trên:

 Tính chất và tỷ lệ những tài sản xấu so với tổng nguồn vốn, dự trữ của ngân hàng và được “người cho vay cuối cùng” có uy tín đảm bảo khả năng thanh khoản

 Cấu trúc bảng cân đối kế toán, kể cả những khoản nợ và tài sản ngoại bảng, rủi ro thị trường và rủi ro tập trung

 Tính chất các hoạt động kinh doanh và rủi ro của những hoạt động đó đối với ngân hàng

 Tốc độ tăng trưởng vốn, tài sản của ngân hàng trong quá khứ và triển vọng tương lai

 Lợi nhuận và sự phân chia cổ tức

 Tỷ lệ an toàn vốn theo đúng luật định

 Khả năng tiếp cận nguồn vốn thị trường

 Năng lực của bộ phận quản lý trong việc giải quyết các vấn đề trên

 Đánh giá về mức độ an toàn vốn

 Cấp độ 1:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải cao hơn yêu cầu luật định

- Lợi nhuận cao

- Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tốt

- Lựa chọn mức độ an toàn vốn phù hợp

- Mức cổ tức hợp lí và có khả năng huy động nguồn vốn mới

- Số lượng tài sản xấu ít

 Cấp độ 2: gần giống như cấp độ 1 nhưng có một vễn còn vài điểm yếu.

VD:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn quy định nhưng tỷ lệ tài sản xấu tương đối cao

- Bộ máy quản lý không có khả năng duy trì nguồn vốn hợp lí để

đối phó với rủi ro

 Cấp độ 3: đạt được những yêu cầu về mức độ an toàn vốn và khả năng

thanh khoản nhưng có vài yếu kém nghiêm trọng:

- Tỷ lệ tài sản xấu vượt quá 25% tổng nguồn vốn

- Lợi nhuận thấp

- Không có khả năng huy động thêm nguồn vốn mới để đạt được những yêu cầu mới

- Phải giám sát bộ máy quản lý và cổ đông trong việc giải quyết các vấn đề của ngân hàng

 Cấp độ 4: Ngân hàng gặp khó khăn torng việc bảo đảm mức độ an toàn

vốn

- Tỷ lệ nợ không thu hồi được vượt quá 50% tổng nguồn vốn

- Sử dụng vốn không hiệu quả

- Không tuân thủ luật định

- Bộ máy quản lý cần có những biện pháp mạnh để giải quyết những vấn đề trên nếu không muốn đi đến phá sản

 Cấp độ 5: Ngân hàng đã mất khả năng thanh khoản

- Phải bị luật định giám sát chặt chẽ để giảm nhẹ thiệt hại cho người gửi tiền và chủ nợ

- Khả năng bộ máy quản lý có thể tự ngăn ngừa sự sụp đổ của ngân

hàng là cực kỳ thấp

- Chỉ có cổ đông mới có thể ngăn được tình trạng phá sản

2.1.1.2 Ch t l ng tài sản có:

 Căn cứ đánh giá:

 Tỷ lệ tài sản xấu trên tổng tài sản

 Tỷ lệ nợ quá hoạn và nợ tái cấu trúc

 Khả năng quản lý tài sản và thu hồi nợ xấu

 Tỷ lệ các khoản cho vay và cho vay nội bộ

 Sự đa dạng hóa danh mục đầu tư

 Sự quản lý danh mục cho vay, các chính sách và quy trìnhriêng của ngân hàng, hệ thống thông tin quản lý

 Tỷ lệ dự trữ so với tổng dư nợ của ngân hàng trên bảng cân đối kế toán

 Tốc độ tăng trưởng tín dụng so năng lực của ngân hàng

 Đáng giá về chất lượng tài sản có:

 Cấp độ 1 :

- Tỷ lệ tài sản xấu so với tổng nguồn vốn từ 2%-3%

- Kiểm soát được nợ quá hạn và nợ gia hạn theo đúng luật định - Việc cấp tín dụng nội bộ phải đảm bảo rủi ro thấp nhất

- Danh mục cho vay hiệu quả, giám sát chặt chẽ những khoản nợ xấu

- Tỷ lệ dự trữ so với tổng dư nợ của ngân hàng trên bảng cân đối kế toán phải đảm bảo đúng quy định của CBI

- Tài sản phi tín dụng không có dấu hiệu bị thiệt hại

 Cấp độ 2: gần giống cấp độ 1 nhưng có một vài điểm yếu kém không trọng yếu và bộ máy quản lý hoàn toàn có thể tự giải quyết mà không cần bị giám sát

Tài sản xấu không vượt quá 10% vốn nhưng:

- Ngân hàng gặp vấn đề với tỉ lệ nợ quá hạn và với người cho vay

cuối cùng

- Có một vài yếu kém trong việc thẩm định tín dụng và kiểm soát

quy trình cấp tín dụngcủa ngân hàng

- Các khoản tín dụng cấp cho nội bộ không đúng quy định nhưng

có thể dễ dàng khắc phục

- Thu hồi từ các tài sản phi tín dụng thấp và rủi ro cao hơn mức bình thường nhưng kho có dấu hiệu bị thiệt hại

 Cấp độ 3: nhiều yếu kém hơn cấp độ 2 và cần được giám sát theo luật định để đảm bảo rằng bộ máy quản lý có thể giải quyết các khó khăn của ngân hàng:

- Tỷ lệ nợ quá hạn vànợ tái cấu trúc cao

- Người cho vay cuối cùng không an toàn

- Tiêu chuẩn thẩm định tín dụng không hiệu quả

- Các chính sách, quy trình không được thực hiện nghiêm túc - Cấp các khoản tín dụng cho nội bộ không hợp lí

- Tài sản phi tín dụng có rủi ro cao hơn bình thương và có dấu hiệu bị thiệt hại

 Cấp độ 4: Ngân hàng gặp vấn đề nghiêm trọng về mức độ an toàn vốn

để có thể đối phó với rủi ro từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng: - Bị thiệt hại nhiều từ các khoản tín dụng

- Các khoản tín dụng xấu gia tăng và có thể dẫn tới mất thanh khoản

- Nghi ngờ sự thiệt hại từ tín dụng vượt quá khả năng của người cho vay cuối cùng và trở thành mối đe doạ tới nguồn vốn

- Tài sản phi tín dụng gây sự thiệt hại nghiêm trọng về vốn và có thể dẫn đến mất thanh khoản

- Quy trình và chính sách không đúng đắn

 Cấp độ 5: Tỷ lệ tài sản tín dụng và tài sản phi tín dụng xấu cao, gây thiệt hại cho nguồn vốn:

- Tỷ lệ tài sản xấu so với nguồn vốn trên 50%

- Khả năng bộ máy quản lý cải thiện được tình trạng ngân hàng là

rất thấp

- Cần được giám sát nghiêm ngặt để hạn chế sự thiệt hại vốn hơn

nữa và bảo vệ những người gửi tiền và chủ nợ

- Luật cho phép CBI cử người giám sát và hỗ trợ ngân hàng

2.1.1.3 Năng lực quản trị:

 Căn cứ đánh giá:

 Ban quản trị ngân hàng có khả năng quản trị, điều hành, kiểm soát các

hoạt động kinh doanh ; nhận dạng, đo lường, kiểm soát rủi ro, hoạch định các kế hoạch và có khả năng thích nghi, ứng phó với những thay đổi.

 Ban hành đầy đủ, chuẩn hóa và thực hiện các quy chế quản lý nội bộ,

các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, hệ thống quản trị rủi ro.

 Hệ thống kiểm toán nội bộ hoạt động hiệu quả.

 Chế độ lương thưởng, mô tả công việc.

 Rủi ro ngân hàng và hoạt động tổng thể.

 Đáng giá về năng lực quản trị:

- Nhận dạng được các rủi ro liên quan đến hoạt động ngân hàng - Nhận thức được và phản ứng với nền kinh tế biến động

- Thực hiện tốt các chức năng quản trị bao gồm hoạch định, kiểm

soát, giám sát

- Hệ thống kiểm toán nội bộ tương xứng với quy mô ngân hàng

- Ban hành đầy đủ, chuẩn hóa và thực hiện các quy chế nội bộ - Các thành viên Ban quản trị có trách nhiệm và đoàn kết - Nhân viên ở tất cả mọi vị trí có ý thức trách nhiệm.

 Cấp độ 2: có trình độ quản trị tương tự mức độ 1, chỉ khác biệt ở một số các yếu tố không quan trọng không cần giám sát thường xuyên và có thể khắc phục được. Tình hình tài chính của ngân hàng nên được nhấn mạnh.

 Cấp độ 3: Ngân hàng thể hiện một vài yếu kém quan trọng. Cần thiết phải có các giám sát thường xuyên để xem xét ban quản trị có kịp thời đưa ra hành động cần thiết giải quyết vấn đề nảy sinh hay không

- Thành viên ban quản trị không thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền

hạn

- Vi phạm các quy định của pháp luật và quy chế nội bộ - Hệ thống đánh giá, quản trị rủi ro yếu kém

- Tình hình hoạt động tài chính kém hiệu quả

- Không ban hành đầy đủ, chuẩn hóa các quy chế nội bộ, quy định

về quy trình kiểm toán nội bộ

 Cấp độ 4: ngân hàng còn nhiều yếu kém ở nhiều mặt:

- Quy chế, quy đinh, chính sách bất hợp lý

- Thành viên ban quản trị lợi dụng chức vụ, quyền hạn - Vi phạm các quy định, pháp luật

- Bỏ qua các hoạt động kiểm tra, giám sát thường xuyên

- Hoạt động yếu kém có thể dẫn đến phá sản

- Các hoạt động quản trị cần phải được thay thế hoặc đẩy mạnh .

 Cấp độ 5: cần phải có những hành động ngay lập tức để cứu vãn tình hình:

- Hoạt động yếu kém trong tất cả các lĩnh vực

- Hoạt động tài chính yếu kém

- Tồn tại nguy cơ phá sản

- Ban quản trị có nguy cơ cao bị thay thế.

2.1.1.4 L i nhuận:

 Căn cứ đánh giá:

 Lợi nhuận đủ để bù đắp các thiệt hại tiềm tàng, bảo đảm mức độ an toàn vốn và chi trả mức cổ tức hợp lý

 Các nguồn thu nhập ròng và tính ổn định của chúng

 Chi phí hoạt động

 Mức độ phụ thuộc vào các nguồn thu từ giao dịch chứng khoán và các

hoạt động rủi ro cao

 Sự phụ thuộc vào các nguồn thu từ các hoạt động không thường xuyên

của ngân hàng

 Mức dự phòng an toàn

 Sự ảnh hưởng của rủi ro thị trường lên thu nhập

 Đánh giá lợi nhuận:

 Cấp độ 1:

- Lợi nhuận đủ để tạo nguồn dự trữ an toàn, tiếp tục tăng trưởng vốn và chia mức cổ tức hợp lí cho các cổ đông

- Ngân sách dồi dào, có kế hoạch kiểm soát thu nhập và chi phí - Thu nhập và chi phí chuyển biến theo hướng tích cực

- Sự phụ thuộc vào các nguồn thu không mang tính tính thường xuyên

là rất thấp

 Cấp độ 2: về cơ bàn giống cấp độ 1 nhưng có một số điểm yếu kém hơn:

- Hơi phụ thuộc vào các nguồn thu không thường xuyên

- Cần gia tăng ngân sách, lên kế hoạch và kiểm soát quá trình

 Cấp độ 3: ngân hàng có nhiều yếu kém về các tiêu chuẩn đánh giá

- Sự giám sát là cần thiết để đảm bảo bộ máy quản lí thực hiện các biện pháp cần thiết để cải thiện lợi nhuận ngân hàng

- Lợi nhuận không đủ để tạo mức độ vốn an toàn

 Cấp độ 4:Ngân hàng gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Dù cho có lợi nhuận ròng thì cũng không đủ để trích lập dự trữ và tiếp tục tăng trưởng nguồn vốn

- Cần được giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát vốn

- Cần có những hành động ngay lập tức để cải thiện lợi nhậun và giảm chi phí, tránh dẫn đến mất thanh khoản

- Một vài hoạt động của ngân hàng có thể bị đình chỉ

 Cấp độ 5: Ngân hàng đang bị thiệt hại rất nặng và có thể dẫn đến mất thanh khoản. Cần có những hành động ngay lập tực và phải có sự giám sát từ CBI

2.1.1.5 Tính thanh khoản

 Căn cứ đánh giá:

 Quỹ tiền mặt và các tài sản có tỉnh lỏng cao đủ để thực hiện các nghĩa vụ ngắn hạn

 Sự biến động tiền gửi và nhu cầu vay

 Lãi suất, các tài sản và nghĩa vụ tới hạn

 Khả năng tiếp cận thị trường tiền tệ và các quỹ khác

 Đa dạng hóa các nguồn lập quỹ

 Sự phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng

 Kế hoạch dự phòng

 Đáng giá tính thanh khoản:

 Cấp độ 1:

- Tài sản có tỉnh lỏng cao đủ để đáp ứng nhu cầu vay trong trường hợp tiền gửi giảm sút

- Phụ thuộc ít vào thị trường liên ngân hàng

- Có kế hoạch dự phòng

 Cấp độ 2: có một vài điểm yếu hơn cấp độ 1 nhưng có thể khắc phục được

- Ngân hàng đáp ứng đủ yêu cầu về thanh khoản nhưng không có kế hoạch cũng như sự kiểm soát hiệu quả

- Khi gặp vấn đề về thanh khoản, ngân hàng có thể tự khắc phục nhưng vẫn chưa thể phòng ngừa những rủi ro định kì

- Bộ máy quản lí không nhận thức được những vấn đề liên quan đến

thanh khoản

 Cấp độ 3: Ngân hàng có yếu kém về nhiều mặt

- Cần sự giám sát chặt chẽ

- Việc quản lí tính thanh khoản yếu kém dẫn đến nhiều trường hợp

gặp rủi ro về thanh khoản

 Cấp độ 4: Ngân hàng gặp vấn đề trầm trọng về thanh khoản

- Cần tăng cướng khả năng hơn nữa để đáp ứng cho các nghĩa vụ

sắp tới

- Cần có các kế hoạch dự phòng để đốiphó với các tình huống bất

ngờ

 Cấp độ 5: Ngân hàng cần sự giúp đ từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu

thanh khoản nếu không muốn đi đến phá sản

f/ Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường: Mặc dù CBI không có thang điểm cụ thể cho yếu tố này nhưng nó vẫn được đánh giá dựa trên các căn cứ sau:

 Độ nhạy cảm của ngân hàng đối với những thay đổi bất lợi trong lãi suất, tỷ giá hồi đoái, giá cả hàng hóa và giá trị tài sản cố định

 Khả năng bộ máy quản lý nhận diện, dự báo và kiểm soát được rủi ro thị trường

g/ Chỉ số tổng hợp

Như đã trình bày ở trên,mỗi yếu tố được đánh giá từ cấp độ 1 tới 5. Sau đó, dựa vào những đánh giá trên, chỉ số tổng hợp được tính toán và các ngân hàng được xếp hạng từ 1 đến 5. Chỉ số tổng hợp không phải được tính bằng trung bình cộng số hạng của các yếu tố trên mà phải được tính toán dựa trên mối liên kết giữa các yếu tố và tổng thể rũi ro của ngân hàng

 Cấp độ 1: Ngân hàng an toàn về mọi mặt, ổn định, quản trị tốt, tuân thủ đúng luật định và hoàn toàn có khả năng chịu đựng được suy thoái kinh tế

 Cấp độ 2: Ngân hàng về cơ bản là an toàn, không có bất kỳ yếu tố nào

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO NGÂN HÀNG (Trang 37 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)