Khẩu vị rủi ro Sự lạc quan Tính bất định Sự chinh phục
Khẩu vị rủi ro 1 .358** .140 .070 Sig. (2-tailed) .000 .170 .492 N 98 98 98 98 Sự lạc quan .358** 1 .223* .284** Sig. (2-tailed) .000 .027 .005 N 98 98 98 98 Tính bất định .140 .223* 1 -.356** Sig. (2-tailed) .170 .027 .000 N 98 98 98 98 Sự chinh phục .070 .284** -.356** 1 Sig. (2-tailed) .492 .005 .000 N 98 98 98 98
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Bảng 3.5 giải thích mức độ tương quan giữa các biến độc lập mô tả đặc điểm của nhà quản lý gồm khẩu vị rủi ro, sự lạc quan, sự chinh phục và tính bất định. Hầu hết các biến độc lập để đưa vào phân tích trong mơ hình đều có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên với các hệ số tương quan của từng cặp biến với nhau đều nhỏ hơn 0,4 chứng tỏ mức độ tương quan giữa các biến rất yếu, do đó đảm bảo tính đơn nhất của từng biến, đạt yêu cầu và có thể sử dụng các biến này trong phân tích hồi quy. Hơn nữa, để làm rõ hơn về sự phù hợp của các biến được đưa vào mơ hình tác giả sẽ sử dụng phân tích đa cộng tuyến cho mỗi mơ hình trong phân tích hồi quy ở phần tiếp theo.
3.1.3.2 Tương quan giữa các biến đặc điểm của nhà quản lý và quyết
định cấu trúc vốn
Bảng 3.6: Kết quả tương quan giữa các biến đặc điểm của nhà quản lý & Quyết định cấu trúc vốn
Khẩu vị rủi ro Sự lạc quan Tính bất định Sự chinh phục
Tỷ số Nợ/VCP .543** .098 .123 .041
Sig. (2-tailed) .000 .338 .227 .685
N 98 98 98 98
Lợi nhuận giữ lại -.391** .001 -.170 -.075
Sig. (2-tailed) .000 .994 .094 .461 N 98 98 98 98 Vay ngắn hạn NH .124 .590** .205* .116 Sig. (2-tailed) .224 .000 .043 .253 N 98 98 98 98 Vay dài hạn NH .033 .046 -.197 .499** Sig. (2-tailed) .745 .650 .052 .000 N 98 98 98 98 Phát hành trái phiếu -.109 -.490** -.132 -.079
Sig. (2-tailed) .287 .000 .194 .439 N 98 98 98 98 Phát hành trái phiếu chuyển đối .209* .079 -.139 .231* Sig. (2-tailed) .039 .437 .173 .022 N 98 98 98 98 Phát hành cổ phiếu .188 .444** .200* .169 Sig. (2-tailed) .063 .000 .049 .097 N 98 98 98 98
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Bảng 3.6 minh họa mối tương quan giữa các biến đặc điểm nhà quản lý và quyết định cấu trúc vốn để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất.
Theo bảng này, khẩu vị rủi ro có tương quan cùng chiều và với địn bẩy tài chính và việc phát hành trái phiếu chuyển đổi (hệ số dương với mức ý nghĩa 1% và 5%), nó cho thấy rằng những nhà quản lý ưa thích rủi ro hơn thì thích sử dụng nợ hơn là vốn cổ phần để tài trợ cho các dự án đầu tư. Hơn nữa, khẩu vị rủi ro còn tương quan ngược chiều với việc sử dụng nguồn tài trợ là lợi nhuận giữ lại khi lựa chọn nguồn tài trợ trong dài hạn.
Kế đó, Bảng 3.6 cũng cho thấy mối tương quan giữa sự lạc quan và nguồn tài trợ bằng nợ vay ngắn hạn (hệ số > 0,4 và sig < 0,01). Hệ số dương thể hiện tương quan cùng chiều giữa vay ngắn hạn và sự lạc quan. Mối tương quan thuận chiều này còn được tìm thấy trong mối quan hệ giữa sự lạc quan và việc phát hành cổ phần mới. Ngược lại với hệ số âm và mức ý nghĩa 5% chứng tỏ tương quan ngược chiều giữa sự lạc quan và việc phát hành trái phiếu.
Cũng theo kết quả từ bảng 3.6, Tính bất định cũng có tương quan đối với vay ngắn hạn ngân hàng và phát hành cổ phần mới. Hệ số tương quan dương với mức ý nghĩa 5% chứng tỏ mối quan hệ thuận chiều giữa các biến này.
Cuối cùng, kết quả bảng 3.6 cũng cho thấy rằng sự chinh phục có tương quan với việc sử dụng vay dài hạn và phát hành trái phiếu. Hệ số tương quan dương và có ý nghĩa 1% đối với vay dài hạn và 5% với phát hành trái phiếu cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa các biến.
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp tương quan về dấu giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập
Khẩu vị rủi ro Sự lạc quan Tính bất định Sự chinh phục
Tỷ số Nợ/VCP +** + + +
Lợi nhuận giữ lại -** + - -
Vay ngắn hạn NH + +** +* + Vay dài hạn NH + + - +** Phát hành trái phiếu - -** - - Phát hành trái phiếu chuyển đổi +* + - +* Phát hành cổ phiếu + +** +* +
Ghi chú: * ý nghĩa 5%, ** ý nghĩa 1%
Tổng hợp lại các mối tương quan giữa các biến trong bảng 3.6 & quan hệ về dấu trong bảng 3.7 cho thấy rằng hầu hết hệ số tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập đều có hệ số tương quan thấp (< 0,4) trừ một số trường hợp có hệ số > 0,4. Do vậy, có tồn tại mối quan hệ giữa các biến khẩu vị rủi ro, sự lạc quan, tính bất định và sự chinh phục đối với quyết định cấu trúc vốn. Tiếp đó, tác giả sẽ sử dụng phân tích đa cộng tuyến để xem xét các biến có phù hợp trong việc phân tích hồi quy hay khơng, sau đó sẽ tiếp tục sử dụng phân tích hồi quy thứ bậc để trả lời cho câu hỏi thứ hai trong phần mục tiêu nghiên cứu.
3.1.4 Phân tích hồi quy
3.1.4.1 Phân tích hồi quy đối với địn bẩy tài chính
Nhìn vào bảng 3.8 cho thấy các mơ hình đều phản ánh sự giải thích nhất định của từng nhóm biến độc lập với biến phụ thuộc là địn bẩy tài chính. Tuy nhiên chỉ có mơ hình thứ 3 là giải thích được nhiều nhất, khoảng 34,4% với mức ý nghĩa 1% (Hệ số Sig.F Change < 0.01). Kết quả này cho thấy rằng các biến thông tin nhà quản lý và thơng tin về cơng ty khơng đóng góp nhiều vào việc giải thích quyết định sử dụng địn bẩy tài chính mà chỉ có các biến liên quan tới đặc điểm của nhà quản lý mới góp phần vào việc giải thích việc lựa chọn tỷ lệ địn bẩy tài chính của cơng ty.
Trước tiên tác giả kiểm định đa cộng tuyến cho mỗi mơ hình, và kết quả trong bảng 3.9 cho thấy rằng với hệ số VIF < 10, chứng tỏ khơng có sự đa cộng tuyến giữa các biến. Bên cạnh đó, kết quả bảng này cho thấy rằng hệ số của biến khẩu vị rủi ro là cao và cùng chiều với tỷ lệ địn bẩy tài chính (hệ số beta = 0,605, mức ý nghĩa 1%). Điều này cho thấy rằng những nhà quản lý càng ưa thích rủi ro (hay đánh giá thấp rủi ro) thì sử dụng địn bẩy tài chính càng cao và ngược lại.