Biến đại diện làm rõ thêm cho tính cách nhà quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động hành vi nhà quản lý đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 2 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.1.2 Biến đại diện làm rõ thêm cho tính cách nhà quản lý

Ngồi những biến đại diện cho những tính cách để phân tích hành vi của nhà quản lý ở trên, thực tế cịn có một số những yếu tố khác ảnh hưởng không nhỏ tới

việc ra quyết định của nhà quản lý. Những yếu tố này thường bao gồm: độ tuổi, giới tính, chức vụ và nền tảng học vấn của nhà quản lý.

Tui tác đóng vai trị khá quan trọng trong việc ra quyết định của một cá nhân. Phân tích của Zuckerman (1994) đã chỉ ra mối liên hệ giữa tuổi tác và mức độ chấp nhận rủi ro. Theo đó mức độ chấp nhận rủi ro hay trạng thái tìm kiếm những trải nghiệm khác lạ ở một cá nhân gia tăng từ khi ấu thơ cho tới độ tuổi hai mươi và sau đó giảm dần. Tuy nhiên, kết quả này lại có một sự khác biệt đáng kể trong nghiên cứu của Shefrin (2002) và Graham và đồng nghiệp (2009). Đó là trạng thái e ngại rủi ro sẽ gia tăng tới độ tuổi 70 và sau đó giảm dần. Một nghiên cứu khác được thực hiện sau đó của Bertrand và Schoar (2003) cũng đã phát hiện ra rằng những nhà lý ở độ tuổi lớn hơn thì bảo thủ hơn trong các quyết định liên quan tới cấu trúc vốn, họ cần sự an toàn, ổn định hơn.

Gii tính: Liệu rằng các nữ giám đốc và nam giám đốc có khác nhau trong

việc ra quyết định đối với một công ty hay các quyết định đầu tư của chính họ? Một số các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng phụ nữ thường đầu tư vào các tài sản ít rủi ro hơn nam giới (Sunden và Surette (1998); Bernasek và Shwiff (2001)). Một nghiên cứu khác của Barber và Odean (2001) cũng chứng tỏ có tồn tại mối quan hệ giữa sự quá tự tin và giới tính. Tác giả nhận thấy rằng nữ giới mở tài khoản giao dịch chứng khốn ít hơn nam giới và cũng có khối lượng giao dịch ít hơn. Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Huang và Kisgen (2009) về ảnh hưởng của giới tính đối với việc ra quyết định tài chính của cơng ty, cụ thể là quyết định cấu trúc vốn. Kết quả cho thấy rằng các nữ quản lý khơng thích phát hành nợ bằng các nam quản lý trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ. Sở dĩ là nữ giới thích phát hành cổ phần thường hơn vì họ là những người thiếu tự tin và e ngại rủi ro hơn nam giới.

Chc v cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong việc tác động đến việc ra quyết định của một cơng ty ở những khía cạnh khác nhau. Kết quả từ nghiên cứu của Bertrand và Schoar (2003) cũng cho thấy rằng các giám đốc tài

chính có tác động lớn nhất đối với các quyết liên quan tới lĩnh vực tài chính trong khi đó các giám đốc điều hành lại có ảnh hưởng tới các chiến lược của một cơng ty.

Trình độ học vấn của một cá nhân sẽ có những tác động đáng kể đối với việc

đưa ra những quyết định khác nhau. Những nhà quản lý sở hữu bằng thạc sỹ (MBA) theo đuổi những chính sách tài chính tích cực hơn như họ sử dụng địn bẩy tài chính cao hơn, hay chi phí vốn cao hơn và thực hiện chính sách cổ tức chi trả thấp hơn (Bertrand và Schoar, 2003). Một nghiên cứu khác của Graham và các đồng sự (2009) cũng cho kết quả tương tự. Nhà quản lý có bằng MBA thích làm việc ở cơng ty có tốc độ tăng trưởng cao vì họ có thể sử dụng địn bẩy tài chính cao hơn để gia tăng hơn nữa tốc độ tăng trưởng của công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động hành vi nhà quản lý đến quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)