Lý thuyết căng thẳng nhận thức của Lazarus & Folkman (1984)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Tổng quan các lý thuyết về kết quả chăm sóc gia đình

2.2.1. Lý thuyết căng thẳng nhận thức của Lazarus & Folkman (1984)

Mơ hình này đưa ra quan điểm về sự nỗ lực có ý thức để thay đổi đánh giá, nhận thức xung quanh việc chăm sóc để thúc đẩy các kết quả tích cực đối với người chăm sóc như mức độ hạnh phúc (well-being) hay sự hài lòng (satisfaction). Việc thay đổi nhận thức định nghĩa là những suy nghĩ được sử dụng để giải quyết khi gặp các tình huống căng thẳng hoặc thách thức, hay nói cách khác nó liên quan đến nhận thức của một cá nhân về khả năng kiểm sốt các yếu tố gây căng thẳng. Mơ hình này chỉ ra rằng khi gặp căng thẳng thì quá trình thay đổi nhận thức bắt đầu bằng việc một người sẽ thực hiện việc đánh giá về tình huống căng thẳng mà họ đang phải trải qua. Đánh giá ban đầu về tình huống xảy ra có thể xảy ra ba trường hợp: một là trải nghiệm đó là khơng liên quan hoặc không ảnh hưởng tới họ, hai là họ đánh giá tích cực về trải nghiệm đó và ba là họ đánh giá trải nghiệm đó sẽ gây căng thẳng cho họ và dẫn tới những kết quả tiêu cực. Sau quá trình đánh giá ban đầu thì bước đánh giá lần thứ hai liên quan đến việc xem xét các nguồn lực sẵn có để hỗ trợ cho việc đối mặt với tình huống căng thẳng đó. Những tình

huống địi hỏi nguồn lực vượt quá khả năng của cá nhân để giải quyết thì sẽ được coi là yếu tố gây căng thẳng. Việc đánh giá ban đầu về tình huống hoặc các tác nhân gây căng thẳng và đánh giá lần thứ hai về các nguồn lực sẵn có để đối mặt với căng thẳng là rất quan trọng, bởi lẽ Lazarus và Folkman (1984) cho rằng khi bản thân một người đưa ra đánh giá tích cực về một trong hai hoặc cả hai khía cạnh trên thì sẽ thúc đẩy các kết quả tích cực sau đó liên quan tới mức độ hạnh phúc, sự hài lịng hoặc sức khỏe của bản thân họ. Ngồi ra theo mơ hình này, các yếu tố thuộc về bối cảnh và đặc điểm cá nhân sẽ tác động tới kết quả chăm sóc cả tích cực và tiêu cực thơng qua các biến trung gian như đánh giá về công việc chăm sóc, chiến lược đối mặt và mức độ hỗ trợ xã hội.

Mơ hình căng thẳng nhận thức được ứng dụng trong một số nghiên cứu của Haley, Levine, Brown, and Bartolucci (1987) và nghiên cứu của Pakenham (2001). Việc đánh giá chủ quan về căng thẳng, phương thức đối mặt với căng thẳng, và sự hỗ trợ xã hội giúp dự báo kết quả đối với người chăm sóc, ngay cả khi mức độ nghiêm trọng của các yếu tố gây căng thẳng chăm sóc được kiểm sốt. Cụ thể, phân tích hồi quy của Haley và cộng sự (1987) cho thấy rằng kết quả chăm sóc được dự đốn bởi các yếu tố gây căng thẳng khác nhau, sự đánh giá về các tác nhân căng thẳng, phương thức đối mặt với căng thẳng và sự hỗ trợ xã hội. Tương tự như vậy, Pakeham (2001) cũng chỉ ra rằng các yếu tố bao gồm sự đánh giá về tác nhân gây căng thẳng, phương thức đối mặt với căng thẳng và nguồn lực để đối mặt với căng thẳng là những yếu tố dự đoán việc thay đổi nhận thức của người chăm sóc cho các bệnh nhân đa xơ cứng. Ngồi ra, cịn có một số tác giả khác cũng dựa trên mơ hình lý thuyết căng thẳng nhận thức như Kitter and Sharman (2015), Thornton and Hopp (2011), Williams, Morrison, and Robinson (2014). Hầu hết các nghiên cứu theo dòng lý thuyết này vẫn tập trung chủ yếu khía cạnh kết quả tiêu cực của cơng việc chăm sóc. Một số khác đề cập nhiều hơn tới khía cạnh tích cực của kết quả chăm sóc như việc thích nghi với cơng việc chăm sóc (adapt to care) hay sự tự tin đối với cơng việc chăm sóc (self-efficacy), đạt được khả năng giải quyết vấn đề (problem – solving capability). Tuy nhiên các khía cạnh này chưa thể hiện đầy đủ kết quả tích cực liên quan tới tự chủ chăm sóc ở người cao tuổi.

Bảng 2.1. Lý thuyết căng thẳng nhận thức

Yếu tố nguyên nhân Yếu tố trung gian Tác động ngắn hạn Tác động lâu dài

Văn hoá Sự hỗ trợ xã hội Sự xáo trộn xã hội Sự thất bại của xã

Xã Hệ thống tổ chức Dịch vụ xã hội/thể Chính sách của hội

hội Cấu trúc xã hội chế Chính phủ Cách mạng xã hội

Mạng lưới xã hội Áp lực xã hội -

chính trị

Sự thay đổi xã hội

Tách biệt nhóm

Tâm lý

Biến cá nhân

+ Giá trị-cam kết + Niềm tin - giả định (khả năng kiểm soát cá nhân; phong cách đối mặt) + Khả năng tổn thương + Đánh giá – Đánh giá lại

+ Chiến lược đối mặt: tập trung vấn

Khả năng kiểm sốt tích cực/tiêu cực đối với vấn đề gây căng thẳng

Biến môi trường Nhu đề - tập trung cảm

cầu hồn cảnh, thời xúc – tìm kiếm và

gian, nguồn lực xã sử dụng sự hỗ trợ xã hội và vật chất hội + Nhận thức về sự hỗ trợ xã hội: hỗ trợ về tinh thần, vật chất, thông tin Thể

chất Yếu tố di truyền Hệ thống miễn dịch Bệnh cấp tính Bệnh mãn tính

Phản ứng sinh lý cá Sự thay đổi của cơ Suy yếu về thể chất

nhân thể Khỏi bệnh

Yếu tố rủi ro ốm đau Sống lâu hơn

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w