Các nghiên cứu có liên quan tới tự chủ chăm sóc sử dụng lý thuyết

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT, MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng tới tự chủ chăm sóc

2.3.2. Các nghiên cứu có liên quan tới tự chủ chăm sóc sử dụng lý thuyết

chuyển đổi căng thẳng của Aranda & Knight (1997)

Lý thuyết chuyển đổi căng thẳng và hỗ trợ xã hội của Aranda và Knight (1997) được phát triển từ lý thuyết căng thẳng nhận thức của Lazarus và Forman (1984), tuy nhiên tập trung nhiều hơn vào các yếu tố liên quan tới giá trị niềm tin văn hóa.

Dựa trên lý thuyết này, Pharr và cộng sự (2014), Rozario và DeRienzis (2008), Knight và cộng sự (2002), Knight và Sayegh (2009) đã chứng minh tác động của giá trị niềm tin văn hóa tới các kết quả chăm sóc như gánh nặng chăm sóc, mức độ hạnh phúc tâm lý (psychological well-being) của người chăm sóc. Chẳng hạn như Pharr và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu phỏng vấn sâu về ảnh hưởng của các giá trị và niềm tin văn hố tới trải nghiệm chăm sóc gia đình, dựa trên 35 người chăm sóc thuộc các nhóm tơn giáo khác nhau. Kết quả cho thấy giá trị văn hóa, bao gồm các khía cạnh cả về niềm tin về chuẩn mực trách nhiệm gia đình, niềm tin về sự gần gũi kết nối gia đình quyết định mức độ mà người chăm sóc cảm thấy cơng việc chăm sóc như một trải nghiệm tất yếu và thông thường của cuộc sống, điều này sẽ làm giảm bớt áp lực gánh nặng cho bản thân người chăm sóc.

Trong khi Pharr và cộng sự (2014) khám phá mối quan hệ này dựa trên kết quả định tính thì nghiên cứu của Rozario và DeRienzis (2008) được chứng minh qua kết quả định lượng và đánh giá tác động của giá trị gia đình tới kết quả tiêu cực đối với người chăm sóc. Cụ thể, nhóm tác giả kiểm định tác động của giá trị gia đình như một yếu tố truyền thống và động lực quyết định mức độ hạnh phúc tâm lý (psychological well- being) đối với người chăm sóc. Mẫu nghiên cứu dựa trên 107 người chăm sóc chính là người Mỹ gốc Phi. Số liệu chứng minh cho thấy giá trị gia đình khơng được xem như một yếu tố bảo vệ, nhằm giảm thiểu mức độ căng thẳng đối với người chăm sóc thay vào đó nó lại tác động ngược lại tới căng thẳng tâm lý đối với người chăm sóc. Bên cạnh đó, Knight và cộng sự (2002) cũng chứng minh được rằng giá trị gia đình ảnh hưởng nghịch chiều tới sức khỏe tinh thần và thể chất của người chăm sóc. Phát triển tiếp mơ hình nghiên cứu của Knight và cộng sự (2002), Knight & Sayegh (2009) đã chứng minh rằng, trong hai khía cạnh của giá trị gia đình (bao gồm niềm tin về trách nhiệm gia đình và niềm tin về sự hỗ trợ từ gia đình) thì niềm tin trách nhiệm gia đình có mối liên hệ với kết quả chăm sóc. Cụ thể, niềm tin về trách nhiệm đối với gia đình và các thành viên gia đình thúc đẩy những suy nghĩ tiêu cực, tăng áp lực đối với người chăm sóc, từ đó dẫn tới các dấu hiệu chán nản, buồn bã, kiệt sức ở người chăm sóc. Trong khi đó niềm tin về sự hỗ trợ từ gia đình hay gắn kết gia đình khơng có tác động tới kết quả chăm sóc.

Xem xét một góc nhìn khác của lý thuyết chuyển đổi căng thẳng, Sayegh & Knight (2011) tập trung chứng minh vai trò trung gian của chiến lược đối mặt (coping strategies) trong mối quan hệ giữa giá trị gia đình và kết quả chăm sóc. Số liệu phân tích định lượng cho thấy khía cạnh niềm tin về trách nhiệm gia đình (familial obligations) có mối liên hệ với việc sử dụng phương thức đối phó (avoidant coping), dẫn tới tác động

nghịch chiều tới kết quả thể chất và tinh thần của người chăm sóc. Trong khi đó, khía cạnh niềm tin, sự kỳ vọng về hỗ trợ từ gia đình (Expected support from family) khơng cho thấy ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới kết quả đối với người chăm sóc.

Có thể thấy do lý thuyết chuyển đổi căng thẳng được phát triển từ lý thuyết của Lazarus và Forman (1984), vì vậy hầu hết các nghiên cứu liên quan tới niềm tin giá trị văn hóa gia đình đều được đánh giá tác động tới kết quả chăm sóc thơng qua các biến trung gian như phương thức đối mặt. Một số nghiên cứu có đề cập tới tác động trực tiếp của giá trị văn hóa tới kết quả chăm sóc như gánh nặng chăm sóc, mức độ hạnh phúc tâm lý (psychological well-being) của người chăm sóc tuy nhiên các kết quả nghiên cứu còn nhiều mâu thuẫn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w