- Ứng dụng công nghệ GPS xây dựng hệ thống lưới địa chính theo hệ tọa độ VN-2000 phục vụ cho công tác đo đạc chỉnh lý biến động đất đai.
- Ứng dụng công nghệ GIS với bộ phần mềm Microstation, famis v.v. chỉnh lý biến động bản đồ địa chính.
- Ứng dụng phần mềm ViLIS 2.0 để quản lý số liệu địa chính trên địa bàn phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan
Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan trung ương, các cơ quan của thành phố, các cơ quan của các quận, huyện và các viện nghiên cứu, trường đại học.
Sử dụng các nguồn số liệu, thông tin từ các trang Web chuyên ngành quản lý đất đai trên Internet và các sách, báo có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian và kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó.
3.3.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu
Các thông tin, số liệu về tình hình sử dụng đất thu thập được qua các năm. Chúng được xử lý tính toán bằng phần mềm Excel, các phần mềm phân tích sử lý số liệu,.. phản ánh thông qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.
3.3.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp
Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của thành phố Vĩnh Yên.
Tổ chức họp dân theo các tổ dân phố để kê khai đăng ký đất đai. Đo đạc chính lý các thửa đất có biến động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3.4. Phương pháp bản đồ kết hợp với phương pháp mô hình hóa dữ liệu
Các thửa đất biến động chưa được cập nhật trên bản đồ địa chính số chúng ta tiến hành xác định đo đạc thực địa hoặc xác định trên tài liệu thống kê của phường từ đó trình bày theo quy phạm bản đồ trên phần mềm Microsation.
Sau khi chuẩn hóa dữ liệu bản đồ trên phần mềm Mirosation xuất sang dữ liệu sang phần mềm ViLIS 2.0 để quản lý hồ sơ địa chính
3.3.5. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế
Được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng của cơ sở dữ liệu địa chính số khi đưa vào khai thác trong thực tế.
3.3.6. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn, các cán bộ lão thành đã có kinh nghiệm lâu năm trong công tác xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý đất đai.
Nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn, xây dựng quy trình và phối hợp với đơn vị xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu để phần mềm được xây dựng phù hợp và hỗ trợ tốt nhất cho công tác quản lý đất đai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phần IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Vĩnh Yên được chia ra thành 07 phường và 02 xã. Tổng diện tích tự nhiên là 5081,27 ha, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trong tọa độ địa lý: từ 21o15’19” đến 21o22’19” vĩ độ Bắc và 105o33’54” đến 105o38’19” kinh độ Đông [7].
Về ranh giới hành chính:
Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên; Phía Tây giáp huyện Tam Dương;
Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương; Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên.
Thành phố Vĩnh Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 55 km về phía Tây Bắc, là giao điểm tập trung các đầu mối và ở vị trí trung chuyển của nhiều tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường không v.v. huyết mạch nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Nhìn tổng quan, vị trí địa lý và các điều kiện giao thông thuận tiện và đang được nâng cấp hiện đại là những thuận lợi không phải nơi nào cũng có, khiến thành phố Vĩnh Yên thành địa điểm có sức thu hút đầu tư lớn, giao lưu hàng hóa, thương mại - dịch vụ - du lịch - văn hóa - giáo dục đào tạo phát triển…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Vĩnh Yên có địa hình trung du khá điển hình với độ cao trung bình trong khoảng từ 10 - 50 m so với mực nước biển. Khu vực có địa hình cao nhất là vùng đồi núi đông bắc thuộc phường Khai Quang và nơi có địa hình thấp nhất là Đầm Vạc. Nhìn chung địa hình thành phố có xu thế thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng đồi núi thấp: Tập trung ở phía Bắc xã Định Trung và phía Đông phường Khai Quang, độ cao tuyệt đối dao động khoảng 50 - 260 m, với nhiều quả đồi cao và núi thấp không liên tục cấu tạo bởi đá phiến mica, cát kết và riôlít.
- Vùng gò đồi thấp và các bậc thềm phù sa cổ cao 10 - 50 m: Thấp thoải lượn sóng nhẹ, xen kẽ các tràn ruộng và khe dốc nhỏ, thấp dần về phía Nam - Tây Nam, bao gồm toàn bộ vùng trung tâm thành phố và kết thúc ở các gò đồi thôn Mậu Lâm, Mậu Thông phường Khai Quang.
- Khu vực đồng bằng và đầm lầy phát triển chủ yếu trên trầm tích phù sa mới ở phía nam, gồm các khu dân cư và đồng ruộng của xã Khai Quang và xã Thanh Trù. Địa hình của khu vực này lượn sóng nhẹ, cao trung bình 7,0 - 8,0 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có mặt nước tạo độ thông thoáng lớn...
4.1.1.3. Đặc điểm địa chất khoáng sản
Các tài liệu điều tra và nghiên cứu địa chất khoáng sản cho biết, thành phố Vĩnh Yên có rất ít mỏ, điểm quặng và là khu vực nghèo khoáng sản. Khoáng sản chủ yếu là sét gạch ngói đã và đang được khai thác phục vụ sản xuất gạch xây dựng nhà ở... Mỏ cao lanh xã Định Trung có trữ lượng khá, nhưng giàu Al (nhôm) nên chất lượng không cao và cũng khó khai thác[7].
4.1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình khoảng 240C, mùa hè 29 ÷ 340C, mùa đông dưới 180
C. Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6,7,8
- Nắng: Số giờ nắng trung bình 1630 giờ, số giờ nắng giữa các tháng lại chênh lệch nhau nhiều.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 82,5% và chênh lệch không nhiều qua các tháng trong năm, độ ẩm cao vào mùa mưa và thấp vào mùa đông.
- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau kèm theo sương muối.
4.1.1.5. Tài nguyên đất
Theo phân loại phát sinh, tài nguyên đất thành phố Vĩnh Yên có 5 nhóm đất với 14 loại đất khác nhau:
a. Nhóm đất phù sa
b. Nhóm đất Xám - Bạc màu c. Nhóm đất Đỏ vàng
d. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá đ. Nhóm đất Dốc tụ
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
4.1.2.1. Dân số
Tính đến cuối năm 2010, dân số của thành phố Vĩnh Yên là 107936 người, chiếm 10,8% dân số toàn tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm[8].
- Dân số thường trú (gồm cả lực lượng an ninh quốc phòng): 97516 người. - Dân số không thường xuyên trú tại thành phố: 10420 người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Như vậy, mật độ dân số bình quân toàn thành phố (kể cả số dân thường
trú và không thường trú) là 2124 người/km2
. Nếu chỉ tính dân số thường trú thì mật độ dân số của thành phố năm 2010 là 1920 người/km2, gấp 2,4 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh (812 người/km2
).
4.1.2.2 Lao động, việc làm
Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu lao động thành phố chuyển dịch mạnh từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Đến nay, lao động khu vực nông nghiệp chiếm 19% tổng số lao động. Các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 34%. Các ngành dịch vụ chiếm 47%. Tuy vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn diễn ra chậm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tính đến hết tháng 12/2010, tổng số lao động trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ước khoảng 55,9 nghìn người, chiếm 55,8% tổng dân số. Trong đó, lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp là 9,636 nghìn người, chiếm 17,2% [8].
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp, từ 67,6% năm 2005 lên 81% năm 2010. Mức độ giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp hàng năm đạt 2,68%/năm, thuộc loại giảm nhanh so với trung bình của cả nước (1%/năm).
4.1.2.3 Y tế, Giáo dục và Văn hóa
Theo niên giám thống kê năm 2010 số cơ sở y tế thành phố quản lý gồm: 1 trung tâm y tế, 9 trạm y tế cấp xã với tổng số 49 giường bệnh và 93 cán bộ y tế trong đó có 18 bác sỹ và trình độ cao hơn.
Tổng số trường phổ thông có 20 trường với 350 lớp học, 583 giáo viên và 11.365 học sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Thành phố có 5 bưu điện, 9 nhà văn hóa, 60 câu lạc bộ văn hóa, 9 xã đạt tiêu chuẩn văn hóa mới và 14.278 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa mới.
4.1.2.4 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế
Tính đến hết 2010 tỷ trọng GDP của các ngành trong cơ cấu kinh tế của Vĩnh Yên đã đạt: Ngành công nghiệp chiếm 52,42% GDP; Ngành nông nghiệp chiếm 2,47% GDP; Ngành dịch vụ chiếm 45,11% GDP. Cơ cấu này cho thấy Vĩnh Yên đã mang đặc điểm rõ nét của một thành phố công nghiệp - dịch vụ khá phát triển và có đủ năng lực để hướng tới một thành phố tương lai phồn thịnh hơn. Cơ cấu các ngành kinh tế thể hiện trên hình 4.1
Cơ cấu các ngành kinh tế
2.47% 52.42% 45.11% Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Hình 4.1: Cơ cấu kinh tế TP Vĩnh Yên năm 2010
4.2. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Vĩnh Phúc có tình hình sử dụng đất tương đối phức tạp do trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình đô thị hóa bởi vậy công tác quản lý nói
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chung và quản lý đất đai nói riêng của Thành phố còn rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên Phòng Tài nguyên và Môi trường của Thành phố cũng đã nỗ lực thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Sau đây là thực trạng một số nội dung quản lý đất đai chính của Thành phố:
4.2.1. Thực trạng công tác tổ chức kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sử dụng đất
Để tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai thì bên cạnh việc tạo lập một hành lang pháp lý vững vàng, thống nhất chúng ta cần tạo dựng cơ sở pháp lý về quyền sử dụng và quyền sở hữu cho các chủ sử dụng đất. Công tác kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đề ra trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai với mục tiêu giải quyết vấn đề nêu trên. Trong năm 2010 kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh như sau:
- Kết quả cấp giấy chứng nhận cấp tỉnh
Sở Tài nguyên Môi trường đã trình UBND tỉnh và trực tiếp cấp 1399 giấy chứng nhận theo thẩm quyền cho 127 tổ chức với tổng diện tích 143,24 ha.
- Kết quả cấp Giấy chứng nhận của UBND cấp huyện
Thực hiện kế hoạch 2349/KH-UBND của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, trong năm 2010 Sở Tài nguyên và Môi trường đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn công tác cấp giấy chứng nhận đối với các huyện, thị xã và thành phố.
Năm 2010, UBND các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Quyết định cấp 14.673 giấy chứng nhận với diện tích 687,4 ha cho người sử dụng đất, kết quả cụ thể từng huyện, thị xã và thành phố thể hiện ở bảng 4.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.1: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010
TT
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
Tổng Cấp GCN lần đầu chuyển nhƣợng… Cấp mới do Cấp đổi, cấp lại Số GCN Diện tích (ha) Số GCN Diện tích (ha) Số GCN Diện tích (ha) Số GCN Diện tích (ha) 1 Bình Xuyên 1095 33,08 229 7,98 834 21,9 32 3,2 2 Lập Thạch 1670 122,92 649 36,5 980 79,34 41 7,08 3 Sông Lô 1557 154,6 831 113,43 682 34,44 44 6,73 4 Tam Dương 1788 137,65 387 25,6 1337 103,71 64 8,34 5 Tam Đảo 648 44,46 48 4,54 454 29,51 146 10,41 6 Vĩnh Tường 1889 36,51 510 9,75 1351 26,08 28 0,68 7 Yên Lạc 1475 27,75 164 2,17 1268 24,53 43 1,05 8 TP.Vĩnh Yên 3269 62,48 630 7,45 2619 54,15 20 0,88 9 TX. Phúc Yên 1282 67,95 278 10,38 997 57,34 7 0,23 Tổng Cộng 14.673 687,4 3.726 217,8 10.522 431 425 38,6 (Nguồn BC số 49/BC-STNMT ngày 15/3/2011 Sở TNMT Vĩnh Phúc)
Qua bảng 4.1 ta thấy số lượng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên năm 2010 là nhiều nhất với 3269 giấy. Khối lượng cấp giấy chứng nhận cấp được nhiều chủ yếu do việc quy hoạch mở rộng khu dân cư, các dự án chung cư v.v. như khu đô thị chùa Hà Tiên, Khu chung cư Vinaconex Xuân Mai, khu đô thị hồ Thiên Nga, khu đô thị Sông Hồng thủ đô v.v. trên địa bàn thành phố.
Trong giai đoạn 2005 đến hết năm 2010 với sự nỗ lực thực hiện công tác kê khai đăng ký và cấp giấy chứng nhận đã làm cho tiến độ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên có những tiến bộ đáng kể năm 2005 tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới là 21329 giấy nhưng đến năm 2010 kết quả là 43221 gấp đôi năm 2005. Kết quả cụ thể cấp hàng năm thể hiện qua bảng 4.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.2: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2005-2010
TT Đơn vị N - 2005 2006 2007 2008 2009 N - 2010 NN PNN PNN PNN PNN PNN NN PNN 1 Liên Bảo 533 1529 2062 2595 2693 3054 533 3782 2 Đống Đa 320 1209 1529 1849 1967 2015 320 2052 3 Ngô Quyền 1230 1230 1230 1230 1238 1534 4 Tích Sơn 599 1138 1737 2336 2438 2541 599 2897 5 Đồng Tâm 1025 1710 2735 3760 4120 4859 1025 5210 6 Hội Hợp 1831 1711 3542 5373 5640 6150 1831 6420 7 Khai Quang 1005 3558 4563 5568 6051 6683 1005 7436 8 Định Trung 652 1061 1713 2365 2597 3020 652 3651 9 Thanh Trù 910 1308 2218 3128 3312 3517 910 3728 Tổng cộng 6875 14454 21329 28204 30048 33077 6875 36346
(Nguồn: Số liệu tôi tổng hợp)
4.2.2. Thực trạng công tác thống kê, kiểm kê đất đai và quản lý biến động
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, thành phố Vĩnh Yên có tổng diện tích tự nhiên là 5081,27 ha, trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp: 2266,38 ha, chiếm 44,6% diện tích đất