- Bản đồ địa chính phải được chuẩn hóa phân lớp các đối tượng và đưa
về một hệ tọa độ quy chuẩn VN - 2000. khi có biến động về ranh giới thửa đất cán bộ quản lý chuyên môn phải tiến hành kiểm tra tính pháp lý của biến động để có phương án điều chỉnh ngay tại thực địa và cập nhật chỉnh lý biến động vào cơ sở dữ liệu địa chính nếu đảm bảo tính chất pháp lý của thửa đất.
- Về tài chính cho việc đo đạc chỉnh lý bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính dạng số. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cần xây dựng đơn giá cao hơn nữa, nhất là đối với xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.
- Cần thường xuyên mở lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực của các cán bộ chuyên môn trong ngành quản lý đất đai, nhất là đối với cán bộ địa chính cấp xã, phường bởi đây là đầu mối thực hiện trực tiếp nhất công tác quản lý đất đai tại địa phương.
- Cần xây dựng phòng Quản trị cơ sở dữ liệu địa chính để đảm bảo cập nhật biến động thường xuyên của đất đai khi đưa phần mềm ViLIS2.0 vào sử dụng phục vụ công tác quản lý đất đai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phần V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng hồ sơ địa chính tại thành phố Vĩnh Yên, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành và cơ sở khoa học, công nghệ hiện tại tôi đưa ra một số kết luận và kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính thành phố Vĩnh Yên phục vụ quản lý Nhà nước về đất đai như sau: