Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai và quản lý thị trường bất động sản là vô cùng quan trọng. Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp nhà quản lý thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; trợ giúp công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bản dồ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; giải quyết tranh chấp kiếu nại, tố cáo;… Hệ thống hồ sơ địa chính trợ giúp làm minh bạch hóa thị trường bất động sản, phát hiện sớm các trường hợp đầu cơ. + Ý thức được tầm quan trọng của hệ thống hồ sơ Địa chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã banh hành các văn bản pháp luật (Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT và thông tư số 09/2007/TT-BTNMT) hướng dẫn việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ Địa chính với mục tiêu hoàn thiện dần hệ thống hồ sơ Địa chính của Việt Nam:
Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT quy định hồ sơ Địa chính gồm các loại tài liệu: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai. Trong sổ địa chính ngoài những thông tin về thửa đất và chủ sử dụng đất thì thông tư cũng quy định phải có thêm thông tin về các tài sản gắn liền với đất như: nhà ở, công trình kiến trúc khác, cây lâu năm, rừng cây v.v. Tuy nhiên trong mẫu sổ địa chính ban hành kèm theo thông tư thì lại không có chỗ để ghi các thông tin về tài sản gắn liền với đất. Đây chính là một điểm không thống nhất trong thông tư số 29/2004/TT-BTNMT.
Với mong muốn hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số 09/2007/TT-BTNMT. Thông tư này quy định hồ sơ Địa chính gồm các loại tài liệu: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai và bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó thông tư cũng quy định về cơ sở dữ liệu địa chính như sau: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi biến động đất đai có nội dung được lập và quản lý trên máy tính dưới dạng số (sau đây gọi là cơ sở dữ liệu địa chính) để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp tỉnh, cấp huyện và được in trên giấy để phục vụ cho quản lý đất đai ở cấp xã.
Như vậy hệ thống hồ sơ địa chính được quy định trong thông tư số 09/2007/TT-BTNMT so với hệ thống hồ sơ địa chính được quy định trong thông tư số 29/2004/TT-BTNMT có nhiều hơn một loại tài liệu đó là: bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quan điểm của tôi bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thật sự cần thiết cho công tác quản lý đất đai, sự xuất hiện của loại tài liệu này sẽ gây nên sự trùng lặp thông tin trong hệ thống hồ sơ Địa chính. Thông tin về thửa đất và chủ sử dụng đất đối với những trường hợp đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lưu trữ đầy đủ trong sổ địa chính, bởi vậy không cần có thêm bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Qua sự phân tích ở trên ta nhận thấy một thực tế: mặc dù Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nỗ lực trong việc ban hành các văn bản pháp luật để hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính tuy nhiên bản thân các quy định mới được ban hành vẫn tồn tại những điểm hạn chế nhất định.
Tuy nhiên thông tư số 09/2007/TT-BTNMT so với tư số 29/2004/TT- BTNMT có nhiều điểm tiến bộ hơn, ví dụ như: đã có những quy định về cơ sở dữ liệu địa chính, đây là cơ sở pháp lý chính thức, đầu tiên về vấn đề tin học hóa hệ thống hồ sơ địa chính ở Việt Nam.
+ Hệ thống hồ sơ địa chính chỉ thực sự phát huy được vai trò khi nó được xây dựng một cách đầy đủ và đảm bảo tính cập nhật. Trong điều kiện hiện tại hệ thống hồ sơ địa chính của Việt Nam nói chung và ở thành phố Vĩnh Yên nói riêng còn chưa đầy đủ, đặc biệt là tính cập nhật kém. Bởi vậy hệ thống hồ sơ hiện tại không phát huy được các vai trò vốn có của hệ thống, thậm chí trong nhiều trường hợp còn gây cản trở đối với quá trình quản lý đất đai và vận hành thị trường bất động sản. Để giải quyết vấn đề thì nhu cầu hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính của Việt Nam là rất bức thiết. Tuy nhiên xu hướng nào để hoàn thiện hệ thống? hoàn thiện hệ thống đến mức nào? lộ trình cụ thể ra sao? Cho phù hợp với điều kiện thực tế lại là vấn đề cần xem xét và cân nhắc.
- Trong thời gian trước mắt chúng ta cần hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định mới nhất (thông tư số 09/2007/TT – BTNMT) và nội dung thông tin cần đa dạng và đầy đủ hơn so với quy định hiện hành nhằm mục tiêu phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai và thị trường bất động sản ngày một tốt hơn. Trong các loại tài liệu phục vụ thường xuyên cho quản lý cần đặc biệt đầu tư để sớm xây dựng được hệ thống bản đồ địa chính chính quy trên quy mô toàn quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Trong xu hướng điện tử hóa tất cả các hệ thống quản lý, tiến tới xây dựng chính phủ điện tử thì xu hướng điện tử hóa hệ thống hồ sơ địa chính là một điều tất yếu. Tuy nhiên để điện tử hóa toàn bộ hệ thống hồ sơ địa chính trên quy mô toàn quốc sẽ đòi hỏi một khoản đầu tư rất lớn, bởi vậy sẽ ưu tiên xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính dạng số đối với các khu vực đất đai có giá trị cao và thường xuyên xảy ra biến động, tiếp đó sẽ đến các khu vực đã sẵn có bản đồ địa chính dạng số, tiến đến xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số cho toàn quốc.
- Song song với quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số chúng ta cần hướng đến xây dựng Hệ thống thông tin đất đai quốc gia. Đây là mức độ phát triển cao của hệ thống quản lý đất đai bởi Hệ thống thông tin đất đai quốc gia không chỉ cung cấp thông tin quản lý đất đai mà còn cung cấp thông tin để quản lý nhiều lĩnh vực khác như môi trường, tai biến thiên nhiên, khoáng sản, khí hậu v.v.