PHỤ LỤC 6: ĐỘC ĐÁO TỤC “BẮT” VÀ “TRỘM” VỢ

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Ôn tập tác phẩm Vợ chồng A Phủ Tô Hoài theo phương pháp dạy học trực tuyến nhằm phát huy tính chủ động tích cực của học sinh (Trang 45 - 48)

- HS 4 nhóm trao đổi trên nhóm riêng.

PHỤ LỤC 6: ĐỘC ĐÁO TỤC “BẮT” VÀ “TRỘM” VỢ

7. Rút kinh nghiệm: Ký duyệt

PHỤ LỤC 6: ĐỘC ĐÁO TỤC “BẮT” VÀ “TRỘM” VỢ

Mùa Xuân đến khi những bông hoa rừng đâm chồi, khoe sắc là khi những bản làng người H’Mông, Thái nhộn nhịp với những tiếng khèn, tiếng Pí, tiếng cồng chiêng cất lên báo hiệu một mùa gặp gỡ, hẹn hị hay mùa cưới của các đơi trai gái bắt đầu.

Thường những cặp đôi này họ yêu nhau trước khi diễn ra việc “bắt” hoặc “trộm”. Có thể trong những ngày đi chơi Xuân, hội hè, một buổi đám cưới bạn hoặc đơn giản chỉ là đi lấy củi, họ gặp gỡ và bỗng thấy “ưng” nhau. Và để trở thành vợ chồng, đối với người H’Mơng thường diễn ra tục “bắt” vợ cịn “trộm” vợ ở người Thái. Tục này chỉ được tiến hành khi người con gái chấp nhận làm vợ người đàn ơng mình u.

“Bắt” vì khơng được gia đình đồng ý

Theo các già làng trong bản kể thì nguyên nhân diễn ra tập tục này ở người H’Mơng là trước đó có rất nhiều đơi trai gái u nhau tha thiết nhưng lại không được một hoặc cả hai bên cha mẹ đồng ý. Khi cha mẹ khơng đồng ý mà trai gái khác tự tìm đến sống với nhau thì khơng những bị coi là bất hiếu mà cuộc hơn nhân cịn không được cộng đồng chấp nhận.

Nhấn để phóng to ảnh

Thế nên tục “bắt” vợ được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình. Khi đó, đơi trái gái sẽ bàn cách tiến tới hôn nhân bằng tục “bắt dâu” bằng cách nhờ cậy anh em, bạn bè... giúp đỡ thống nhất kế hoạch “bắt” dâu để hợp lý hoá cuộc hơn nhân.

Mọi chuyện được tính tốn trong bí mật, gia đình nhà gái khơng hề hay biết, cơ gái vẫn hằng ngày lên nương rẫy đi làm bình thường. Rồi đến ngày hẹn, chàng trai xuất hiện cùng bạn bè “bắt” cơ gái về nhà mình. Cơ gái dù biết trước mọi chuyện vẫn tỏ ra bất ngờ, giả vờ kêu khóc.

Khi người nhà gái mang gậy gộc đến cứu cơ gái thì các bạn của chàng trai sẽ xơng ra đỡ địn. Cũng theo luật lệ của người H’Mông là đã đi “bắt” vợ thì cả hai bên khơng xảy ra đánh nhau thật mà để chàng trai mang cô gái về nhà.

Già làng Thào A Dính ở bản Mùa Xuân (huyện Mường Lát) kể: “Tục này có từ xa xưa, sau này, tục “bắt” vợ trở thành bản sắc văn hóa trong hơn nhân, cưới xin của người H’Mơng. Người H’Mơng quan niệm, có “bắt” vợ thì người đàn ơng mới chứng minh sự thật lịng với người u, sự mưu trí, dũng cảm của mình. “Bắt” vợ là thử thách cuối cùng để trai gái trở thành vợ chồng của nhau”.

Cũng theo già làng Dính thì đơi khi vẫn có trường hợp chàng trai chỉ yêu đơn phương và “bắt” không đúng đối tượng thương yêu mình. Trong trường hợp này cơ gái sẽ tìm cách trốn khỏi nhà chàng trai hoặc được chàng trai cố tình để cơ gái trốn thốt. Trường hợp này, gia đình nhà chàng trai phải làm lễ vật sang nhà cô gái để “đền danh dự” cho nhà gái. Cịn sau ba hơm bị “bắt”, cơ gái khơng trốn, không trốn được khỏi nhà chàng trai, nhà trai sẽ đến báo cho nhà gái biết và bàn việc cưới.phóng to ảnh

Anh Vi Hồng Xơi, Trưởng công an xã Na Mèo (huyện Quan Sơn- Thanh Hóa) cho chúng tơi biết, một trong những ngun nhân chàng trai dân tộc Thái tiến hành “trộm vợ” là do hồn cảnh kinh tế khó khăn. Khi nhà quá nghèo, chi phí cho việc cưới xin vượt quá khả năng, chàng trai Thái sẽ đi “trộm” vợ

Sau khi “rộm”vợ thành công, đôi trai gái về ở với nhau, làm ăn đến khi có đủ điều kiện sẽ tiến hành lễ cưới. Vì thế đối với người Thái, trong cưới xin cịn có tập tục cưới đơi ba lần.

Thường thì chàng trai dân tộc Thái tiến hành “trộm” vợ vào ban đêm. Người nhà cô gái thường khơng biết trước gia đình sẽ “mất người” mà đến sáng sớm, khi nhận ra “tín hiệu” của chàng trai để lại, người nhà cô gái mới biết cô gái trong nhà đã bị “trộm”.

“Tín hiệu” của chàng trai đi “trộm” vợ thường được để lại ở những nơi dễ nhìn thấy nhất trong nhà cô gái một khoản tiền, nhiều hay ít là tùy điều kiện mỗi chàng trai, được “kẻ trộm” cho vào chiếc chõ dùng đồ xôi của đồng bào Thái bởi ở đây đồ xôi vào sáng sớm để dùng cho cả ngày là nét sinh hoạt của họ.

Sáng nào cũng vậy, người phụ nữ trong nhà phải dậy sớm để cọ rửa chiếc chõ bằng gỗ chun để đồ xơi. Chính vì vậy, chiếc chõ đồ xơi là nơi gửi gắm tín hiệu thơng báo của chàng trai đi “trộm vợ”. Nếu một sáng sớm nào đó, người phụ nữ dân tộc Thái vơ tình bắt gặp một khoản tiền được bỏ lại trong chiếc chõ đồ xơi, người phụ nữ đó sẽ hiểu ngay rằng một người con gái trong nhà vừa bị “trộm” mang đi tối qua.

Ngay trong buổi sáng, sau đêm chàng trai “trộm” vợ thành cơng, nhà trai phải có nghĩa vụ đến thông báo với nhà cô gái về “lỗi lầm” của chàng trai. Cũng trong buổi gặp gỡ đầu tiên này, hai bên gia đình sẽ bàn bạc các vấn đề liên quan đến đám cưới của đôi trai gái.

Đối với người Thái, sau buổi tối "trộm" được cơ gái, gia đình nhà trai phải đến nhà gái để bàn chuyện cưới xin

Tuy nhiên, trộm vợ của người Thái cũng có một phần nguyên nhân giống người H’Mơng đó là ngun nhân trộm vợ có thể do bị gia đình cản trở.

Tục “bắt” vợ của người H’Mông và “trộm” vợ của người Thái dù trải qua thời gian có phần mai một và biến tướng. Tuy nhiên nó vẫn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khẳng định sự tự do hơn nhân, góp phần xóa đi các hủ tục như: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, thách cưới, môn đăng hộ đối…

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Ôn tập tác phẩm Vợ chồng A Phủ Tô Hoài theo phương pháp dạy học trực tuyến nhằm phát huy tính chủ động tích cực của học sinh (Trang 45 - 48)