Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu Tác Động Của Chỉ Số Phát Triển Con Người Và Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Lên Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

5.2 Hàm ý chính sách

Bài nghiên cứu phân tích tác động của ch số phát triển con người và thanh tốn khơng dùng tiền m t đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy ch số phát triển con người, thanh tốn khơng dùng tiền m t và một số yếu tố nội tại ngân hàng có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó, để các ngân hàng cải thiện hiệu quả hoạt động, các ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý cần chú trọng cải thiện các yếu tố liên quan đến ch số phát triển con người, hệ thống thanh tốn khơng dùng tiền m t và cải thiện một số yếu tố nội tại của ngân hàng. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách liên quan như sau:

5.2.1 Nâng cao chỉ số phát triển con người

Kết quả nghiên cứu cho thấy ch số phát triển con người là một trong những điều kiện giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Hệ số hồi quy có giá trị cao nhất trong các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. M c dù trong thời gian gần đây, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, nhưng kết quả vẫn còn thấp so với thế giới, nên ch số HDI của Việt Nam khơng cao. Chính vì vậy, để tăng ch số phát triển con người, trước mắt cần tập trung vào giáo dục- đào tạo, nhất là vấn đề chất lượng, còn đang là một điểm nghẽn lớn.

Để khắc phục vấn đề này, Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã coi giáo dục-đào tạo là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược với các ch tiêu chủ yếu như nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến năm 2015 đạt 55%, đến năm 2020 đạt 70% (đến năm 2013 mới đạt dưới 50%, nếu tính theo tiêu chí có b ng cấp như Tổng cục Thống kê thì mới đạt 17%); tăng số sinh viên bình quân 1 vạn dân đến năm 2020 lên 450 người (đến năm 2013 mới đạt 243,6 người).

Nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng b ng, văn minh, theo đó, Việt Nam vừa phải có GNI đầu người cao, vừa phải có tuổi thọ và tri thức cao, đ c biệt là tri thức cao; nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Bên cạnh giáo dục, cần cải thiện chất lượng thu nhập và sức khỏe con người. Do đó cần phát triển đồng bộ các hệ thống giáo dục y tế… nh m từng bước nâng cao ch số HDI.

5.2.2 Phát triển hệ thống thanh toán thẻ và phát hành thẻ

Trong bối cảnh đại dịch COVID 19 bùng phát trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ cho các hoạt động thanh toán tiền m t sang thanh tốn khơng dùng tiền m t.

Để tăng số lượng thẻ cũng như phát triển việc thanh tốn thơng qua thẻ ngân hàng cần chú trong một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần tăng cường công tác quảng bá để người dân quen với việc thanh toán qua thẻ.

Để thực hiện chiến lược marketing hiệu quả dịch vụ thẻ trong thời kỳ chuyển đổi số, thời đại của internet và mạng xã hội phát triển mạnh như hiện nay, các ngân hàng cần tham khảo xu hướng tiếp cận thông tin của thị trường và cách thức marketing hiện đại của các ngân hàng trên thế giới để có thể triển khai marketing đối với dịch vụ thẻ của mình một cách hiệu quả hơn. Đẩy mạnh quảng bá, công tác tuyên truyền về những ưu điểm khi thực hiện các giao dịch thanh toán qua POS, mobile banking, ví điện tử.... thay cho việc thanh tốn b ng tiền m t. Khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền m t thơng qua thẻ, tài khoản, POS, thanh tốn các hóa đơn định kỳ tại gia đình thơng qua các hình thức: chuyển khoản, internet banking, ví điện tử.

Thứ hai, cần đẩy mạnh hoạt động bán chéo, phát triển các sản phẩm thẻ liên kết. Ngân hàng có thể bán chéo các dịng sản phẩm thẻ quốc tế b ng cách bán chéo trong chính các dịch vụ ngân hàng cung cấp, ví dụ với khách hàng gửi tiết kiệm thỏa mãn điều kiện, ngân hàng có thể xem xét mở cho khách hàng thẻ quốc tế với những ưu đãi nhất định. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có thể bán chéo sản phẩm dịch vụ thẻ thông qua việc liên kết với các đối tác khác nhau trong kinh doanh. Ngoài liên kết với cơng ty bảo hiểm, các ngân hàng có thể xem xét liên kết với các đơn vị kinh doanh khác để bán chéo sản phẩm dịch vụ thẻ quốc tế như các trung tâm điện máy hay sho room ô tơ thơng qua hoạt động cho vay trả góp hay liên kết với các cơng ty cung ứng dịch vụ như dịch vụ viễn thông, dịch vụ du học. Để phát triển hoạt động bán chéo trong giai đoạn hiện nay, các ngân hàng cần hướng đến việc liên kết với công ty chuyên cung cấp dịch vụ trực tuyến trên nền tảng công nghệ hiện đại để triển khai các sản phẩm, dịch vụ liên kết tài chính ngân hàng nh m bán chéo sản phẩm dịch vụ thẻ quốc tế đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ ba, cần tăng tính tiện ích và áp dụng cơng nghệ trong thanh tốn thẻ, đảm bảo tính thuận tiện trong quá trình sử dụng.

Để thực hiện tốt việc này, các ngân hàng cần nghiên cứu và tiếp tục phát triển hơn các phương thức thanh tốn hiện đại, có tính cơng nghệ cao, ứng dụng cơng nghệ thanh toán 4.0 gắn với hoạt động thanh toán thẻ như thanh toán trực tuyến qua Internet, điện thoại di động, thanh toán nhanh b ng QR Pay, thanh toán dựa trên nền tảng cơng nghệ hiện đại như điện tốn đám mây, phân tích dữ liệu lớn, cơng nghệ chuỗi khối, công nghệ kết nối vạn vật, thanh tốn khơng tiếp xúc…, khơng ngừng gia tăng chất lượng dịch vụ thẻ nh m nâng cao trải nghiệm người dùng để khuyến khích người dân sử dụng thẻ. Đây cũng là nhân tố có tác động tới thái độ tích cực ho c tiêu cực của khách hàng tiềm năng đối với thẻ, và từ đó sẽ có tác động tới ý định sử dụng của họ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn phát triển thanh tốn thẻ, cần có nhiều ưu đãi, khuyến khích khách hàng mới sử dụng. Đồng thời phải đơn giản hóa thủ tục phát hành thẻ quốc tế cho khách hàng. Trên cơ sở đáp ứng các quy định về quản lý và an toàn của ngân hàng, đối tượng và hạn mức của thẻ tín dụng quốc tế cũng nên được mở rộng hơn, để khơng ch là có những người có thu nhập cao mới mở được thẻ. Đ c biệt với những khách hàng đã có gói vay ho c mở tiền gửi tại

ngân hàng, ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ và đơn giản hóa các thủ tục mở thẻ quốc tế để tiết kiệm thời gian cho khách hàng, đưa dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ tư, cần tăng cường tính bảo mật, đảm bảo an tồn trong thanh tốn qua thẻ, từ đó tạo niềm tin cho người sử dụng thanh toán thẻ.

Các nguy cơ tiềm tàng khi sử dụng thẻ như khơng đảm bảo an tồn thông tin cá nhân, bị gian lận dẫn đến mất tiền sẽ khiến ý định sử dụng thẻ của khách hàng giảm xuống và giảm sự hài lòng của những khách hàng đã và đang sử dụng thẻ. Hơn nữa, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ, tại Việt Nam thời gian qua đã xuất hiện các phương thức tội phạm liên quan đến thanh toán điện tử và thanh toán thẻ ngày càng tinh vi và gây hậu quả lớn. Chính vì vậy, ngân hàng cần triển khai các giải pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro, xây dựng và diễn tập các kịch bản ứng phó với các sự cố mất an tồn thơng tin. Do đó, các ngân hàng cần một số giải pháp như: lắp đ t đầy đủ các thiết bị chống sao chép và trộm cắp thông tin thẻ, trang bị camera giám sát r nét cho hệ thống ATM, nâng cấp các thiết bị chống sao chép hoạt động không hiệu quả; nghiên cứu và đẩy mạnh việc áp dụng các giải pháp công nghệ xác thực, nhận biết khách hàng mới trong thanh toán thẻ quốc tế như xác thực sinh trắc học, khóa cơng khai, cơng nghệ 3D secure…

5.2.3 Cải thiện hiệu quả của hệ thống thanh toán và kiểm soát số lượng tài khoản thanh toán khoản thanh toán

Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng tài khoản thanh tốn tăng khơng giúp tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng ngược lại làm giảm hiệu quả ngân hàng. Do đó, việc cải thiện hiệu quả thanh tốn khơng dùng tiền m t cần chú ý cải thiện một số vấn đề như sau:

- Cần phát triển hệ thống thanh toán online ho c mobile banking. Thực trạng hiện này là việc thanh toán qua internet và mobile banking còn bị giới hạn bởi các hạn mức giao dịch trong ngày ho c cho từng lần giao dịch. Do đó, các khoản thanh tốn lớn khách hàng phải đến ngân hàng giao dịch làm phát sinh chi phí hoạt động cho ngân hàng. Các ngân hàng cần nới rộng hơn phạm vi thanh toán của khách hàng.

- Cần thu phí một số giao dịch với giá trị thấp nh m hạn chế khách hàng chuyển khoản giá trị nhỏ trực tiếp tại ngân hàng. Các khoản giao dịch trong cùng hệ thống thường khơng thu phí nhưng lại gây áp lực trong hoạt động của bộ phận giao dịch và làm tăng chi phí ngân hàng một cách khơng cần thiết.

5.2.4 Cải thiện cấu trúc ngân hàng

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một yếu tố đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng. Do đó, việc quản trị ngân hàng cần chú trọng hoàn thiện những yếu tố này để ngân hàng có thể hoạt động tốt hơn trong dài hạn.

Thứ nhất, các ngân hàng cần cải thiện vấn đề nợ xấu. Đây là một vấn đề luôn được ngân hàng nhà nước quan tâm và cố gắng kiểm sốt nh m đảm bảo tính ổn định trong hoạt động ngân hàng. Để kiểm soát nợ xấu, một số giải pháp cần chú ý như sau:

- Ngân hàng cần xây dựng, duy trì, và thiết lập hệ thống tài chính một cách vững chắc. Cụ thể, bao gồm việc đưa ra các quy định, các chuẩn mực, quy tắc, chế độ kiểm toán, quyết toán, kế toán, quản trị riêng biệt, khuôn khổ điều tiết, giám sát thị trường tài chính, thị trường tiền tệ... từ đó, giúp xác định những mục tiêu cốt l i hỗ trợ hệ thống tài chính hồn thành vai trị của mình, bảo đảm tốc độ và chi phí chu chuyển vốn, khả năng truyền tải và phân tán rủi ro tài chính.

- Siết ch t các “quy chế điều tiết” để bảo đảm an tồn hệ thống sẽ ln được đ t lên trước hết bất kể khi nào hệ thống ngân hàng phải đối m t với nguy cơ rủi ro cao, bao gồm cả các mối đe dọa như khủng hoảng ho c thậm chí là phá sản.

- Các ngân hàng hiện nay cần giám sát nợ xấu một cách có hiệu quả hơn thơng qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ và thường xuyên hơn. Mục tiêu là để việc xử lý nợ xấu được kịp thời, đạt được hiệu quả cao, thì khâu cảnh báo, phát hiện sớm nợ xấu phát sinh là rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến quá trình xử lý nợ sau này.

- Cuối cùng là cần tăng cường pháp chế là giải pháp cần thực hiện nhanh chóng để có một chế độ và trật tự pháp luật, trong đó tất cả các chủ thể quản lý và đối

tượng bị quản lý đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm ch nh, triệt để và chính xác.

Thứ hai, tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được tìm thấy có tương quan dương với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Do đó, các ngân hàng cần chú trọng hơn trong việc nâng cao năng lực tài chính của mình. Từng bước cải thiện và nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu ngân hàng. Việc tăng vốn chủ sở hữu cần đi đôi với việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư, tránh việc phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Tỷ lệ vốn nhà nước có tương quan âm với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Do đó, nguồn vốn ngân hàng cần thay đổi theo hướng tư nhân hóa nhiều hơn, từng bước giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn đầu tư của nhà nước.

Thứ ba, các ngân hàng thương mại cần từng bước mở rộng quy mô, tăng tài sản đồng thời kết hợp với huy động vốn từ thị trường chứng khoán. Nhất là chú trọng đến mục tiêu lâu dài là niêm yết trên thị trường chứng khoán. Những vấn đề này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Tác Động Của Chỉ Số Phát Triển Con Người Và Thanh Toán Không Dùng Tiền Mặt Lên Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)