Quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo Ủy Ban Basel:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 26 - 30)

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng là một Ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập năm 1975 bởi các Thống đốc ngân hàng Trung ương của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Anh và Mỹ). Ủy ban tổ chức các cuộc họp thường niên tại trụ sở ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc tại Thành phố Basel (Thụy Sỹ)

Nhận diện và phân loại rủi ro

Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD

Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng.

Tính tốn, cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi

xảy ra rủi ro.

Đánh giá rủi ro khách hàng vay

Theo Hiệp ước Basel II để đo lường và tính tốn hệ số rủi ro đối với các mục tài sản có rủi ro tín dụng thì các ngân hàng cần phải dựa trên XHTD hoặc xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng, chứ không áp dụng chung chung cùng một hệ số rủi ro cho tất cả các khách hàng

Bao gồm 2 loại phân tích:

- Phân tích phi tài chính: Sử dụng các mơ hình như 6C, 5P ... Tuy tên gọi các tiêu chuẩn khác nhau, nhưng về bản chất, cách xem xét các yếu tố để cấp tín dụng thì các mơ hình trên đều tương đồng nhau.

- Phân tích tài chính: Đối với khoản vay của DN, thì ngồi các yếu tố phi tài

chính, ngân hàng cịn sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của DN. Đây là việc phân tích hiện trạng tài chính, khái quát khả năng quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh qua số liệu trong các báo cáo tài chính của DN tại thời điểm. Một số chỉ tiêu phân tích tài chính thường áp dụng là: nhóm chỉ tiêu thanh khoản; nhóm chỉ tiêu hoạt động; nhóm chỉ tiêu cân nợ; nhóm chỉ tiêu doanh thu, ...

Tính tốn tổn thất tín dụng theo Basel II thực hiện với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể được tính dựa trên cơng thức sau:

EL= PD x EAD x LGD

EL: Expected Loss: Tổn thất tín dụng ước tính

PD: Probability of Default: Xác xuất không trả được nợ

EAD: Exposure at Default: Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm không

trả được nợ

LGD: Loss Given Default: Tỷ trọng tổn thất ước tính

PD: Xác xuất vỡ nợ, đo lường khả năng xảy ra RRTD trong vòng 1 năm. Ngân hàng căn cứ trên số liệu dư nợ của khách trong vịng ít nhất là 5 năm, bao gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được, dữ liệu được phân thành 3 nhóm sau:

- Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng

- Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành...

- Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi..

Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mơ hình định sẵn, từ đó tính xác xuất khơng trả được nợ của khách hàng.

EAD: Đối với các khoản vay có kỳ hạn, việc xác định EAD là dễ dàng. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng thì lại khá phức tạp. Theo thống kê của Basel thì tại thời điểm khơng trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay xấp xỉ hạn mức được cấp

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình qn

LEQ: Loan Equivalent Exposure: Tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng (LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình qn): Là phần khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngồi mức dư nợ bình qn

Việc xác định LEQ có ý nghĩa quyết định đối với độ chính xác của ước lượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ. Điều này gây khó khăn trong tính tốn. Chẳng hạn như, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường ít khi rơi vào trường hợp này, nên khơng thể tính chính xác LEQ. Ngồi ra, loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy mơ hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức, ... làm cho việc xác định LEQ trở nên phức tạp hơn.

LGD gồm tổn thất về khoản vay và các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng khơng được trả nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng khơng được thanh tốn và các chi phí hành chính có thể phát sinh như chi phí xử lý tài sản thế chấp, chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD

Số tiền có thể thu hồi gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố LGD = 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được

Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng thường rất cao hoặc rất thấp nên khơng thể tính bình qn. Hai yếu tố giữ vai trò quan trọng trong quyết định khả năng thu hồi vốn khi khách hàng không trả được nợ là TSĐB của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng. Ba phương pháp tính LGD là:

- Tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường: Sử dụng khi các khoản tín dụng có thể được mua bán trên thị trường. Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó 1 thời gian ngắn sau khi nó được xếp vào hạng không trả được nợ. Giá này được tính trên cơ sở ước tính của thị trường bằng phương pháp hiện tại hố tất cả các dịng tiền có thể thu hồi được của khoản vay trong tương lai.

- Tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín dụng khơng trả được nợ. Ngân hàng sẽ ước tính các luồng tiền tương lai, khoản thời gian dự kiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu chúng. Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vơ cùng khó khăn

- Xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trường

Tóm lại, khi ngân hàng cho vay các khách hàng tốt, hệ số rủi ro giảm xuống,

và tất yếu dẫn đến RRTD giảm.

Để đo lường rủi ro tín dụng có 2 phương pháp được sử dụng:

- Phương pháp chuẩn: tài sản có rủi ro được áp dụng các hệ số rủi ro khác nhau do tổ chức xếp hạng độc lập quy định.

- Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản hoặc nâng cao: tài sản có rủi ro được áp dụng các hệ số rủi ro dựa trên các dữ liệu nội bộ.

Theo khảo sát của Ủy Ban Basel thì để đánh giá rủi ro tín dụng, các ngân hàng thuộc nhóm 1 các nước G10 (bao gồm ngân hàng có vốn cấp 1 trên 3 tỷ USD hoạt động đa ngành đa quốc gia) thường sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ. Các ngân hàng thuộc nhóm 2 các nước G10 với 77% ngân hàng sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ. Các ngân hàng nhóm 1 khơng thuộc các các nước G10 cũng sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ như một công cụ hiệu quả để quản trị rủi ro.

Một số ngân hàng tại các nước Châu Á đã sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ như Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kong. Các ngân hàng tại Trung Quốc; Philipin đang thay đổi phương pháp đo lường RRTD tư các phương pháp chuẩn sang phương pháp xếp hạng nội bộ. Hầu hết các nhà quản lý ở Châu Á đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel II và tin tưởng rằng khuôn khổ này sẽ đưa ra những khích lệ hơn nữa để cải thiện cơng tác quản lý rủi ro

Nhìn chung các nước trên thế giới đang dần xem XHTD là một phương pháp đo lường RRTD khoa học và hiệu quả, một tiêu chí để ứng dụng quy trình quản trị theo Basel II.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh phú thọ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)