Phân tích sản lượng xuất khẩu của công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN PANGA MEKONG (Trang 32 - 35)

Bảng 8: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY (2007-2008)

STT Thị trường Năm 2007 Năm 2008 2008/2007 2008/2007

Kg Kg tuyệt đối tương đối 1 Trung Đông 94,330.00 826,515.00 732,185.00 776.20% 2 EU 68,680.00 765,768.00 697,088.00 1,014.98% 3 Châu Mỹ 365,854.76 302,786.40 (63,068.36) (17.24%) 4 ASEAN 218,005.00 315,455.00 97,450.00 44.70% 5 Khác 325,720.00 1,355,547.00 1,029,827.00 316.17% Tổng 1,072,589.76 3,566,071.80 2,493,482.04 232.47%

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo xuất khẩu của công ty Panga Mekong)

Số liệu từ bảng trên được biểu diễn qua biểu đồ sau:

16000001400000 1400000 1200000 1000000 2007 800000 2008 600000 400000 200000 0

Trung EU Châu M ỹ ASEAN Khác

Đơng

Hình 1: Sản lượng xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty Panga Mekong năm 2007 và 2008

Từ bảng 8 và những bảng đã phân tích ở trên ta thấy thị trường của cơng ty đã có mặt ở hầu hết các thị trường mới và quan trọng của thủy sản Việt Nam: Trung Đông, EU, Châu Mỹ, Ai Cập và Ukraina. Từ biểu đồ 1 ta thấy sản lượng của năm 2008 so với năm 2007 hầu hết là tăng mạnh ngoại trừ thị trường Châu Mỹ giảm 63,068.36 kg (giảm 17.24%), các thị trường còn lại đều tăng trưởng từ

2 con số trở lên, đặc biệt là EU tuy sản lượng nhập khẩu chỉ đứng thứ 3 ( năm 2008 so với 2007 tăng thêm 697,088 kg) sau Trung Đơng và nhóm thị trường khác nhưng về tốc độ tăng trưởng đạt mức khá cao 1,014.98%. Đây là dấu hiệu tốt cho cơng ty, bởi vì sản phẩm của cơng ty đã đáp ứng được những địi hỏi khắt khe của thị trường EU khó tính với những rào cản thương mại cũng như vệ sinh thực phẩm, vì thế mà thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng được mở rộng (năm 2007 chỉ có 2 nước đến năm 2008 tăng lên 6 nước).

Trung Đơng là thị trường thứ 2 có mức sản lượng tăng trưởng ổn định 776.20%. Đây là thị trường có sự tăng trưởng cả về số thị trường, số lượng và giá trị nhập khẩu. Trong đó, Jordany và Palestine là 2 thị trường nhập khẩu nhiều nhất năm 2008 với số lượng là 703,485 kg (chiếm 85.15% trong tổng số 826,515 kg của cả khu vực). Đây là một thị trường mới và tương đối dễ tính trong tiêu dùng thủy sản, công ty cần mở rộng thị trường cũng như tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này, cơng ty cần duy trì và phát huy mức tăng trưởng ở thị trường này, đặc biệt là UAE, quốc gia đang trên đà phát triển và có mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người khá lớn khoảng 29.2 kg/năm, cao hơn nhiều so với mức chung của khu vực 9.15 kg/người/năm.

Tiếp theo Trung Đơng, thị trường có mức tăng trưởng đứng thứ 3 đó là thị trường gồm các nước như: Georgia, Dominica, Romania, Ukraina và Ai Cập, (gọi chung là thị trường khác) mức tăng chung của các nước này là 316.17%, trong đó đáng chú ý nhất là Ukraina và Ai Cập, đây là 2 quốc gia nhập khẩu nhiều nhất năm 2008 với số lượng 1,070,246 kg (chiếm 78,95% trong tổng số lượng nhập khẩu 2008 của 5 nước trên). Mặc dù năm 2008 là năm khó khăn chung của nền kinh tế thế giới nhưng sản lượng xuất khẩu của công ty vào thị trường này vẫn tăng trưởng ổn định. Điều này có thể giải thích là do Ukraina và Ai Cập là 2 thị trường lớn và rất ưa chuộng thủy sản của Việt Nam nói chung và cơng ty nói riêng nên mức tiêu dùng thủy sản của thị trường này vẫn ở mức cao.

Thị trường xuất khẩu của công ty ở Châu Á và gần như là Đông Nam Á (ngoại trừ HongKong) là thị trường có mức tăng trưởng chậm hơn, đạt 44.7%. Đây là khu vực rất gần với Việt Nam về địa lý và văn hóa. So với các thị trường khác thì đây là thị trường bao gồm nhiều quốc gia đang phát triển và các quốc gia nghèo nên nhu cầu cho tiêu dùng cho thủy sản xuất khẩu không cao. Hơn nữa, đây là những quốc gia có tiềm lực về thủy sản không phải quá mạnh nhưng cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu trong nước.

Khu vực Châu Mỹ được đánh giá là thị trường tiềm năng của thủy sản Việt Nam và cũng là thị trường quan trọng mà công ty muốn phát triển trong tương lai nhưng mức tăng trưởng của thị trường này lại không được như mong muốn, cụ thể là giảm 63,068.36 kg (tức giảm 17.24%). Có thể do đây là thị trường mới và cách xa về địa lý nên việc tìm hiểu và thu thập thơng tin về thị trường và khách hàng tại thị trường này chưa đạt hiểu quả. Ngồi ra cũng có thể do đây là thị trường tiềm năng nên có nhiều cơng ty trong và ngồi nước nhắm tới trong khi cơng ty Panga Mekong mới thành lập nên chưa có được nhiều bạn hàng, chưa có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu. Để có thể phát triển thị trường này thành thị trường mục tiêu, cơng ty cần có những kế hoạch cụ thể nhằm duy trì và tăng mức sản lượng xuất khẩu trong thời gian tới, đặc biệt chú trọng đến việc quảng bá và xây dựng thương hiệu cũng như tích cực tìm kiếm những đối tác mới.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN PANGA MEKONG (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w