Nguyên liệu đầu vào

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN PANGA MEKONG (Trang 56 - 58)

- Việc kinh doanh ở Ukraina các mối quan hệ cá nhân đóng vai trị rất quan

4.1.3.6. Nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu đầu vào luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp nghiệp nói chung và cơng ty nói riêng. Ni và chế biến cá da trơn được coi là thế mạnh của các tỉnh ĐBSCL. Thời gian qua, nhờ áp dụng những quy trình kỹ thuật tiên tiến vào quy trình ni cá da trơn thâm canh trong ao, hầm, nên sản lượng cá da trơn ở các tỉnh ĐBSCL ngày càng tăng nhanh. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các tỉnh ĐBSCL hiện có

gần 9.000ha ni cá da trơn với sản lượng hơn một triệu tấn cá nguyên liệu/năm. Tuy nhiên việc ni thả cá hiện nay vẫn chưa có quy hoạch cụ thể, việc ni cá vẫn còn tự phát và nguồn cung chưa ổn định, tính liên kết trong ngành chưa cao, do đó, thường xảy ra tình trạng doanh nghiệp thu mua “ép” giá người ni khi nguồn cung dư thừa và người nuôi lại phá hợp đồng khi nguồn cá khan hiếm. Giá cá nguyên liệu tăng giảm khơng ổn định, khi hút hàng thì giá cá có thể được đẩy lên 17,500 đồng/kg hoặc cao hơn nữa (tháng 3/2008) nhưng khi số lượng cung lớn hơn cầu về nguồn nguyên liệu thì giá lại bị đẩy xuống 13,000 đồng/kg hoặc thấp hơn nữa đã gây khơng ít khó khăn cho cả doanh nghiệp và người nuôi.

Hầu hết các thị trường nhập khẩu hiện nay đều đưa ra những tiêu chuẩn chất lượng nhất định đối với sản phẩm cá tra và cá basa, tiêu chuẩn chung nhất là GMP và HACCP, để đạt được những tiêu chuẩn này các trang trại ni cá phải có những quy trình kiểm tra chất lượng trong q trinh ni: thức ăn, kháng sinh, nguồn nước, con giống,… Hiện nay, chất ảnh hưởng nhiều nhất đến việc xuất khẩu sang thị trường Châu Âu là chất Green Machite, đang là nỗi lo đối với nghề nuôi cá ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long. Ngồi ra cá tra, basa cịn nhiễm các chất mà EU cấm nhập khẩu như: Chloramphenicol, Fulzolidone và Leucomlachite Green.

Những năm gần đây Bộ Thuỷ Sản cùng với các doanh nghiệp chế biến đã có những biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn phương pháp kỹ thuật nuôi và sử dụng chất thay thế cho người nuôi để không ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sau khi chế biến cũng đã làm giảm phần nào số cá khơng đạt tiêu chuẩn. Nhưng có một vài doanh nghiệp Việt Nam đã không kiểm tra kỹ trong vấn đề thu mua ngun liệu, nên vẫn cịn tình trạng hàng hóa bị trả về hoặc bị ép giá. Tình trạng trên khơng chỉ gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp mà cịn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và chất lượng cá tra, basa Việt Nam trên thị trường thế giới.

Nhận biết được tình trạng khó khăn của việc ổn định chất lượng cũng như số lượng của nguồn nguyên liệu, nên từ khi bắt tay vào xuất khẩu công ty thủy sản Panga Mekong đã xây dựng được cho mình một vùng nguyên liệu rộng gần 60 ha có khả năng cung cấp được khoảng 50 % nguồn nguyên liệu cho hoạt động xuất khẩu của cơng ty, từ đó giảm bớt khó khăn và rủi ro trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng đầu ra.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát khắt khe việc nuôi cá tại các trang trại của công ty theo các tiêu chuẩn quốc tế. Công ty cũng thường xuyên cử các cán bộ chuyên ngành xuống tận trang trại để theo dõi và xử lý kịp thời khi cá bị nhiễm bệnh cũng như kiểm tra nguồn nước và các tiêu chuẩn vệ sinh khác. Do đó, trong những năm qua số lượng cá nguyên liệu của cơng ty ln đạt tỷ lệ an tồn cao, đáp ứng đủ chất lượng cũng như kích cỡ cho các nhà máy hoạt động, đảm bảo đầu ra tương đối ổn định cho công ty.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN PANGA MEKONG (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w