Mối quan hệ giữa độ lệch chuẩn và chất lượng của ước lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận tân bình (Trang 48 - 51)

Độ lệch chuẩn (σ) Chất lượng ước lượng

σ ≤ 5% Rất tốt

5%<σ ≤ 10% Tốt

10% < σ ≤ 15% Khá tốt

15% < σ ≤ 25% Chấp nhận

σ > 25% Yếu

(Nguồn: Poussart (2001),Rapport d'enquête sur l'adoption du commerce électronique par les PME québécoise, Institut de la statistique du Québec, pp 41)

Theo mục tiêu nghiên cứu là các trung bình, đề tài lựa chọn một độ lệch chuẩn là σ = 15% (Khá tốt), mức ý nghĩa là 5% hay độ tin cậy là 95%, sai số cho phép M.E= 2.5%, Khi đó, quy mơ mẫu nhỏ nhất phải lựa chọn được tính theo cơng thức:

Rất khơng

đồng ý Khơng đồngý Khơng có ýkiến Đồng ý Rất đồng ý

σ x Z1-α/2 M.E = √n [σ x Z1-α/2]2 [σ x Z 0,975]2 [0,15 x 1,96]2 n = = = = 138 M.E2 M.E2 0.0252

Do giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện đề tài, nhằm tăng tính đại diện của mẫu, tác giả tiến hành ở quy mô mẫu là 350 DNNVV tại quận Tân Bình. Tác giả thực hiện lấy mẫu phi xác suất theo phương pháp thuận tiện.

b. Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi được gửi trực tiếp, fax, email. Đối tượng trả lời bảng câu hỏi là các DNNVV trên địa bàn quận Tân Bình.

Trên cơ sở mơ hình nghiên cứu, tác giả xây dựng thang đo gồm 25 biến và tiến hành khảo sát, kết quả như sau:

- Tổng số mẫu gửi đi 350 mẫu. - Tổng số mẫu thu về 317 mẫu.

- Số mẫu mẫu không hợp lệ (do không đủ thông tin) là 8 mẫu.

- Số mẫu hợp lệ 309 mẫu, trong đó có 183 DNNVV có sử dụng vốn vay ngân hàng (59,2%), 81 doanh nghiệp khơng tiếp cận được tín dụng ngân hàng (26,2%) và 45 doanh nghiệp khơng có nhu cầu vay vốn ngân hàng (vốn tự có đã đủ).

Như vậy, số lượng mẫu thu thập qua điều tra đạt yêu cầu cho phân tích dữ liệu.

2.3.2.5 Xây dựng giả thiết và thiết lập hàm nghiên cứua. Xây dựng giả thiết a. Xây dựng giả thiết

Đề tài xây dựng các giả thiết sau:

- H1: nhân tố NTPL có mối quan hệ tuyết tính với nhân tố PTDN. - H2: nhân tố NTKT có mối quan hệ tuyết tính với nhân tố PTDN. - H3: nhân tố DDDN có mối quan hệ tuyết tính với nhân tố PTDN. - H4: nhân tố VVNH có mối quan hệ tuyết tính với nhân tố PTDN.

- H5.1, H5.2, H5.3, H5.4, H5.5, H5.6, H5.7, H5.8: tác động của nhân tố VVNH1, VVNH2, VVNH3, VVNH4, VVNH5, VVNH6, VVNH7, VVNH8 đến quyết định tín dụng trong nhận thức của các doanh nghiệp là bằng nhau.

b. Thiết lập hàm nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết trình bày ở chương 1 cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của DNNVV như mơi trường chính trị pháp luật, mơi trường kinh tế, trình độ quản trị DN,…Vì vậy, tác giả chọn mơ hình quy tuyến tính đa biến trong phân tích, tức là biến phụ thuộc Y phụ thuộc vào nhiều biến độc lập X khác nhau.

Theo Gujarati (2003), mục đích của phân tích hồi qui có thể giúp người phân tích: (1) Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi cho trước giá trị một hoặc các biến giải thích; (2) Kiểm định các giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc giữa biến độc lập và biến phụ thuộc; (3) Dự báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi cho trước các giá trị của biến giải thích; (4) Dự báo tác động biên hoặc độ co giãn của một biến độc lập lên biến phụ thuộc thông qua hệ số hồi qui.

Hàm hồi qui tổng thể với 4 biến (NTPL, NTKT, DDDN, VVNH) ảnh hưởng đến PTDN được biểu diễn như sau:

YPTDN(i)= C0i+α1iNTPL+α2iNTKT+ α3iDDDN+α4iVVNH+ ε(i) (i= 1, 2, 3,….n) Trong đó:

- C0i: là hệ số cắt

- α1i, ,α2i,α3i,α4i: là các hệ số hồi quy riêng - ε(i): là hạng nhiễu ngẫu nhiên

- i: là quan sát thứ i

- n: được xem là quy mơ tồn bộ của tổng thể

2.3.3 Tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNNVV trên địa bànquận Tân Bình theo số liệu khảo sát của tác giả năm 2010 quận Tân Bình theo số liệu khảo sát của tác giả năm 2010

2.3.3.1 Thông tin về doanh nghiệp khảo sát

Trong tổng số 183 doanh nghiệp đã tiếp cận được tín dụng ngân hàng, đa số là các cơng ty TNHH (chiếm 33.3%), có vốn điều lệ từ 3- 5 tỷ đồng (chiếm 37.2%), có thời gian hoạt động tương đối (từ 3- 5 năm, chiếm 38.8%).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận tân bình (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)