Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận tân bình (Trang 68 - 106)

Giả định khơng có tương quan của các biến độc lập

Kết quả ở bảng 2.25 cho thấy các hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều dưới 10, điều này chứng tỏ sự cộng tuyến giữa các nhân tố độc lập (biến số độc lập) là rất thấp, phù hợp với giả định đặt ra là các nhân tố dự báo là độc lập nhau.

Từ những kết quả và nhận định trên, các biến độc lập đều có mối quan hệ nhân quả với biến phụ thuộc, cụ thể:

Nhân tố kinh tế có hệ số hồi qui chuẩn hóa 0.121, mức ý nghĩa 0.000; vốn vay ngân hàng có hệ số hồi qui chuẩn hóa 0.923, mức ý nghĩa 0.000, đặc điểm doanh nghiệp có hệ số hồi qui chuẩn hóa 0.083, mức ý nghĩa 0.002 và nhân tố pháp lý có hệ số hồi qui chuẩn hóa 0.079, mức ý nghĩa 0.003. Vì vậy các giả thiết H1, H2, H3, H4 trong mơ hình đều được ủng hộ.

Mơ hình thực tiễn của nhân tố PTDN được thiết lập như sau:

YPTDN(i)= 0.923*VVNH + 0.121*NTKT + 0.083*DDDN+ 0.079*NTPL + ε(i)

Kết quả xử lý tại bảng 2.25 cho thấy nhân tố VVNH (QĐTD) có tầm quan trọng hơn so với các nhân tố DDDN, NTKT và NTPL trong sự phát triển của các DNNVV. Nói cách khác, chúng ta có thể gán hệ số quan trọng (quyền số) lớn hơn cho quyết định

cấp tín dụng (vốn vay ngân hàng) khi dự đoán sự phát triển của DNNVV trên địa bàn Quận..

Mơ hình một lần nữa chứng minh ý nghĩa của vốn vay đến DNNVV, do đó tiếp cận và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng có ý nghĩa rất lớn đối với DNNVV.

2.4.5.3 Các phân tích khác

Ðể tìm hiểu xem các nhân tố tác động đến việc quyết định cấp tín dụng của NHTM như thế nào? Tác động ra sao tác giả đã đi kiểm định giả thiết H4 thông qua các yếu tố thuộc H5.

Theo kết quả khảo sát của tác giả được tập hợp mô tả trên sơ đồ 3 cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến việc cấp tín dụng ngân hàng. Và từ kết quả khảo sát này tác giả tiến hành phân tích sự tác động của các nhân tố đến việc cấp tín dụng của NHTM đối với DNNVV (phân tích one- way ANOVA).

Kỹ thuật phân tích phương sai ANOVA cho phép phân tích có tồn tại sự khác nhau trong nhận thức của các doanh nghiệp về mức độ tác động của các nhân tố VVNH1, VVNH2, VVNH3, VVNH4, VVNH7, VVNH8 đối với quyết định cấp tín dụng của các ngân hàng cho các DNNVV trên địa bàn Quận, thực hiện khảo sát sự khác biệt giữa các mẫu nhỏ trong mẫu phân tích.

Bảng 2.26: Kiểm định Homogeneity của các biến củaQuyết định cấp tín dụng (VVNH) Quyết định cấp tín dụng (VVNH) STT Chỉ tiêu Thống kê Levene (kiểm nghiệm xem xét sự ngang bằng về phương sai giữa các nhóm Bậc tự do (df1) Bậc tựdo (df2) Mức ý nghĩa

1 Quy mơ vốn chủ sở hữu 7.999 1 181 0.005

2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận 3.702 1 181 0.056

3 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu 5.585 1 180 0.019

4 Sự minh bạch trong báo cáo

tài chính 1.008 2 180 0.367

5 Hiệu quả phương án SXKD 26.272 1 180 0.000

Vì mức ý nghĩa của các nhân tố tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, minh bạch trong báo cáo tài chính lần lượt là 0,056; 0,367 lớn hơn 0,05 nên ta có thể nói phương sai của mức độ đồng ý của các yếu tố trên giữa các doanh nghiệp bằng nhau một cách có ý nghĩa thống kê (chấp nhận giả thiết Ho).

Và vì mức ý nghĩa của các nhân tố quy mô vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, hiệu quả phương án SXKD, tài sản đảm bảo tín dụng nhỏ hơn 0,05 nên ta có thể khẳng định là phương sai của các nhóm nhân tố là khơng bằng nhau.

Kết quả phân tích ANOVA cho các nhân tố tác động đến quyết định cấp tín dụng ngân hàng được thể hiện ở bảng 2.27:

Bảng 2.27: PHÂN TÍCH ANOVA (trong phân tích phương sai một chiều)

Biến thiên Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F Mức ý nghĩa Năng lực tài

chính Giữa các nhómTrong nội bộ nhóm 11.1835.863 1811 5.8630.62 94.888 0.000

Tổng 17.046 182

Tỷ lệ tăng

trưởng lợi nhuận Giữa các nhómTrong nội bộ nhóm 10.3506.696 1811 10.350 279.757 0.0000.037

Tổng 17.046 182 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu Giữa các nhóm 6.393 2 3.196 54.006 0. 000 Trong nội bộ nhóm 10.653 180 0.059 Tổng 17.046 182 Minh bạch trong

báo cáo tài chính Giữa các nhómTrong nội bộ nhóm 11.9845.062 1802 5.992 213.051 0.0000.028

Tổng 17.046 182 Hiệu quả phương án SXKD Giữa các nhóm 10.589 2 5.294 147.593 0.000 Trong nội bộ nhóm 6.457 180 0.036 Tổng 17.046 182 Tài sản đảm bảo

tín dụng Giữa các nhómTrong nội bộ nhóm 10.6726.374 1811 6.374 108.107 0.0000.059

Với mức ý nghĩa quan sát Sig. = 0.000, chấp nhận độ tin cậy của phép kiểm định này là 95% (mức ý nghĩa = 0.05) thì có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đồng ý của yếu tố Quyết định tín dụng (VVNH) của các doanh nghiệp (Bác bỏ giả thiết H5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.7, 5.8). Hay nói cách khác, với kết quả dữ liệu nhận được thì có thể khẳng định là tồn tại sự khác nhau về mức độ tác động của các nhân tố năng lực tài chính, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, sự minh bạch trong báo cáo tài chính, hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh và tài sản đảm bảo đến quyết định cấp tín dụng của các ngân hàng trong nhận thức của các doanh nghiệp.

Tìm hiểu nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định tín dụng, tác giả hiện thống kê mô tả, trong các biến ảnh hưởng đến quyết định tín dụng của các ngân hàng thì biến VVNH8 (Tài sản đảm bảo tín dụng) được doanh nghiệp đồng ý nhiều nhất với giá trị trung bình là 4,60, tiếp đến là hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, minh bạch trong báo cáo tài chính, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và cuối cùng là quy mô vốn chủ sở hữu. Điều này được thể hiện qua bảng 2.28

Bảng 2.28: Giá trị các biến ảnh hưởng đến QĐTD theo đánh giá của doanh nghiệp khảo sát

Biến Giá trị nhỏ nhất Gía trị lớn nhất Giá trị trung bình Sai lệch chuẩn VVNH1 4 5 4.18 0.386 VVNH2 4 5 4.22 0.418 VVNH3 3 5 4.20 0.416 VVNH4 3 5 4.21 0.433 VVNH7 3 5 4.30 0.472 VVNH8 4 5 4.60 0.492 2.5 Kết luận chương 2

Như phân tích ở trên, có thể thấy sự đóng góp đáng kể của DNNVV cho sự phát triển kinh tế xã hội của Quận. Trong quá trình hội nhập kinh tế, các DNNVV chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Trong chương 2, tác giả đã đưa ra mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp bao gồm 4 nhóm nhân tố: mơi trường pháp luật, mơi trường kinh tế, đặc điểm doanh nghiệp và vốn vay ngân hàng và các nhân

tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng. Tác giả đã tiến hành phân tích và khẳng định được vốn tín dụng ngân hàng có tầm quan trọng nhất (trong 4 nhóm nhân tố) đối với sự phát triển DNNVV. Tuy nhiên thực tế cho thấy không phải tất cả các doanh nghiệp khi đến vay vốn ngân hàng thì được đáp ứng. Hơn 26% DNNVV trên địa bàn Quận khơng tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng vì khơng có tài sản đảm bảo, khơng có khả năng soạn thảo phương án sản xuất kinh doanh, lãi suất vay cao, năng lực tài chính hạn chế,… Vì vậy, để tất cả DNNVV có nhu cầu vay vốn ngân hàng để phát triển việc sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng trưởng kinh tế xã hội Quận, trong chương 3, tác giả sẽ trình bày giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN. 3.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của DNNVV trên địa bàn quận Tân Bình

Trong thời gian gần đây, số lượng DNNVV trên địa bàn quận Tân Bình khơng ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Quận. Qua phân tích ở chương 2 cho thấy các DNNVV trên địa bàn Quận có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình hoạt động, cụ thể như sau:

Điểm mạnh (Strengths)

- DNNVV dễ dàng khởi sự (quy mơ nhỏ, ít vốn, chi phí quản lý đào tạo khơng lớn) dễ dàng huy động các nguồn nguyên vật liệu, nhân lực tại chỗ.

- Nhạy cảm với những biến động của thị trường, chuyển đổi mặt hàng nhanh phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

- Trong tổng số 309 DN khảo sát có đến 183 DN (59,2%) được ngân hàng cho vay để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Điểm yếu (Weaknesses)

- Nguồn vốn hạn chế nên DN khó khăn trong việc mở rộng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị mới, đào tào nhân lực,…. Khi tiến hành vay vốn ngân hàng có đến 26,2% DN khơng vay được vì 4 ngun nhân chính sau:

+ Thiếu tài sản đảm bảo.

+ Khơng có khả năng lập phương án sản xuất kinh doanh.

+ Lãi suất vay cao.

+ Báo cáo tài chính khơng đầy đủ, minh bạch.

- Các sản phẩm sản xuất thường không được coi trọng về mặt chất lượng, tuổi đời

- Trình độ quản lý, nguồn nhân lực còn hạn chế.

- Cơng nghệ lạc hậu.

- Khó giữ chân những nhân tài vì quy mơ nhỏ bé.

Cơ hội (Opportunities) - Với chính sách hỗ trợ của chính quyền các cấp (Nghị định 56/2009/NĐ- CP ngày 30/6/2009 về hỗ trợ phát triển DNNVV, Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính; UBND Quận thành lập Hội doanh nghiệp quận Tân Bình, tổ chức phổ biến pháp luật và tổ chức đối thoại với DN hàng năm nhằm nắm bắt những vướng mắc của DN, thu hút các ngân hàng đến đầu tư tại Quận,…) và việc gia nhập WTO đem lại cho DNNVV quận Tân Bình cơ hội cho DNNVV thành lập nhiều, DN mở rộng thị trường, được đối xử bình đẳng trong hoạt động thương mại quốc tế, làm cho DN năng động hơn, đổi mới công nghệ và phương thức quản lý. - Quận Tân Bình có 2 cửa ngõ giao thông quan trọng của cả nước: Cụm cảng hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và quốc lộ 22 về hướng Tây Ninh, Campuchia. Điều này đem lại cho DNNVV trên địa bàn Quận cơ hội phát triển TM- DV như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ chuyển phát nhanh, thành lập trạm dừng chân, điểm mua sắm cho du khách,..

Thách thức (Threats)

- Thách thức to lớn của hội nhập là các DNNVV phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên thị trường hàng nhập khẩu cũng như hàng hóa xuất khẩu.

- Thị trường tiêu thụ hạn hẹp. Sản phẩm của các DNNVV phần lớn được tiêu thụ tại địa phương do áp lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm thấp và Nhà nước cũng chưa kiểm soát được hàng ngoại nhập lậu. Mặt khác, do dễ dàng khởi sự và Nhà nước chưa thực hiện tốt quy hoạch nên nhiều DN đổ xô sản xuất một mặt hàng nên gặp khó khăn trong cạnh tranh. - Tỷ giá biến động, lãi suất cho vay cao, lạm phát, nguồn cung cấp nguyên vật liệu với giá cao làm cho DN đối mặt với nhiều rủi ro trong quá trình họat động.

- Việc ban hành và thực thi các chính sách hỗ trợ của chính phủ cịn chậm chạp, một số chính sách chưa ổn định và còn bất cập, hệ thống đăng ký kinh doanh chưa thống nhất từ Trung ương đến địa phương, việc quản lý nội dung kê khai trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của doanh nghiệp cịn hạn chế. Cơng tác quản lý các DNNVV mới chỉ chú trọng đến việc kiểm soát và thu thuế mà chưa nhằm mục tiêu phát hiện những vướng mắc để hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới phát triển.

3.2 Định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn Quận đến năm 2020

Rõ ràng rằng, trong thời gian qua thì việc cung tín dụng cho các DNVVN trên địa bàn quận Tân Bình là rất hiệu quả vì nó gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tất cả các DNNVV trên địa bàn Quận có thể tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả cao, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội Quận nói riêng và Thành phố nói chung là hết sức cần thiết. Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Quận, hàng năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu TM- DV trên 25% và giá trị SXCN- TTCN trên 12 %. Để đạt được điều này thì đóng góp của DNNVV là rất lớn.

Kết quả khảo sát đã cho thấy nguyên nhân cản trở khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV trên địa bàn quận Tân Bình chủ yếu là:

Thứ nhất: Tài sản đảm bảo.

Thứ hai: Hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh. Thứ ba: Lãi suất cho vay.

Thứ tư: Minh bạch trong báo cáo tài chính.

Do đó, để tháo gỡ những hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với các DNNVV, tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển đặc biệt là trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau.

3.3 Các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với DNNVV trên địa bàn quận Tân Bình

3.3.1 Giải pháp về tài sản đảm bảo

Thơng thường, để hạn chế rủi ro các khoản tín dụng, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo khoản vay. Tài sản đảm bảo có thể là hàng hóa hay bất động sản. Tuy nhiên, chủ yếu tài sản đảm bảo của khách hàng là bất động sản. Qua số liệu phân tích ở chương 2, có đến 35,8% DN (29/81 DN) thiếu tài sản đảm bảo nên khơng vay được tín dụng ngân hàng và các DN đã tiếp cận được vốn vay ngân hàng cũng đánh giá tài sản đảm bảo được ngân hàng quan tâm hàng đầu khi tiến hành cho vay. Giải pháp về tài sản đảm bảo được thực hiện như sau:

3.3.1.1 Về phía doanh nghiệp

Trong trường hợp DN khơng có tài sản đảm bảo: đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp phải nâng cao uy tín của mình trên thị trường vì hiện nay việc cho vay tín chấp vẫn cịn xa tầm tay của đa số DNNVV. Đề khắc phục hạn chế, DN phải thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất, các DNNVV cần phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh cụ

thể; từng DN cần lựa chọn đúng vị trí của mình trong phân công lao động xã hội, chọn những khâu, những địa điểm, những sản phẩm có thể cạnh tranh thành cơng. Dựa trên tiềm lực của bản thân, ngành hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu và tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương và nhất là quy hoạch phát triển kinh tế của địa phương về ngành nghề, loại hình, lao động, nguồn nguyên liệu sẵn có... để có chiến lược phát triển phù hợp.

Thứ hai, quan tâm đầu tư chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực, có chính sách nhân

sự hấp dẫn để xóa bỏ dần nếp suy nghĩ “tiêu cực” của người lao động về DNNVV, từ đó dễ dàng thu hút được nhân tài gắn bó với DNNVV. Điều đó sẽ làm cho năng lực kinh doanh của DNNVV được cải thiện, hiệu quả hoạt động tăng nhanh, uy tín của DNNVV với ngân hàng được nâng lên; từ đó mà các rào cản về tiếp cận vốn vay sẽ được tháo gỡ dần. Vì giờ đây với uy tín của mình, các DNNVV sẽ được các NHTM cấp tín dụng tín chấp.

Thứ ba là tích cực xây dựng và quảng bá thương hiệu, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (nếu có); nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tạo phong cách riêng cho DN; đồng thời chú trọng đến cơng tác hậu mãi để tạo uy tín cho DN và tạo ấn tượng đẹp đối với nguời tiêu dùng... để nâng cao uy tín của DN trên thị trường, từ đó sẽ tạo được lịng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vốn tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận tân bình (Trang 68 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)