1. Những vấn đề đã đạt được
1.1. Về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Trong những năm qua, Nhà máy luôn luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, sản xuất kinh doanh có lãi, đảm bảo đời sống cho CBCNV.
- Nhà máy đã khai thác và xuất khẩu thuốc lá baolà 23 conts, 6 tháng đầu năm 2002 đã sản xuất và xuất khẩu được 18 conts = 7921000 bao... đã góp phần tăng giá trị tổng sản lượng và doanh thu là 9,8 tỷ đồng.
- Nhà máy có hệ thống đại lý tiêu thụ sản phẩm, bạn hàng thuỷ chung gắn bó trong nhiều năm qua, thường xuyên quan tâm đến công tác thị trường và có chính sách bán
hàng hợp lý phù hợp với từng thời kỳ, do vậy những mặt hàng truyền thống như Thăng Long,Thủ đô, Hoàn Kiếm, Điện Biên đầu lọc...6 tháng đầu năm sản lượng tiêu thụ vẫn giữ vững và phát triển hơn so với cùng kỳ năm trước.
- Nhà máy luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu đổi mới kỹ thuật và công nghệ, cải tiến mẫu mã... nên một số mặt hàng ra đời năm 2000 như Viland, Sapa đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, 6 tháng đầu năm 2002, hai sản phẩm này đã tiêu thụ được trên 16 triệu bao, tăng 7,7 triệu bao so với cùng kỳ năm trước. Nhà máy tiếp tục nghiên cứu, phối chế chuẩn bị cho ra đời một số mác thuốc bao cứng cấp trung bình như Phù Đổng, Trường Sơn.
1.2. Về cơ sở hạ tầng và hoạt động khoa học công nghệ của Nhà máy:
- Cơ sở hạ tầng của Nhà máy đã đủ đảm bảo sản xuất vệ sinh an toàn. Nhà máy có hệ thống máy móc hiện đại, dây chuyền sản xuất thuốc lá đầu lọc bao cứng, MAX8, MAX3 đầu tư năm 2000 đến nay đưa vào sản xuất đã thực sự phát huy hiệu quả đạt năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. - Nhà máy đã triển khai nghiên cứu các sản phẩm mới có chất lượng cao, có hàm lượng Nicotin và Tar thấp theo lộ trình giảm Nicotin và Tar trong các sản phẩm thuốc lá điếu.
- Triển khai công tác nghiên cứu đầu tư các thiết bị kiểm tra hoá lý của thuốc lá điếu, thiết bị kiểm tra các chỉ tiêu vật lý của giấy cuốn và một số vật tư khác.
- Đang từng bước hoàn thành và đánh giá thử hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và đưa vào áp dụng trong quý IV/2002.
- Xây dựng phòng phân tích có trang thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm, vật tư.
- Nhà máy thường xuyên được các Ban kiểm tra của các cơ quan chức năng Nhà nước về kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về tình hình môi trường, an toàn sản xuất, vệ sinh công nghiệp... và luôn được đánh giá:
+ Là đơn vị thực hiện tốt chế độ vệ sinh công nghiệp, tất cả các phân xưởng sản xuất và đóng bao đều có nồng độ bụi dưới chế độ cho phép.
+ Toàn bộ sản phẩm của Nhà máy đều được đăng ký chất lượng và nhãn hiệu hành hoá mới theo quy định của Nhà nước.
1.3. Về nguyên liệu:
Nguyên liệu thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Trong những năm gần đây, nguyên liệu đầu vào của Nhà máy phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng được nâng cao về chất lượng cả về nguyên liệu trong nước và nguyên liệu nhập khẩu.
1.4. Về hoạt động tài chính:
Tổng nhu cầu vốn cần cho sản xuất kinh doanh năm 2001 là 114950 triệu đồng trong đó vốn lưu động là 32192 triệu đồng, ước năm 2002 là 126027 triệu đồng. Nhà máy thường xuyên sử dụng vốn có hiệu quả và bảo toàn vốn. Đối với công nợ bán hàng trên cơ sở có tài sản cầm cố, thế chấp và bảo lãnh.
1.5. Về mẫu mã, bao bì:
Nhà máy đã đầu tư khoa học, cải tiến mẫu mã, bao bì, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường. Hiện nay, Nhà máy đã có những sản phẩm cao cấp mà thị trường biết đến như: Vinataba, Dunhill... Các sản phẩm cấp thấp và trung bình vẫn đang bán được trên thị trường nhưng doanh thu đối với những sản phẩm này không cao. Mặc dù vậy nhưng Nhà máy vẫn duy trì sản xuất để tạo công ăn việc làm cho CBCNV, tận dụng nguồn nguyên liệu cấp thấp và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho những người có thu nhập thấp.
1.6. Về nhân tố con người:
Nhà máy đã trải qua 45 năm hình thành và phát triển. Những người công nhân trong Nhà máy đều có năng lực và giàu kinh nghiệm trong sản xuất. Đây là nhân tố quan trọng đóng góp nên sự thắng lợi vô cùng to lớn của Nhà máy trong việc giữ vững và phát huy nội lực đưa Nhà máy ngày một vươn lên cùng với đà phát triển của đất nước.
2. Những vấn đề tồn tại:
-Thuốc lá là mặt hàng không được Nhà nước khuyến khích phát triển, không được quảng cáo, thị hiếu và sức mua của người tiêu dùng trong nước gần đây có xu hướng giảm, mặt khác sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong ngành ngày càng gay gắt, giành giật thị trường, thị phần kể cả các đơn vị trong cùng Tổng công ty.
- Tình hình nhập lậu thuốc lá vẫn không giảm, trên thị trường vẫn bán tràn lan ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm cao cấp hiện Nhà máy đang sản xuất, cụ thể sản phẩm Dunhill ngày càng giảm, sản phẩm Vinataba là sản phẩm của Tổng công ty, hàng tháng Nhà máy được giao chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ, 6 tháng đầu năm nay cũng chỉ đạt 42% kế hoạch, do vậy làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
2.2. Về tình hình thị trường, nhu cầu, khả năng cạnh tranh sản phẩm của Nhà máy: máy:
- Tình hình thị trường trong những năm qua không có biến động lớn. Sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng, chủ yếu tập trung vào các mác thuốc bao cứng cấp thấp và trung bình. Các mác thuốc truyền thống của Nhà máy như Thăng Long, Điện Biên đầu lọc, Điện Biên 70 vẫn giữ được mức tiêu thụ ổn định. Riêng sản phẩm Tam đảo mức tiêu thụ có xu hướng giảm dần, mặc dù Nhà máy đã tích cực đẩy mạnh công tác thị trường, áp dụng nhiều biện pháp, cải tiến nhiều chính sách bán hàng phù hợp nhưng do sự cạnh tranh quá lớn của các sản phẩm khác trong nước.
- Về nhu cầu của người tiêu dùng nhìn chung giảm rất ít, nhưng do tốc độ cung lớn hơn cầu đã ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ.
- Các sản phẩm của Nhà máy chịu sức ép cạnh tranh từ hai phía: sản phẩm cao cấp và cấp thấp, sản phẩm mức trung bình trở xuống bị cạnh tranh bởi các đối thủ trong nước do chính sách hỗ trợ bán hàng quá lớn đã thao túng các kênh bán hàng, dần chiếm lĩnh thị phần của một số mác thuốc truyền thống cấp trung bình và cấp thấp.
2.3. Về hoạt động liên doanh:
Hiện nay, Nhà máy đang hợp tác liên doanh với công ty BAT để sản xuất sản phẩm Dunhill. Do chịu ảnh hưởng của thuốc lá nhập lậu , nên trong những năm gần
đây, sản phẩm này liên tục bị giảm nhiều về sản lượng tiêu thụ, làm ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
2.4. Về nguyên liệu nhập khẩu:
Toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu phải qua trung gian. Do Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một trong những đơn vị thành viên thuộc khối sản xuất của Tổng công ty thuốc lá Việt nam. Do đó hoạt động nhập khẩu của Nhà máy phải tiến hành theo phương thức nhập khẩu uỷ thác cho công ty xuất nhập khẩu thuốc lá dưới dạng đơn hàng nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu này diễn ra trong thời gian dài do đó ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
2.5. Về hình thức khen thưởng:
Hiện nay Nhà máy đang thực hiện hình thức khen thưởng về hoàn thành kế hoạch. Để khuyến khích công nhân trong sản xuất, trong những năm tới Nhà máy nên thực hiện đa dạng hoá các hình thức khen thưởng như thưởng do tiết kiệm nguyên liệu...
2.6. Về giá thành sản phẩm:
Mặc dù giá bán rất cao so với giá thành sản xuất ra sản phẩm nhưng lợi nhuận của Nhà máy không cao. Điều đó là do Nhà máy đóng góp vào ngân sách Nhà nước một lượng lớn. Giá thành sản phẩm hiện nay của Nhà máy còn cao qua các năm, do đó Nhà máy cần có các biện pháp để hạ giá thành sản phẩm , từ đó tăng lợi nhuận cho Nhà máy.
Kết luận:
Như vậy, Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một doanh nghiệp sản xuất thuốc lá có quy mô lớn với doanh thu hàng năm khoảng trên 600 tỷ đồng, là một doanh nghiệp làm ăn có lãi với lợi nhuận hàng năm bình quân 20 tỷ đồng.Nhà máy có cơ sở vật chất đủ đảm bảo sản xuất vệ sinh an toàn. Công nghệ sản xuất thuốc lá khá hiện đại, tiết kiệm được nguyên liệu, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, năng suất cao. Trong những năm gần đây, sản lượng thuốc lá tiêu thụ ngày càng tăng, mặc dù tốc độ tăng qua các năm không lớn do các yếu tố khách quan và chủ quan mang lại.
Kết quả tiêu thụ ngày càng tăng đánh giá sự cố gắng của Nhà máy trong quá trình sản xuất, trong đầu tư theo chiều sâu (Cải tiến và đổi mới máy móc thiết bị), và đặc biệt công tác Marketing. Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, Nhà máy đã thực hiện tốt công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm của Nhà máy tới người tiêu dùng nhất là những sản phẩm mới.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và chất lượng sản phẩm là hai yếu tố quan trọng nhất cho sự sống còn của một doanh nghiệp nói chung và Nhà máy thuốc lá Thăng Long nói riêng. Hiện nay, Nhà máy đang chịu sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành và thuốc lá nhập lậu. Do đó, khâu tiêu thụ là vấn đề mà Nhà máy rất quan tâm. Để làm được điều đó, Nhà máy đã không ngừng cải tiến máy móc thiết bị, bao bì, mẫu mã, nâng cao tay nghề cho công nhân, đa dạng hoá các hoạt động Marketing... để từ đó làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành , tăng khả năng và tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy trên thị trường.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì còn không ít những khó khăn hiện nay và trong tương lai. Vì vậy, Nhà máy rất mong sự giúp đỡ của Nhà nước và Tổng công ty thuốc lá Việt nam để Nhà máy có thể khắc phục được những khó khăn, từ đó cùng đất nước phát triển bền vững trong tương lai.
Mục lục
Trang
Lời mở đầu... 1
Phần I:Tổng quan về tình hình Nhà máy thuốc lá Thăng Long 2
1. Sự hình thành và các giai đoạn phát triển của Nhà máy 2
1.1. Sự hình thành Nhà máy... 2
1.2. Quá trình phát triển qua các giai đoạn... 4
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Nhà máy... 6
2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy: chức năng, nhiệm vụ 7 3. Quy trình sản xuất dây chuyền chế biến thuốc sợi... 10
4. Tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm trong những năm gần đây... 14
Phần II: Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Nhà máy thuốc lá Thăng Long 16
1. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy... 16
1.1. Căn cứ xây dựng kế hoạch... 16
1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 1999-2002... 16
1.3. Kết quả thực hiện kế hoạch... 17
2. Thực trạng về tổ chức quản lý lao động, tiền lương... 17
2.1. Cơ cấu lao động hiện nay của Nhà máy... 17
2.2. Định mức lao động của Nhà máy(cho 1 ca sản xuất)... 19
2.2.1. Phân xưởng sợi... 19
2.2.2. Phân xưởng bao cứng... 21
2.2.3. Phân xưởng bao mềm... 22
2.2.4. Phân xưởng Dunhill... 23
2.4. Thực trạng hệ thống trả lương... 24
2.4.1. Quy chế trả lương... 24
2.4.2. Công tác xây dựng quỹ lương của Nhà máy ... 25
2.4.2.1. Thành phần quỹ lương... 25
2.4.2.2. Quỹ lương bổ sung... 27
2.4.2.3. Quỹ lương thêm giờ và quỹ khen thưởng phúc lợi... 27
2.4.3. Thực trạng hệ thống các hình thức trả lương... 27
2.4.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian... 27
2.4.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân... 29
2.4.3.3. Hình thức trả lương theo sản phẩm khoán... 29
2.4.3.4. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể... 29
3. Công tác quản lý cơ sở hai tầng, khoa học kỹ thuật... 31
3.1. Cơ sở hạ tầng của Nhà máy ... 31
3.2. Tình hình máy móc thiết bị của Nhà máy ... 32
3.3. Công tác quản lý chất lượng... 33
4. Thực trạng cung ứng và sử dụng nguyên liệu... 33
4.1. Nguồn cung ứng nguyên liệu... 33
4.2. Tình hình sử dụng nguyên liệu 3 năm gần đây... 35
5. Thực trạng tài chính của Nhà máy... 35
5.1. Tình hình sử dụng vốn của Nhà máy ... 35
5.2. Chi phí kinh doanh, giá thành và biện pháp hạ giá thành sản phẩm... 37
5.2.1. Chi phí kinh doanh... 37
5.2.2. Giá thành và biện pháp hạ giá thành... 38
6. Hoạt động Marketing... 39
Phần III:Đánh giá chung về Nhà máy thuốc lá Thăng Long 41
1. Những vấn đề đã đạt được... 41
1.1. Về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ... 41
1.3. Về nguyên liệu... 42
1.4. Về hoạt động tài chính... 42
1.5. Về mẫu mã, bao bì... 42
1.6. Về nhân tố con người... 43
2.Những vấn đề tồn tại... 43
2.1. Về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ... 43
2.2. Về tình hình thị trường, nhu cầu, khả năng cạnh tranh sản phẩm của Nhà máy ... 43
2.3. Về hoạt động liên doanh... 44
2.4. Về nguyên liệu xuất khẩu... 44
2.5. Về hình thức khen thưởng... 44
2.6. Về giá thành sản phẩm ... 45