Thực trạng tài chính của Nhà máy

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Khảo sát thực tế thực trạng của Nhà máy trong giai đoạn hiện nay và những năm gần đây về tổ chức quản lý tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long ppt (Trang 40 - 45)

5.1. Tình hình sử dụng vốn của Nhà máy:

Để thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy, Nhà máy cần phải có một nguồn vốn kinh doanh nhất định đủ để trang trải cho các chi phí cần phải bỏ ra như: xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, đáp ứng những chi phí quảng cáo và tiêu thụ, chi trả tiền lương... Mặt khác, cũng cần có đủ vốn để

tiến hành kinh doanh cho đến khi đạt được mục tiêu mong muốn và không ngừng phát triển Nhà máy trong tương lai.

Hiện nay vốn kinh doanh của Nhà máy chủ yếu bao gồm 2 nguồn chính đó là: vốn ngân sách và vốn tự bổ sung. Cơ cấu vốn của Nhà máy được thể hiện qua bảng sau: ( Xem bảng trang bên)

Chỉ tiêu

Năm 2001 Năm 2002 2002 so với 2001

Số tiền (Tr.đồng ) Tỷ trọng ( %) Số tiền (Tr.đồng ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đồng ) Tỷtrọn g (%) I. Nợ phải trả 26144 18,5 16361 12,5 -9783 62,6 1. Nợ ngân sách 16144 11,4 16361 12,5 +217 101,4 2. Nợ ngắn hạn 10000 7,1 0 0 -10000 0 II. Nguồn vốn CSH 115547 81,5 114950 87,5 -597 99,5 1. Nguồn vốn NS 79601 56,2 79601 60,6 0 100 2. Vốn tự bổ sung 35946 25,3 35349 26,9 -597 98,3 Tổng cộng: 141694 100 131311 100

Bảng 18: Phân tích cơ cấu vốn của Nhà máy.

Qua bảng phân tích trên ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu năm 2002 giảm so với năm 2001 là 597 triệu đồng hay -0,5% nhưng về tỷ trọng nguồn vốn thì lại tăng từ 81,5% lên 87,5%, trong khi đó nợ phải trả giảm 9783 triệu đồng hay

-37,4%. Điều đó chứng tỏ Nhà máy đã không hướng về chiếm dụng vốn, cụ thể nợ ngắn hạn vào năm 2002 là không có. Nhà máy chủ yếu là vốn do ngân sách Nhà nước cấp.

Xét về tỷ suất tài trợ ta thấy:

Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn CSH / Tổng nguồn vốn kinh doanh

Năm 2001: Tỷ suất tài trợ = 115547 / 141694 = 0,815 Năm 2002: Tỷ suất tài trợ = 114950 / 131311 = 0,875

Những tỷ suất này là rất cao, tình hình tài chính của Nhà máy vẫn được bảo đảm. Mặt khác nếu xét về các chỉ tiêu tổng nợ phải thu và tổng nợ phải trả ta có: Tỷ lệ các khoản phải thu / phải trả = nợ phải thu / nợ phải trả

Năm 2001 tỷ lệ này là 153,6%, năm 2002 là 197,2%. Các tỷ lệ này là rất lớn và tăng dần từ năm 2001 đến năm 2002. Nhà máy đảm bảo cho việc chi trả.

Tóm lại, trong những năm qua Nhà máy đã sử dụng vốn có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trong 6 tháng đầu năm 2002, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt 230,95% so với cùng kỳ năm trước.

5.2. Chi phí kinh doanh, giá thành và biện pháp hạ giá thành sản phẩm:

5.2.1. Chi phí kinh doanh: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà máy

phải bỏ ra nhiều loại chi phí. Hiện nay, Nhà máy có các loại chi phí như: chi phí sản xuất sản phẩm tiêu thụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương, chi trả lãi vay, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, các chi phí khác. Các chi phí đó đã phát sinh trong 2 năm 2001 và 2002 như sau:

Đơn vị: Triệu đồng

Khoản mục chi phí Năm 2001 Năm 2002

-Chi phí SX SP tiêu thụ 3541920 423154 -Chi phí khấu hao TSCĐ 11139 11250 -Chi phí tiền lương 38166 39000 -Chi trả lãi vay 22 324 -Chi phí bán hàng 14744 22142 -Chi phí QLDN 14799 17000 Bảng 19: Chi phí sản xuất của Nhà máy.

Qua bảng trên ta thấy các chi phí sản xuất sản phẩm tiêu thụ, chi phí tiền lương, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2002 cao hơn so với năm 2001: đối với chi phí sản xuất sản phẩm tiêu thụ thì năm 2002 tăng 68234 triệu đồng,

chi phí tiền lương tăng 834 triệu đồng, chi phí bán hàng tăng 7398 triệu đồng, chi phí QLDN tăng 2201 triệu đồng.

Trong năm 2002 này, Nhà máy đã đẩy mạnh việc đầu tư theo chiều sâu, đa dạng hoá sản phẩm bằng việc mở rộng danh mục sản phẩm, vì vậy lượng nguyên liệu và các chi phí liên quan đến tạo ra sản phẩm tăng do đó chi phí phục vụ cho sản xuất sản phẩm của năm 2002 tăng.

Nhà máy thuốc lá Thăng Long là một Nhà máy lớn của Tổng công ty thuốc lá Việt nam, hiện nay đang chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành và với thuốc lá nhập lậu. Do đó Nhà máy đang đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm được nhanh hơn, Nhà máy đã nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, tổ chức tốt công tác tiếp thị... Vì vậy, làm cho chi phí bán hàng tăng lên, và tất yếu sẽ dẫn đến chi phí QLDN tăng theo. Mặc dù các khoản chi phí qua các năm tăng dần lên nhưng bù lại đã thu được một lượng thu rất lớn. Điều đó cho ta thấy rằng Nhà máy đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra .

5.2.2.Giá thành và biện pháp hạ giá thành:

Song song với chi phí kinh doanh là giá thành sản phẩm. Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt kết quả. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh. Đồng thời còn thông tin và kiểm tra về chi phí, giúp cho người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định đúng đắn. Với mỗi một sản phẩm được sản xuất ra đều có một chi phí riêng, do đó Nhà máy đã tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Giá thành từng loại sản phẩm của Nhà máy được thể hiện như sau: ( Xem bảng trang bên)

Từ bảng bên ta thấy, giá thành năm 2002 cao hơn năm 2001 là điều hợp lý vì chi phí sản xuất cho từng sản phẩm năm 2002 cao hơn năm 2001. Nhưng việc tăng dần lên giá thành là điều không tốt cho Nhà máy, nó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Nhà máy. Do đó để tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thì Nhà máy cần phải có biện pháp làm giảm giá thành sản phẩm. Hiện nay, Nhà máy chủ yếu sử dụng 2 biện pháp chính để hạ giá thành sản phẩm đó là:

+ Xây dựng lại các định mức kinh tế kỹ thuật.

+ Đầu tư theo chiều sâu đặc biệt là về máy móc thiết bị để giảm tiêu hao nguyên vật liệu, giảm lao động... từ đó làm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

Tên sản phẩm Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002

- Dunhill Đồng/bao 4725,716 4820,230 - Vinataba “ 3583,876 3655,554 - Vina Menthol “ 3672,620 3746,073 - Hồng Hà “ 2375,917 2423,435 - Thăng Long sắt “ 5326,034 5432,555 - Tam đảo Menthol “ 1133,063 1155,724 - Tam Đảo “ 1082,745 1104,400 - Hồng Hà MN “ 1734,614 1769,306 - Viland Menthol “ 1032,065 1052,706 - Sapa+ khác “ 988,059 1007,821 - Thăng Long “ 1095,609 1117,521 - Thủ đô “ 1042,722 1063,576 - Hoàn Kiếm “ 1007,039 1027,180 - Điện Biên đầu lọc “ 940,583 959,395 - Hạ Long “ 999,85 1019,847 - M+M Menthol “ 1572,24 1603,68

- Sapa mềm “ 832,376 849,024 - Đống Đa 85 “ 648,559 661,530 - Đống Đa 70 Đồng/bao 570,456 581,865 Bảng 20: Giá thành từng loại sản phẩm của Nhà máy.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Khảo sát thực tế thực trạng của Nhà máy trong giai đoạn hiện nay và những năm gần đây về tổ chức quản lý tại Nhà máy thuốc lá Thăng Long ppt (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)