Liên minh Châu Âu

Một phần của tài liệu Giáo trình KINH TẾ QUỐC TẾ potx (Trang 49 - 99)

Tự nghiên cứu 6.4.5 IMF Tự nghiên cứu 6.4.6 WB Tự nghiên cứu 6.4.7 ADB Tự nghiên cứu

Chương 7 MẬU DỊCH QUỐC TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 7.1 Vai trò của mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển

7.1.1 Bi quan

Nhiều trường hợp các nước nghèo khi mua bán với các nước giàu luôn bị thiệt thòi do bán hàng hóa sơ chế có giá rẻ, đồng thời phải nhập khẩu hàng tinh chế với giá cao. Và nếu theo các lý thuyết cổ điển, các nước nghèo có lợi thế về lao động rẻ thì chỉ có thể sản xuất những sản phẩm này mãi và người lao động mãi mãi không nâng được mức sống như người lao động ở các nước giàu. Do đó khi mậu dịch xảy ra chỉ làm cho các nước nghèo thì nghèo tiếp còn các nước giàu thì giàu tiếp. Cách nhìn bi quan này, dựa trên trạng thái tĩnh của nền kinh tế và vì thế các nước nghèo không thế thoát nghèo nếu mậu dịch tự do.

7.1.2 Lạc quan

Thực ra nền kinh tế luôn động và đường cong học hỏi cũng cho thấy các nước đi sau có khả năng rút ngắn giai đoạn nghiên cứu để rút ngắn khoảng các với các nước đi trước. Các nước NICs cho thấy điều này là hoàn toàn đúng. Đầu tiên các nước này cũng tập trung vào những ngành thâm dụng nhân công rẻ, nhưng sau thời gian “học hỏi” các nước này nhanh chóng tiếp thu các công nghệ tiên tiến và rượt theo các nước đi trước rất nhanh. NICs cũng đã thành công khi tránh cạnh tranh trực tiếp với các nước công nghiệp ở những ngành công nghiệp nặng, cần nhiều vốn và công nghệ cao. Thành công của Nics là thành công của “kỹ thuật tĩnh tương đối”.

Ngược lại, các nước có nền kinh tế tập trung lại gặp thất bại khi sử dụng tính động của nền kinh tế thái quá bằng cách tập trung nguồn lực quá lớn cho sản xuất các ngành công nghiệp nặng, phức tạp vượt quá khả năng sản xuất hiệu quả của các nước này. Hậu quả là kinh tế trì trệ kéo dài.

7.1.3 Quan điểm của Harbenler

 Mậu dịch giúp sử dụng nguồn lao động dư thừa trong nước.

 Mậu dịch góp phần phân công lao động hợp lý và tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô.  Mậu dịch khuyến khích nảy sinh các tư tưởng mới, công nghệ mới, quản lý sản xuất mới.  Mậu dịch tạo điều kiện cho vốn từ nước phát triển chảy sang các nước đang phát triển.

 Mậu dịch kích thích sản xuất và tiêu dùng nội địa gia tăng ở những quốc gia có dân số đông (như: Ấn Độ, Brasil).

 Mậu dịch là vũ khí chống độc quyền hữu hiệu, làm gia tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước.

7.1.4 Cơ hội nào cho các nước nghèo?

Những lợi ích mang lại từ toàn cầu hóa đã được thừa nhận, tuy nhiên lợi ích này khác nhau ở mỗi quốc gia. Đối với các nước nghèo, đang phát triển, toàn cầu hóa có thể là cơ hội lớn để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Mặt khác toàn cầu hóa cũng có thể biến các nước này trở thành con nợ lớn. Do đó để gia nhập thế giới thứ nhất, các nước đang phát triển phải tận dụng được những cơ hội do toàn cầu hóa mang lại. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy, các nước nghèo cần quan tâm hai vấn đề chính sau:

 Xác định vị trí của nền kinh tế để có những bước đi phù hợp trong việc thừa hưởng các tiến bộ khoa học công nghệ hay kinh nghiệm từ các nước đi trước.

 Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư, nhất là các nguồn vốn từ nước ngoài để phát triển sản xuất và khai thác hiệu quả tài nguyên, nguồn lực trong nước.

7.2 ToT ở các nước đang phát triển

7.2.1 Xu hướng suy giảm ToT và bằng chứng nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu của Prebisch và Singer đều cho rằng: tỷ lệ mậu dịch của nhiều nước kém phát triển đang xấu đi. Hàng nông sản xuất khẩu bán đi thì ngày càng mua được ít hàng hóa công nghiệp hơn từ các nước phát triển.

7.2.2 Thử lý giải nguyên nhân

ToT ở các nước đang phát triển thường có xu hướng giảm vì những nguyên nhân chính như sau:  Cơ cấu xuất khẩu chủ yếu của các nước này chủ yếu là nông nghiệp thô và sơ chế. Giá của mặt hàng này thường thấp và khó tăng cao; nhu cầu tiêu dùng lại ít co giãn theo thu nhập. Ví dụ như gạo (Việt Nam), lúa mỳ (Hoa Kỳ), thịt bò (Úc).

 Cơ cấu nhập khẩu chủ yếu của các nước này chủ yếu là công nghiệp có giá trị cao. Nhu cầu công nghiệp hóa thúc đẩy các nước đang phát triển phải nhập khẩu ngày các nhiều các sản phẩm này.

 Mặt khác cầu hàng công nghiệp tiêu dùng theo thu nhập có độ co giãn cao hơn so với hàng nông nghiệp. Ví dụ: Tivi, xe gắn máy, điện thoại …

7.3 Xuất khẩu không ổn định

Tính chất khó dự trữ của nông sản cũng góp phần làm cho giá cả của nông sản bấp bênh và gây bất lợi cho nước sản xuất do: “được mùa thì mất giá, còn được giá thì mất mùa”.

Ví dụ: Việt Nam sản xuất hơn 30 triệu tấn gạo/năm, tiêu thụ nội địa chiếm tỷ lệ trên 85% nhưng giá gạo trong nước thường phụ thuộc vào giá xuất khẩu. Năm nào xuất khẩu được giá thì gạo nội địa có giá cao, còn không thì ngược lại.

7.3.1 Nguyên nhân và ảnh hưởng

Nếu gạo Việt Nam giảm giá còn ½ thì người tiêu dùng có ăn nhiều gấp đôi không? Thông thường câu trả lời sẽ là không. Đó là do đặc điểm của nông sản là cung cầu khá bền (ít co giãn hay nhạy cảm với giá). Giả sử giá gạo tăng gấp đôi thì người nông dân cũng không có thể tăng sản xuất ngay được vì trồng lúa cần nhiều thời gian hơn so với sản xuất công nghiệp. Cung nông sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố mùa vụ, thời tiết, đất đai hữu hạn nên việc gia tăng sản lượng thường khó hơn so với hàng hoá công nghiệp.

Độ co giãn của nông sản :

Cà phê: 0,8

Cacao: 0,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đường: 0,4

Hình 7.1 cho thấy Cầu nông sản ít

chịu tác động bởi giá cả thay đổi. Mặt khác, chi tiêu cho nông sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong rổ hàng tiêu dùng của người dân ở các nước giàu. Nên giá nông sản đến tay tiêu dùng sẽ ít chịu tác động bởi giá nông sản thô trả cho người nông dân. Ví dụ: cà phê nhân Buôn Mê Thuộc và ly cà phê ở Luân Đôn.

Ngoài nông sản, khoáng sản cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước nghèo. Hiện nay cầu nhiều loại khoáng sản cũng không co giãn theo giá vì những lý do sau:

 Sự phát triển các sản phẩm tổng hợp thay thế làm giảm nhu cầu về nguyên vật liệu thiên nhiên. Ví dụ: cao su tổng hợp = cao su thiên nhiên, nylon = bông, plastic = da thuộc.

 Công nghệ cao cấp về các sản phẩm kỹ thuật cao đã giảm nhu cầu đối với nguyên vật liệu của các nước đang phát triển.Ví dụ: xe tiết kiệm nhiên liệu của Nhật.

 Sản phẩm dịch vụ đòi hỏi nguyên liệu ít hơn tăng nhanh hơn sản phẩm nguyên liệu. Ví dụ: chai dầu thơm Chanel 5.

7.3.2 Các thỏa thuận hàng hóa quốc tế

 Thỏa thuận tiếp thị: nhà nước sẽ mua hàng của nhà sản xuất trong nước với giá thấp hơn giá thế giới ở những năm “thuận lợi”, đồng thời mua hàng với giá cao hơn giá thế giới ở những năm “khó khăn”. Ví dụ Ghana (cacao); Burma (gạo).

 Thỏa thuận dự trữ đệm: chính phủ sẽ tham gia thị trường bằng cách mua hàng hóa dự trữ khi giá thấp và bán ra khi giá cao. Ví dụ: thiếc (1956); cao su thiên nhiên (1986: 375.000 tấn = chi phí: 300 triệu USD/năm)

 Thỏa thuận kiểm soát xuất khẩu: điều chỉnh lượng xuất khẩu nhằm mục đích giữ giá bán có lợi. Ví dụ: OPEC

 Thỏa thuận hợp đồng mua hàng: là thỏa thuận nhiều bên quy định giá tối thiểu cho bên mua và giá tối đa cho bên bán với một lượng hàng xác định. Ví dụ: Thỏa thuận lúa mì quốc tế (1949) bị phá vỡ do năm 1970 Liên Xô mua một khối lượng khổng lồ làm tăng giá nhanh.

7.3.3 Gía “cánh kéo”

Giá cánh kéo là hiện tượng khác nhau trong xu hướng biến động giá của hai nhóm hàng:

Nhóm 1: Hàng thành phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị.

Nhóm 2: Hàng nguyên vật liệu, hàng thô sơ chế, nông sản.

5 10 5 6 D Q P P D

Nông sản SP công nghiệp

1 2

Hình 7.1 : Độ nhạy cảm của cầu so với giá

Giá cánh kéo

* Khi giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng tăng thì giá của nhóm hàng 1 luôn có xu hướng tăng nhanh hơn so với giá cả của nhóm hàng 2

* Khi giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm thì giá cả của nhóm hàng 1 có xu hướng giảm chậm hơn so với giá cả của nhóm hàng 2.

Lưu ý:

 Giá “cánh kéo” được nghiên cứu trong thời gian dài. Trong ngắn hạn thì giá cả hàng hóa chịu tác động của rất nhiều yếu tố nhất thời do vậy không thể khẳng định được giá của nhóm 1 tăng mạnh hơn nhóm 2 hay giảm chậm hơn nhóm hàng 2.

 Hiện tượng giá tăng là phổ biến.

 Giá “cánh kéo” ngày càng có xu hưóng “doãng ra” (khoảng cách giữa nhóm hàng 1 và 2 ngày càng rộng ra).

Tác động của giá cánh kéo đến các nước.

Hiện tượng giá “cánh kéo” chỉ có lợi cho các nước tham gia vào thị trường thế giới khi họ thực hiện xuất khẩu nhóm hàng 1 và nhập khẩu nhóm hàng 2, và không có lợi cho những nước xuất khẩu nhóm hàng 2 và nhập khẩu nhóm hàng 1.

Thực tế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Gây thua thiệt cho các nước đang phát triển.

 Mang lại lợi ích cho các nước công nghiệp phát triển

Để khắc phục tình trạng “giá cánh kéo” thì các nước buộc phải thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu, phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, không thể xuất khẩu các sản phẩm thô sơ chế mãi được, phải tăng dần hàm lượng chế biến trong sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu.

7.4 Công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển

7.4.1 Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (dựa vào bảo hộ)

Đặt trọng tâm phát triển công nghiệp để thay thế những hàng hóa nhập khẩu. Chiến lược này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, dùng các hàng rào thuế quan để nâng đỡ các ngành sản xuất non trẻ trong nước. Các quốc gia khi giàu lên đều tăng tỉ trọng công nghiệp và giảm tỉ trọng nông nghiệp. Vấn đề là tìm con đường tốt nhất để xây dựng một khu vực công nghiệp có thể tự mình tăng trưởng bền vững? Có hai chiến lược. Thứ nhất là bảo hộ bằng thuế quan, hạn ngạch và cấm nhập khẩu. Ý tưởng ở đây là nâng giá sản phẩm để các doanh nghiệp nội địa có thể học cách trở nên hiệu quả. Về nguyên tắc, bảo

2 2 1 1 t P

hộ sẽ phải giảm dần để người tiêu dùng các sản phẩm này không mãi mãi phải chịu giá cao. Thực ra, khi một ngành đã quen được bảo hộ thì sẽ rất khó chuyển sang cuộc sống không có nó. Một công ty được bảo hộ đạt lợi nhuận cao bằng cách thuyết phục các quan chức chính phủ hay chính trị gia rằng công ty phải được bảo hộ hơn nữa, trong khi chẳng dành nhiều nỗ lực để giảm giá thành hay cải thiện sản phẩm. Đôi khi một chính phủ mạnh tay và buộc doanh nghiệp phải trở nên cạnh tranh, nhưng điều này rất hiếm. Thông thường, một khi công nghiệp hóa bắt đầu với giá thành cao thì sẽ tiếp tục như vậy.

Chiến lược công nghiệp hoá theo hướng sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu đã được hầu hết các nước công nghiệp phát triển hiện nay theo đuổi trong thế kỷ XIX. Trong các nước đang phát triển, chiến lược thay thế hàng nhập được thử nghiệm đầu tiên ở các nước Mỹ Latinh. Một số nước châu Á như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thực hiện chiến lược này trên con đường công nghiệp hóa từ trước Chiến tranh thế giới lần 2. Ở hầu hết các nước châu Á và Châu Phi, mong muốn nhanh chóng xây dựng một nền kinh tế độc lập và đó là lý do chính khiến các nước đi vào con đường phát triển thay thế nhập khẩu. Trong những năm 60 thay thế nhập khẩu đã trở thành chiến lược phát triển kinh tế chủ đạo.

Phương pháp luận của chiến lược thay thế nhập khẩu là:

v Trước hết cố gắng tự sản xuất để đáp ứng đại bộ phận nhu cầu về hang hóa và dịch vụ cho thị trường nội địa. Đảm bảo cho các nhà sản xuất trong nước có thể làm chủ được kỹ thuật sản xuất hoặc các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp công nghệ vốn và quản lý hướng vào việc cung cấp cho thị trường nội địa là chính.

v Cuối cùng lập hang rào bảo hộ để hổ trợ cho sản xuất trong nước có lãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong những ngành công nghiệp là mục tiêu phát triển.

Các biện pháp thực hiện thay thế nhập khẩu thường là thuế quan bảo hộ, hạn ngạch nhập khẩu và tỷ giá cao quá mức.

Những lập luận ủng hộ đường lối công nghiệp hóa sản xuất thay thế nhập khẩu:

 Độc lập kinh tế: thực tế lịch sử ở các nước Mỹ Latinh đã trải qua thời kỳ bất ổn định do phụ thuộc kinh tế vào nước ngoài thời kỳ thập niên 1930 và 1940.

 Thoát khỏi vị thế làm nước cung cấp nguyên liệu, nông sản: giả thuyết Prebisch_Singer đề cập tới hiệu ứng giá cánh kéo theo đó giá hàng nông sản ngày càng rẻ và giá hàng chế tạo ngày càng đắt tương đối.

 Học tập thông qua thực tiễn: gây dựng kinh nghiệm kinh doanh cho doanh nghiệp trong nước thông qua môi trường cạnh tranh không quá khắt nghiệt khi không có hàng nhập khẩu.

 Sự cần thiết phải đạt được tính kinh tế nhờ qui mô: tính kinh tế nhờ qui mô được cho là cần thiết cho phát triển doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa. Dành thị trường trong nước chỉ cho doanh nghiệp trong nước tin rằng sẽ giúp đạt được tính kinh tế nhờ qui mô.

 Các mối liên kết ngành: các ngành thay thế nhập khẩu phát triển có thể tạo cơ hội cho các ngành khác cung cấp đầu vào cho chúng hay sử dụng đầu ra của chúng phát triển theo. Áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu đã đem lại sự mở mang nhất định các cơ sở sản xuất, giải quyết công ăn việc làm. Quá trình đô thị hóa bắt đầu. Bước đầu hình thành các chủ doanh nghiệp có đầu óc kinh doanh. Nhưng lịch sử cho thấy rằng: Nếu dừng lại ở giai đoạn chiến lược thay thế nhập khẩu sẽ vấp phải những trở ngại rất lớn:

Y Chiến lược sản xuất hàng nội địa thay thế hàng xuất khẩu thực chất nhằm thỏa mãn nhu cầu trong nước là chính, chú trọng nhiều đến tỷ lệ trợ cấp của thị trường nội địa. Với chiến lược như vậy, ngoại thương không được coi trọng, coi nhẹ ảnh hưởng tích cực của kinh tế thế giới đối với sự phát triển kinh tế trong nước. Và điều đó tất nhiên sẽ hạn chế

việc khai thác tiềm năng của đất nước trong việc phát triển ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác.

Y Kinh tế của các nước đang phát triển trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa là nền kinh tế thiếu thốn đủ thứ, tổng cầu vượt quá tổng cung thường thông qua nhập khẩu để cân bằng. Xu hướng này không thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Nếu hạn chế quá mức nhập khẩu, thực hiện chính sách bảo hộ không thích hợp sẽ làm giảm tốc độ phát triển kinh tế.

Y Cán cân thương mại ngày càng thiếu hụt. Nạn thiếu ngoại tệ là trở ngại cho việc mở cửa với bên ngoài và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Giáo trình KINH TẾ QUỐC TẾ potx (Trang 49 - 99)