Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa:

Một phần của tài liệu Giáo trình KINH TẾ QUỐC TẾ potx (Trang 32 - 33)

Sản xuất tiếp tục được chuyển sang các nước đang phát triển để tận dụng chi phí thấp các yếu tố sản xuất của các quốc gia này.

Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu.

Tóm lại:

Mô hình Linder cho rằng thương mại bổ sung lẫn nhau sẽ tăng giữa các nước có cùng mức thu nhập. Vì thế các nước đang phát triển khó lòng xâm nhập vào thị trường các nước đã phát triển mà chỉ có thể tìm kiếm thị trường các nước đang phát triển khác. Đầu tư và chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích cho các nước tham gia.

Để duy trì sức cạnh tranh các nước phát triển phải cạnh tranh không ngừng để đưa ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng toàn cầu. Còn các nước đang phát triển thì cạnh tranh trong việc thu hút chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ, thu hút đầu tư. Những nước thành công sẽ tiến đến cạnh tranh với các nước phát triển khác về sáng chế, sáng tác, phát minh sản phẩm mới => cạnh tranh tri thức.

Lưu ý: một nước đang phát triển muốn tiếp nhận công nghệ sản xuất từ nước phát minh phải đối mặt với hai vấn đề nan giải là: sức cầu của thị trường nội địa về sản phẩm mới còn quá nhỏ; thêm nữa, trình độ kỹ thuật, tay nghề công nhân và kinh nghiệm quản lý có khoảng cách quá xa với nước phát minh nên việc chuyển giao phát sinh nhiều chi phí và cần nhiều thời gian. Do đó, để thực hiện thành công chiến lược “đi tắt đón đầu” các nước này phải giải quyết được hai vấn đề trên.

Một phần của tài liệu Giáo trình KINH TẾ QUỐC TẾ potx (Trang 32 - 33)