Các thỏa thuận hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình KINH TẾ QUỐC TẾ potx (Trang 52 - 53)

 Thỏa thuận tiếp thị: nhà nước sẽ mua hàng của nhà sản xuất trong nước với giá thấp hơn giá thế giới ở những năm “thuận lợi”, đồng thời mua hàng với giá cao hơn giá thế giới ở những năm “khó khăn”. Ví dụ Ghana (cacao); Burma (gạo).

 Thỏa thuận dự trữ đệm: chính phủ sẽ tham gia thị trường bằng cách mua hàng hóa dự trữ khi giá thấp và bán ra khi giá cao. Ví dụ: thiếc (1956); cao su thiên nhiên (1986: 375.000 tấn = chi phí: 300 triệu USD/năm)

 Thỏa thuận kiểm soát xuất khẩu: điều chỉnh lượng xuất khẩu nhằm mục đích giữ giá bán có lợi. Ví dụ: OPEC

 Thỏa thuận hợp đồng mua hàng: là thỏa thuận nhiều bên quy định giá tối thiểu cho bên mua và giá tối đa cho bên bán với một lượng hàng xác định. Ví dụ: Thỏa thuận lúa mì quốc tế (1949) bị phá vỡ do năm 1970 Liên Xô mua một khối lượng khổng lồ làm tăng giá nhanh.

7.3.3 Gía “cánh kéo”

Giá cánh kéo là hiện tượng khác nhau trong xu hướng biến động giá của hai nhóm hàng:

Nhóm 1: Hàng thành phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị.

Nhóm 2: Hàng nguyên vật liệu, hàng thô sơ chế, nông sản.

5 10 5 6 D Q P P D

Nông sản SP công nghiệp

1 2

Hình 7.1 : Độ nhạy cảm của cầu so với giá

Giá cánh kéo

* Khi giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng tăng thì giá của nhóm hàng 1 luôn có xu hướng tăng nhanh hơn so với giá cả của nhóm hàng 2

* Khi giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm thì giá cả của nhóm hàng 1 có xu hướng giảm chậm hơn so với giá cả của nhóm hàng 2.

Lưu ý:

 Giá “cánh kéo” được nghiên cứu trong thời gian dài. Trong ngắn hạn thì giá cả hàng hóa chịu tác động của rất nhiều yếu tố nhất thời do vậy không thể khẳng định được giá của nhóm 1 tăng mạnh hơn nhóm 2 hay giảm chậm hơn nhóm hàng 2.

 Hiện tượng giá tăng là phổ biến.

 Giá “cánh kéo” ngày càng có xu hưóng “doãng ra” (khoảng cách giữa nhóm hàng 1 và 2 ngày càng rộng ra).

Tác động của giá cánh kéo đến các nước.

Hiện tượng giá “cánh kéo” chỉ có lợi cho các nước tham gia vào thị trường thế giới khi họ thực hiện xuất khẩu nhóm hàng 1 và nhập khẩu nhóm hàng 2, và không có lợi cho những nước xuất khẩu nhóm hàng 2 và nhập khẩu nhóm hàng 1.

Thực tế:

 Gây thua thiệt cho các nước đang phát triển.

 Mang lại lợi ích cho các nước công nghiệp phát triển

Để khắc phục tình trạng “giá cánh kéo” thì các nước buộc phải thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu, phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, không thể xuất khẩu các sản phẩm thô sơ chế mãi được, phải tăng dần hàm lượng chế biến trong sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Giáo trình KINH TẾ QUỐC TẾ potx (Trang 52 - 53)