Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (EOI)

Một phần của tài liệu Giáo trình KINH TẾ QUỐC TẾ potx (Trang 55 - 58)

Công nghiệp hóa với những ngành giá thành cao thường dẫn đến trì trệ, vậy đâu là giải pháp thay thế? Nhiều nước đã thành công với công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu. Chiến lược này hướng đến xuất

khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới. EOI tập trung toàn bộ nguồn lực trong nước và tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhằm mục đích xuất khẩu càng nhiều càng tốt. Chính sách thương mại tự do thường hữu dụng trong chiến lược này.

Trong chiến lược này, cả doanh nghiệp nước ngoài lẫn trong nước tìm trên thị trường thế giới những khu vực đặc thù mà họ có thể cạnh tranh và phát triển. Nhờ xuất khẩu mà họ học được cách đáp ứng với những thay đổi về nhu cầu, công nghệ và chất lượng. Liên tục có những áp lực phải cải thiện và sáng tạo. Vì thị trường toàn cầu rất lớn, doanh nghiệp xuất khẩu có thể đạt được lợi thế theo qui mô, dù họ chỉ ở trong một thị trường nội địa nhỏ. Hãy xét Việt Nam, với GDP hiện nay bằng 1/3 của

Singapore, chỉ có thị trường nội địa nhỏ bé cho nhiều sản phẩm công nghiệp. Chẳng hạn, ngành công nghiệp ô tô chỉ bán được 25.000 chiếc mỗi năm, trong khi để đạt được qui mô có lợi thì con số này phải là hàng trăm ngàn chiếc.

Các nhà xuất khẩu muốn có các nguồn cung ứng trong nước, do đó các cụm doanh nghiệp nhỏ thường mọc lên để cung cấp đầu vào. Các dịch vụ marketing, sửa chữa và thiết kế cũng phát triển theo. Kết quả là một khu vực công nghiệp năng động, vừa sâu vừa rộng, có thể ứng phó tốt trước những thay đổi ngoài dự kiến. Đây là điều đã giúp Hàn Quốc và Đài Loan ứng phó với các cú sốc dầu lửa thế giới hay các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây tốt hơn những nước hướng nội ở châu Á hay Mỹ La tinh. Hồng Kông và Singapore cũng theo hướng này và đã rất thành công.

Điều quan trọng cần thấy là công nghiệp hóa hướng xuất khẩu cũng gồm cả nhiều ngành sản xuất cho thị trường nội địa. Nhưng đó là sản xuất cạnh tranh với nhập khẩu mà không cần nhiều bảo hộ. Đòi hỏi này là của cả AFTA, BTA và WTO.

Đọc thêm:

Công nghiệp hóa hướng theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu là một chiến lược công nghiệp hóa lấy phát triển khu vực sản xuất hang xuất khẩu làm động lực chủ yếu lôi kéo phát triển toàn nền kinh tế, đây còn được gọi là chiến lược “mở cửa” hướng ra thị trường bên ngoài. Chiến lược này được áp dụng rỗng rãi ở nhiều nước Mỹ La Tinh từ những năm 50 và những nước Đông Bắc, Đông Nam Á từ những năm 60.

Trong chiến lược này, Chính phủ sẽ ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp có thể xuất khẩu được sản phẩm của mình. Các biện pháp ưu tiên thường được sử dụng gồm: trợ cấp xuất khẩu, tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng, hỗ trợ về thông tin thị trường, tạo thuận lợi cho nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, ưu đãi về tỷ giá hối đoái, quy định về tỷ lệ xuất khẩu đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo thuận lợi về cơ sở hạ tầng chẳng hạn như thành lập các khu chế xuất. Theo dự tính thông thường của các nhà lập chính sách theo đuổi chiến lược này, các ngành xuất khẩu sẽ đem lại thu nhập cho nền kinh tế, công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đem lại nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu các máy móc cho công nghiệp hóa và đặc biệt là những ảnh hưởng lan tỏa của nó tới các ngành và lĩnh vực kinh tế khác. Phương pháp luận của chiến lược này là sự phân tích về việc sử dụng các “lợi thế so sánh” hay những nhân tố sản xuất thuộc tiềm năng của một nước như thế nào trong sự phân công lao động quốc tế, để mang lại lợi ích tối ưu cho một quốc gia. Tuy nhiên. “lợi thế so sánh” thay đổi cùng với quá trình phát triển của mình, nên có nhiều giai đoạn công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu.

Trong giai đoạn đầu tiên, các nước đang phát triển thường chỉ có lợi thế ở những ngành thuộc khu vực một của nền kinh tế như khai thác tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp. Vì thế giai đoạn này được gọi là giai đoạn công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu sơ khai. Sang giai đoạn thứ hai, các ngành thâm dụng lao động như dệt may, đóng giày, thực phẩm qua chế biến, đồ gỗ qua gia công và những ngành công nghiệp nhẹ khác cùng

ngành đóng tàu… được lựa chọn vì lúc này lợi thế của quốc gia chính là lao động rẻ và có tay nghề không cần cao.

Ở giai đoạn thứ ba của công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu, các ngành được lựa chọn là những ngành thâm dụng tư bản (vốn) và lao động có kỹ năng như sản xuất hàng điện gia dụng _ điện tử, cơ khí đơn giản như chế tạo máy nông nghiệp, sản xuất xe gắn máy. Ở giai đoạn thứ tư, các ngành được lựa chọn là nhũng ngành thâm dụng công nghệ như chế tạo máy chính xác, hóa chất, chế tạo ôtô…

Ba giai đoạn này được gọi chung là công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu của khu vực thứ 2 (khu vực chế tạo). Các giai đoạn trên có thể gối nhau.

Theo cách tiếp cận đó, chiến lược “hướng về xuất khẩu” là giải pháp mở cửa nền kinh tế quốc dân để thu hút vốn và kỹ thuật vào khai thác tiềm năng lao động và tài nguyên của đất nước. Chiến lược này nhấn mạnh vào 3 nhân tố cơ bản sau:

Thay cho việc kiểm soát nhập khẩu để tiết kiệm ngoại tệ và kiểm soát tài chính là khuyến khích mở rộng nhanh chóng khả năng xuất khẩu.

Đảm bảo môi trường đầu tư cho các nhà tư bản nước ngoài thông qua một hệ thống các chính sách khuyến khích và kinh tế tự do để thu hút đến mức tối đa vốn đầu tư của các công ty nước ngoài.

Ngoài ra, khi xuất phát từ nhu cầu của thị trường, coi thị trường đặc biệt là thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu, sẽ có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này thể hiện ở việc:

Xuất khẩu tạo điều kiện cho ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bong, sợi hay thuốc nhuộm…

Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. Vì hoạt động xuất khẩu đòi hỏi phải không ngừng tìm kiếm các thị trường tiêu thụ hang hóa mới cũng như giữ vững các thị trường buôn bán truyền thống. Nó không những là yêu cầu cho hoạt động xuất khẩu tồn tại mà còn là giải pháp để nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

Tóm lại, mục tiêu cơ bản của chiến lược này là dựa vào mở mang đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trực tiếp cũng như hỗ trợ các tư bản nước ngoài để tạo ra khả năng cạnh tranh cao của hàng xuất khẩu.

Nhờ áp dụng chiến lược này, nền kinh tế nhiều nước đang phát triển trong vài ba thập kỷ qua đã đạt được một tốc độ tăng trưởng cao, một số ngành công nghiệp (chủ yếu là các ngành chế biến xuất khẩu) đạt trình đọ kỹ thuật tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. ngoại thương trở thành “đầu tàu” của nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, áp dụng chiến lược này cũng bộc lộ những nhược điểm:

Nếu xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển của các nước đang phát triển, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dung nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. Sản xuất và sự thay đổi thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp.

Do tập trung hết khả năng cho xuất khẩu và các ngành có lien quan nên dẫn đến tình trạng mất cân đối trầm trọng giữa các ngành xuất khẩu và không xuất khẩu.

Do ít chú ý đến các ngành công nghiệp thiết yếu nhất nên mặc dù tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng nền kinh tế đã gắn chặt vào thị trường bên ngoài và dễ bị tác động bởi những sự biến đổi thăng trầm của kinh tế các nước lớn.

Nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của 2 chiến lược này, một số nước đang tìm tòi, lựa chọn một chiến lược phù hợp với giai đoạn phát triển của mình. Nhiều nước đang phát triển lúc đầu chọn “sản xuất thay thế nhập khẩu” rồi đến giai đoạn nào đó chuyển sang “sản xuất hướng về xuất khẩu”. Trong một giai đoạn nhất định, có nước trong cùng thời gian thực hiện dung hòa cả 2 chiến lược này.

Khó có thể rút ra được những qui tắc chung từ những kinh nghiệm của các chiến lược thương mại trên. Điều quan trọng nhất là xây dựng chiến lược trên những yếu tố có thể phát huy được. Dù kết quả thu được là sự pha trộn chiến lược thay thế nhập khẩu hay hướng về xuất khẩu cũng không quan trọng, nếu chiến lược đó đưa đất nước thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển của mình.

Ngoài ra con cần lưu ý các điểm sau: 1) Đầu tiên là vốn.

Công nghiệp hóa đòi hỏi phải có nhiều vốn, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn ngoài nước đóng vai trò chủ đạo.

2) Nguồn nhân lực.

Trong quá trình phát triển, công nghiệp hóa đòi hỏi phải có đầy đủ nguồn nhân lực về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có trình dộ cao.

3) Khoa học công nghệ.

Khoa hoc công nghệ được xác định là động lực của công nghiệp hóa. Nó quyết định thế cạnh tranh và tốc dộ phát triển kinh tế nói chung.

Để đạt điều đó cần phải tính đến cơ cấu kinh tế, dây chuyền công nghệ, qui trình sản xuất… sao cho các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng ngày một cao.

Ví dụ: để làm ra 500 USD, người Nhật sản xuất chiếc máy ảnh Canon 500 gram, người Mỹ làm một phần mềm chứa trong sản phẩm 200 gram, còn chúng ta thì phải lao lực để sản xuất hàng mấy tấn gạo…

4) Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ cùng với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế đang tạo ra mối lien hệ phụ thuộc nhau giữa nền kinh tế của các nước. Vì thế mở rộng kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan, tạo ra khả năng và điều kiện để các nước đang phát triển có thể tranh thủ vốn, kỹ thuật và công nghệ.

5) Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý của nhà nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình KINH TẾ QUỐC TẾ potx (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)