Mục tiêu và định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống BCTC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho đơng vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế (Trang 72 - 75)

Để giúp các đơn vị HCSN tạo ra được thơng tin hữu ích nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau trong điều kiện phát triển và hội nhập sâu rộng.

3.1.1. Mục tiêu

Mục tiêu ngắn hạn: dựa trên những hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành

người viết đề xuất các giải pháp sửa đổi một số mẫu biểu báo cáo, bổ sung nội dung trên báo cáo, kết hợp và tách một số báo cáo và một số vấn đề khác liên quan đến các BCTC để hoàn thiện dần hệ thống BCTC hiện hành theo đúng bản chất và phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin, và từng bước tiếp cận với các quy định của IPSAS nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn về tình hình cấp và sử dụng Ngân sách, tình hình hoạt động của đơn vị.

Mục tiêu dài hạn: đề xuất một số giải pháp định hướng tới việc xây dựng

mới một số báo cáo, và kiến nghị để sửa đổi liên quan đến môi trường pháp lý cũng như môi trường kế tốn nhằm chuyển đổi dần tồn bộ hệ thống BCTC nói riêng và tồn bộ kế tốn áp dụng cho đơn vị HCSN nói chung theo IPSAS – cơ sở dồn tích - xu hướng chung của kế tốn khu vực cơng trên thế giới, quản lý và phân bổ ngân sách theo yếu tố đầu ra. Trước mắt chúng ta không thể chuyển sang cơ sở dồn tích ngay vì chưa đủ nguồn lực mà chúng ta phải qua trung gian là cơ sở dồn tích có điều chỉnh trước, đồng thời sửa đổi, hoàn thiện dần hệ thống luật ngân sách, cơ chế tài chính, luật kế tốn cho phù hợp với IPSAS và xây dựng chuẩn mực kế toán cho khu vực cơng đồng thời sửa đổi chế độ kế tốn áp dụng cho đơn vị HCSN để làm nền tảng cho tổ chức công tác kế tốn trong khu vực cơng. Đây là cơng việc khơng đơn giản địi hỏi thời gian tương đối dài.

3.1.2. Định hướng

Phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam

Với xu hướng hội nhập kinh tế, đòi hỏi BCTC của các đơn vị thuộc lĩnh vực công phải trung thực hợp lý và phải được lập trên cơ sở chuẩn mực kế tốn chung đó là IPSAS do Ủy Ban Chuẩn mực Kế tốn cơng quốc tế công bố (IPSASB), để tạo ra sự hòa nhập và nhận được sự công nhận của quốc tế. Tuy nhiên chúng ta khơng thể áp dụng hồn tồn IPSAS vào Việt Nam mà phải xây dựng chuẩn mực kế tốn cơng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, phù hợp cả về thể chế chính trị, tính chất của nhà nước, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế đặc thù, và quản lý ngân sách và tài chính cơng theo định hướng XHCN Việt Nam; phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành về kinh tế, tài chính, kế toán của Nhà nước; và định hướng đổi mới hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong tương lai. Cụ thể là hiện nay

nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa

phải tuân theo quy luật khách quan của thị trường vừa chịu sự chi phối quản lý của Nhà nước, Nhà nước vẫn còn bao cấp một số lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hơn nữa về

mặt chính trị, Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tổ chức và

hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật. Với cơ chế tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, và tư pháp, là ba quyền lực thống nhất và có sự phân cơng, phối hợp chặc chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lực này. Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc ban hành hệ thống pháp lý liên quan đến kế toán, khác với các nước khác là do các tổ chức nghề nghiệp ban hành, cơ chế tự chủ tài chính đang được đẩy mạnh và sự ảnh hưởng sâu sắc của Thuế đến cơng tác kế tốn.

Đáp ứng nhu cầu thông tin theo mục tiêu kiểm sốt tình hình thu chi NSNN phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế.

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống BCTC phải được đặt trong bối cảnh không gian và thời gian hiện nay của nước ta. Trước hết chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở hệ thống BCTC theo quyết định 19 từ trước đến nay và theo

cơ chế tài chính đổi mới của Nhà nước - hướng đến tăng cường quyền tự chủ tài chính để đảm bảo mục tiêu kiểm sốt tình hình thu chi NSNN của nhà nước, những báo cáo nào vẫn còn phù hợp trong điều hiện hiện nay và phù hợp với IPSAS thì tiếp tục sử dụng, cịn báo cáo nào chưa phù hợp thì sửa đổi bổ sung theo xu hướng của IPSAS và đáp ứng được yêu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng: nội bộ đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nước ngồi, và cơng chúng… hướng đến việc đánh giá hiệu quả của tài chính cơng. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đã cam kết cải cách tài chính và ngân sách, thơng qua dự án Cải cách quản lý tài chính công – là một trong bốn nội dung đổi mới trong chương trình cải cách hành chính theo quyết định QĐ 136/2001/QĐ-TTg với các nội dung về đổi mới cơ chế quản lý tài chính và ngân sách…, quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự toán được duyệt phù hợp với chế độ và chính sách, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế thay bằng căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra …; và việc thực hiện Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kế toán kho bạc TABMIS, do đó những sửa đổi hồn thiện BCTC ở các đơn vị HCSN phải thích ứng với cải cách của chính phủ để đạt được u cầu kiểm sốt.

Cải thiện nội dung của BCTC theo tinh thần hoàn thiện Hệ thống BCTC hiện hành tiến tới xây dựng mới Hệ thống BCTC áp dụng cho đơn vị HCSN.

Xây dựng hệ thống BCTC mới phù hợp với IPSAS –cơ sở dồn tích là định hướng đúng đắn của nhiều nước hiện nay, nhưng để có thể xây dựng theo xu hướng đó là một cơng việc vơ cùng khó khăn với tình hình thực ti n của Việt Nam bây giờ. Do đó trên cơ sở mục tiêu dài hạn là xây dựng hệ thống BCTC mới, chúng ta cần có một q trình sửa đổi từng bước, bước đầu với những nhược điểm hiện nay trên các BCTC thì việc cải thiện nội dung của BCTC là cần thiết, tuy nhiên những giải pháp hoàn thiện phải hướng các BCTC cần được sửa đổi theo mơ hình hệ thống BCTC được xây dựng mới trong tương lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho đơng vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)