Danh mục và tác dụng của từng báo cáo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho đơng vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế (Trang 85 - 88)

3.2. Các giải pháp cụ thể liên quan đến BCTC

3.2.2.2. Danh mục và tác dụng của từng báo cáo

Trong dài hạn khi Nhà nước đã có những thay đổi trong hệ thống luật pháp liên quan đến vấn đề quản lý Ngân sách và hoạt động kế toán, và đã xây dựng, ban hành được chuẩn mực kế tốn cơng quốc gia thì hệ thống BCTC áp dụng cho đơn vị HCSN phải được xây dựng phù hợp với IPSAS, cụ thể: BCTC áp dụng cho đơn vị HCSN bao gồm:

─ Bảng cân đối kế tốn (báo cáo tình hình tài chính)

─ Báo cáo tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng ─ Báo cáo kết quả hoạt động

─ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ─ Thuyết minh BCTC

a. Bảng cân đối kế tốn (báo cáo tình hình tài chính)

Mục đích: Bảng cân đối kế tốn (Báo cáo tình hình tài chính) là BCTC

tổng hợp, phản ánh tổng quát về số đầu kỳ, cuối kỳ và số dự tốn của tồn bộ giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản của đơn vị. Các thông tin về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu/tài sản thuần là những căn cứ để đánh giá tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm báo cáo.

Kết cấu: được chia ra các cột: Chỉ tiêu (theo từng yếu tố tài sản, nợ phải

trả, vốn chủ sở hữu /tài sản thuần); Cột mã số; Cột thuyết minh (đánh dấu những phần có thuyết minh trong “Thuyết minh BCTC”); Cột số đầu kỳ; Cột số cuối kỳ; Cột số dự toán.

Cơ sở lập : Nguồn số liệu để lập là số liệu dịng khóa sổ trên Sổ Cái và

các sổ kế tốn chi tiết TK; Bảng cân đối kế toán của năm trước; báo cáo dự toán.

Mẫu xem phụ lục số 4.1

b. Báo cáo tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng

Mục đích: Báo cáo tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng

là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh phí hiện có ở đơn vị (bao gồm các khoản thu tại đơn vị và phần kinh phí được NSNN cấp) và số thực chi cho từng hoạt động theo từng nguồn kinh phí đề nghị quyết toán, nhằm giúp cho các đơn vị và các cơ quan chức năng của Nhà nước nắm được tổng số các loại kinh phí theo từng nguồn hình thành và tình hình sử dụng các loại kinh phí ở đơn vị trong một kỳ kế toán.

Kết cấu: được chia ra các cột: chỉ tiêu, mã số, Kinh phí được sử dụng kỳ

này, kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết tốn, kinh phí giảm kỳ này và kinh phí chưa sử dụng chuyển kỳ sau.

Cơ sở lập: căn cứ vào “báo cáo tình hình kinh phí và quyết tốn kinh

phí đã sử dụng” kỳ trước, các sổ kế toán chi tiết của các TK loại 4, loại 6 như sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí, sổ chi tiết chi hoạt động, sổ chi tiết chi dự án và sổ chi tiết 241.

Mẫu xem phụ lục số 4.2

c. Báo cáo kết quả hoạt động

Mục đích: Báo cáo kết quả hoạt động là báo cáo phản ánh kết quả của

các hoạt động do đơn vị thực hiện để đạt được mục đích của đơn vị: các hoạt động và hoạt động bất thường. Các thông tin về kết quả của từng hoạt động là những căn cứ để đánh giá hiệu quả của từng hoạt động giúp đơn vị giải trình và ra các quyết định phù hợp về kế hoạch hoạt động.

Kết cấu: được chia ra các cột: Chỉ tiêu (từng hoạt động: các hoạt động

và hoạt động bất thường); Cột mã số; Cột thuyết minh (đánh dấu những phần có

thuyết minh trong “Thuyết minh BCTC”); Cột số đầu kỳ; Cột số cuối kỳ; Cột số dự toán.

Cơ sở lập: Nguồn số liệu để lập căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động

của năm trước, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết trong kỳ và các tài liệu kế toán khác; báo cáo dự toán.

Mẫu xem phụ lục số 4.3

d. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mục đích: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp, phản ánh

luồng tiền vào và luồng tiền ra của từng hoạt động: hoạt động HCSN, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính của đơn vị trong một thời kỳ nhất định. Các thông tin về luồng tiền là những căn cứ để đánh giá khả năng tạo ra tiền và các khoản tương đương tiền cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng của đơn vị, từ đó giúp cho đơn vị giải trình và ra các quyết định phù hợp về luồng tiền.

Kết cấu: được chia ra các cột: Chỉ tiêu (luồng tiền theo từng hoạt động:

hoạt động HCSN, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính); Cột mã số; Cột thuyết minh (đánh dấu những phần có thuyết minh trong “Thuyết minh BCTC”); Cột số đầu kỳ; Cột số cuối kỳ; Cột số dự toán.

Cơ sở lập: Nguồn số liệu để lập căn cứ vào bảng cân đối kế toán, báo

cáo kết quả hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của năm trước, bản thuyết minh BCTC và các tài liệu kế toán khác; báo cáo dự toán.

Mẫu xem phụ lục số 4.4

e. Thuyết minh BCTC

Mục đích: Bản thuyết minh BCTC là một bộ phận hợp thành không thể

tách rời hệ thống BCTC của đơn vị HCSN dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thơng tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế tốn, Báo kết quả hoạt động , Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế tốn cơng quốc gia cụ thể. Bản thuyết

minh BCTC cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu đơn vị xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý BCTC.

Cơ sở lập: căn cứ vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động,

báo cáo lưu chuyển tiền tệ của năm trước. Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp; căn cứ vào sổ, thẻ kế tốn chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan; căn cứ vào bản thuyết minh BCTC năm trước; Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác.

Mẫu xem phụ lục số 4.5

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho đơng vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)