Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển bền

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 98 - 100)

3.2. Quan điểm của Đảng và định hướng về phát triển bền vững nông

3.2.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển bền

giữa 3 mặt: phát triển có hiệu quả về kinh tế; phát triển hài hòa các mặt xã hội; cải thiện mơi trường. Từng bước kiểm sốt các mối liên hệ của 3 lĩnh vực trên thành hệ thống đồng nhất, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và mơi trường xã

hội, hình thành xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

3.2. Quan điểm của Đảng về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh

3.2.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn bền vững nông nghiệp, nông thôn

Từ sau Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững. Đảng và Nhà

nước ta những năm qua đã có những biện pháp về tầm quan trọng của sự phát

triển bền vững không chỉ trong nước mà chung của toàn cầu. Quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH,

HĐH đất nước. Trong đó nhấn mạnh: ‘‘Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ

bản không thể tách rời trong đường lối trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi CNH, HĐH”. Quan điểm phát

triển bền vững đã được tái khẳng định trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng là: ‘‘Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng

cường kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Đại hội X của Đảng cũng rút ra 5 bài học lớn từ thực tiển phát triển

hơn 20 năm đổi mới và đó cũng là tư tưởng chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội

những năm kế tiếp. Trong đó, bài học đầu tiên đã được Đảng đặc biệt nhấn

mạnh là ‘‘Bài học về phát triển nhanh và bền vững”. Rõ ràng phát triển bền vững đã và đang trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và định hướng phát triển chính sách của nhà nước.

Nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và

triển khai thực hiện. Trong đó để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện các cam kết quốc tế, Chính phủ đã ban hành ‘‘Định hướng chiến lược phát triển bền vững” (Quyết định 235/2004). Đây là chiến lược khung, bao gồm

những định hướng làm cơ sở pháp lý để các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và các cá nhân liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm thực hiện phát triển bền vững đất nước trong Thế kỷ XXI.

Nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được thực hiện

và thu được những kết quả bước đầu. Nhờ đó nhiều nội dung cơ bản về phát

triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển đất nước.

Văn kiện Đại hội của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đánh giá về đổi mới mơ hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nêu rõ: ‘‘Chuyển đổi

mơ hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững”. Phát triển bền vững trong thực tế là một

dự án vừa lớn, vừa rộng. Mục tiêu của phát triển bền vững vẫn nhằm thỏa mản yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống, phát triển văn hóa dân tộc, bảo toàn hữu hiệu hệ sinh thái và bảo đảm phát triển tương lai. Do đó, phát triển

nơng nghiệp, nơng thôn cần nâng cao chất lượng và hiệu quả theo các quan điểm

sau:

- Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn dân, đảm bảo tinh thần dân

chủ. Quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách phát triển phải được tồn

dân tham gia theo phương thức ‘‘Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”.

đồng thời tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo, cùng với kinh tế kinh tế tập thể đóng vai trị vững chắc trong việc xây dựng hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, cơng nghệ

ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)