Đa dạng hóa các hình thức sở hữu, tận dụng tiềm năng phát triển các

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 111 - 114)

3.4. Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững nông nghiệp, nông

3.4.1. Đa dạng hóa các hình thức sở hữu, tận dụng tiềm năng phát triển các

các thành phần kinh tế từng bước xây dựng thế mạnh đảm bảo phát triển bền

vững ngành nông nghiệp

Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ ở nước ta được cấu thành các hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế. Thể chế hóa quan điểm của Đảng về các hình thức sở hữu và đổi mới về hình thức sở hữu theo

hướng tạo thuận lợi tối đa các nhà đầu tư như: ngồi hai hình thức cơ bản là sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân, cần phát huy hình thức sở hữu tập thể được hình thành sở hữu liên doanh giữa Nhà nước, tập thể và tư nhân trong nông

nghiệp. Các địa phương cần phối hợp xây dựng chiến lược thu hút nhiều thành phần kinh tế. Ưu tiên cho việc thu hút đầu tư đối với từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, tránh sự manh mún và tản mạn trong các hình thức sở hữu và

tế, tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế lĩnh vực nông nghiệp, mỡ rộng

quan hệ sản xuất, chun mơn hóa, tập trung hóa cao hơn về quy mơ và mơ hình sản xuất.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

(Bổ sung và phát triển năm 2011) nêu: ‘‘Trên cơ sở hình thành nhiều hình thức

sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phần phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp

thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển

lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”.

Quán triệt quan điểm trên và đạt được kết quả phát triển đến năm 2020, các thành phần kinh tế cần có hệ thống thống nhất và lộ trình dựa trên quan điểm hình thành nền tảng vững chắc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Đối với khu vực kinh tế tập thể, là nền tảng của phát triển kinh tế bền vững nên cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển.

Có những mơ hình kinh tế tập thể, trong đó cơ cấu cần xem xét giữa người góp vốn và người góp sức lao động, dựa trên sở hữu của các thành viên, các pháp

nhân và thể nhân trong tổ chức. Quy mô kinh tế tập thể trong nông thôn chủ yếu

là vừa và nhỏ liên kết rộng rãi với những sở hữu khác dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thực hiện phân phối theo lao động và dân chủ trong quản lý.

Cần triển khai mơ hình qua bài học kinh nghiệm từ các nước tiên tiến để tránh quan điểm cũ trì trệ, bảo thủ. Lợi ích chung, coi trọng lợi ích cá nhân dựa trên lợi ích tập thể và lợi ích nước nhà, lấy mục tiêu làm giàu, thu hút nhiều lao động, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo làm cơ sở để phát triển các mơ hình kinh tế tập thể kiểu mới. Xét về bản chất, các hợp tác xã kiểu mới là những doanh nghiệp tập thể hoạt động trong kinh tế thị trường nên

chủ thể tham gia có thể là các hộ gia đình, cá nhân vì lợi ích chung mà phát huy

tối đa tính tự chủ, năng động, sáng tạo để có phương án tối ưu, nâng cao sức cạnh tranh, mạnh dạng đổi mới cơng nghệ vì mục đích cuối cùng là ‘‘đạt hiệu quả tối ưu”.

Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế quản lý các hợp tác xã, những quy định về hình thức sở hữu, phương thức huy động vốn, chức năng các thành viên trong hợp tác xã. Hoàn thiện hệ thống quản lý nông nghiệp, nông thôn, chuyên nghiệp hóa cán bộ nơng thơn. Đầu tư tốt hạ tầng cơ sở nhằm nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, hỗ trợ cho hợp tác xã có điều kiện thơng tin tiếp cận thị trường

trong và ngoài nước. Từng bước nâng quy mô các hợp tác xã từ chức năng sản xuất hoàn chỉnh với các chức năng khác như thương mại, dịch vụ...

- Đối với kinh tế hộ nông dân, là chủ thể trong kinh tế nông nghiệp hiện

nay, là xuất phát điểm để phát triển về quy mô của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn. Về phương thức tổ chức sản xuất kinh tế hộ cần được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn đủ sức cạnh tranh hội

nhập quốc tế. Khắc phục tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, manh mún, tâm lý bảo thủ, chèn ép, khép kín. Khuyến khích mơ hình kinh tế hộ liên kết tạo nên hệ thống vững mạnh về kinh tế và tổ chức. Nhà nước có chính sách phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hộ, hỗ trợ cho nông dân giải quyết về vốn, kỹ thuật và các chính sách về xuất khẩu nông sản, thuế...

- Đối với kinh tế trang trại, là tiêu chuẩn về quy mô sản xuất. Là một trong những mơ hình đa dạng hóa kinh tế nơng nghiệp. Kinh tế trang trại sẽ cho hiệu quả kinh tế rất cao bởi quy mơ lớn và tính nhại bén của chủ thể kinh doanh. Nhà nước cần tạo điều kiện để kinh tế trang trại phát triển, tạo điều kiện tích tụ đất đai, chính sách vốn để mở rộng quy mô sản xuất từ nuôi, trồng, chăn nuôi đến chế biến sản phẩm. Đa dạng hóa sản phẩm có chất lượng cao. Có chính sách đào tạo các chủ trang trại, đi học hỏi kinh nghiệm trong và ngồi nước nâng cao trình độ chun mơn và trình độ quản lý.

- Phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp trong nông thôn, là giải pháp phù hợp

nhằm tạo cầu nối cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay. Với chức năng thương mại, kinh doanh, dịch vụ trong các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, các doanh nghiệp đáp ứng đầu vào và đầu ra trong phát triển kinh tế xã hội.

Cần thống nhất nhận thức về kinh tế tư nhân trong thời kỳ quá độ lện chủ nghĩa xã hội. Nhà nước nên mỡ rộng về quyền tự chủ kinh doanh, nới lỏng những điều kiện về quy định trong kinh doanh và tránh những can thiệp khơng đáng có từ các khâu thủ tục hành chính, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, đảm bảo quyền tự quyết cho các nhà kinh doanh và thơng thống về minh bạch

trong kinh doanh.

- Đối với khu vực kinh tế nhà nước, đóng vai trị chủ đạo điều chỉnh toàn

bộ hệ thống kinh tế và góp phần rất lớn trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, Nhà nước cần nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp như các giống, cây, con. Đảm bảo phần cứng và phần mềm cho

nghiệp như những doanh nghiệp khác nhằm tạo sức cạnh tranh, tự chủ, chịu trách nhiệm như lĩnh vực điện, nước, thủy lợi... Về các đơn vị cơng ích, cần có sự thay đổi căn bản về cơ chế để đảm bảo vừa phục vụ thiết thực và có hiệu quả q trình phát triển nơng nghiệp và nơng thơn.

- Đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, một thời cơ lớn và cũng có những thử thách lớn. Thời cơ vốn đầu tư nước ngồi là mơi trường đầu tư hấp dẫn, hướng các dịng vốn vào nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ nông

thôn nhằm từng bước xây dựng các ngành trong vùng hoạt động có hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Cần tận dụng những lợi ích lan tỏa từ việc thu hút đầu

tư của các công ty đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế lớn bằng cách xây dựng

chiến lược phát triển để từng bước tham gia vào chuổi giá trị toàn cầu. Các dự án mới đòi hỏi tiến bộ khoa học - công nghệ, phương pháp quản lý khoa học, phương thức cạnh tranh và kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thách thức để tránh phụ thuộc bởi đồng vốn, do đó phải có thể chế, chiến lược và chính sách phù hợp vừa khuyến khích đầu tư, vừa điều chỉnh khai thác nguồn vô hạn này. Đây là giải pháp có ý nghĩa đối với giai đoạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ hội nhập.

- Phát triển các quan hệ liên kết giữa các thành phần kinh tế trong nông

nghiệp, nông thôn tạo nên mối quan hệ bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh. Hình thành sức mạnh tổng hợp bởi sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Việc liên kết giữa các chủ thể kinh doanh là cần thiết như: liên kết giữa nhà nông với nhà khoa học - công nghệ; liên kết giữa người sản xuất nông sản với doanh nghiệp chế biến nông sản; liên kết giữa các nhà máy sản xuất, chế biến với các thương gia; liên kết mối quan hệ thống nhất bốn nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước. Giải quyết được mối quan hệ hài hòa giữa ‘‘bốn nhà” là giải quyết được những vấn đề mấu chốt trong ‘‘sân chơi”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh tây ninh đến năm 2020 (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)