THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng định giá trong việc mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 34)

1.5.1 .3Hoạt động M&A tại Châu Á

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

TRONG THỜI GIAN QUA.

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM NAM

2.1.1 Thực trạng hoạt động M&A của các ngân hàng Việt Nam

Tính đến 2009, Việt Nam có 89 ngân hàng, trong đó có 3 NHTM Nhà nước, 40 NHTMCP, 41 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh. Số lượng ngân hàng như vậy so với số dân xấp xỉ 90 triệu người thì khơng phải là nhiều, nhưng quy mơ của các ngân hàng thì lại quá nhỏ bé. Tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng Việt Nam đến thời gian gần đây chỉ tương đương khoảng 6,5 tỷ USD. Hiện cịn 11 NHTMCP có VĐL dưới 1.000 tỷ đồng/NH (dưới 59 triệu USD). Đặc biệt là trước áp lực tăng vốn điều lệ theo lộ trình quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ–CP đang ngày một gia tăng. Vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng/ ngân hàng. Năm 2010, là năm sáp nhập bùng nổ của các ngân hàng. Có thể đó chưa hẳn là thách thức với các ngân hàng đã có cổ đơng lớn hoặc nhà đầu tư chiến lược nước ngồi. Song lại là khó khăn khơng nhỏ cho các ngân hàng quy mơ cịn khiêm tốn.

Thêm vào đó, theo lộ trình dự kiến đến từ năm 2011 – 2015, vốn điều lệ của các ngân hàng sẽ phải nâng lên từ 5.000 – 10.000 tỷ đồng. Trong khi đó, Dự thảo luật các tổ chức tín dụng vừa được trình Quốc hội xem xét lại có những hạn chế nhất định đối với tỷ lệ góp vốn của các cá nhân, tổ chức trong một ngân hàng thương mại cổ phần và đây là khó khăn khơng nhỏ cho các ngân hàng trong việc gọi vốn tăng thêm vốn điều lệ.

2.1.2 Sự khác biệt trong lĩnh vực M&A ngân hàng với lĩnh vực M&A trong các loại hình Doanh nghiệp khác. các loại hình Doanh nghiệp khác.

Theo thống kê của một số tổ chức tài chính, cho đến nay, hoạt động M&A vẫn chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực tài chính là chủ yếu. Tuy số thương vụ ít hơn so với lĩnh vực khác như cơng nghệ thơng tin nhưng tài chính vẫn là ngành chiếm

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mơ hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

giá trị hoạt động M&A cao nhất. Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngân hàng, việc M&A của lĩnh vực này khác gì so với M&A trong các lĩnh vực khác.

Bảng 2.1 : Sự khác biệt giữa M&A ngân hàng với M&A của lĩnh vực khác M&A ngân hàng M&A của lĩnh vực khác

- Ngoài hiệu quả thúc đẩy quy mô hoạt động, kinh doanh, Ngân hàng phải được điều tiết của chính phủ về vốn điều lệ.

- M&A ln phải có sự can thiệp của chính phủ, nhằm tăng quy mô vốn, quy mơ kinh doanh, an tồn và tránh những thiệt hại, rủi ro đáng kể đến nền kinh tế

- Giá trị M&A thường có giá trị lớn so với các ngành nghề khác.

- Đa số các trường hợp M&A ngân hàng đều có yếu tố nước ngồi, vì đây là cơ hội để các NHNN xâm nhập, mở rộng thị phần của mình nhanh nhất và hợp lệ.

- Định giá áp dụng là Phương pháp tài sản và phương pháp dòng lưu kim chiết khấu DCF. Trong đó, phương pháp DCF là chủ lực.

- M&A là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, quy mô hoạt động.

- Không cần thiết phải có sự can thiệp của chính phủ.

- Giá trị M&A thường không cao. Trọng điểm là ngành Công nghệ và thông tin

- Định giá chủ lực áp dụng là Phương pháp tài sản.

2.1.3 Một số vụ sáp nhập ngân hàng điển hình trong những năm gần đây :

Năng lực tài chính hạn chế đã khiến các ngân hàng nội địa, đặc biệt là các NHTMCP quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh vì quy mơ hoạt động ngân hàng ngày càng gia tăng cùng với các khoản cho vay lớn chỉ có những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn mới có thể đáp ứng yêu cầu. Quy mô nhỏ đang khiến một số ngân hàng Việt Nam phải đương đầu với nhiều rủi ro, khó tạo ra và duy trì niềm tin của cơng chúng... Đó là chưa kể bản thân ngân hàng khó khăn trong việc nâng cao trình độ cơng nghệ (kể cả cơng nghệ quản trị tiên tiến), cạnh tranh dịch vụ ngân hàng hiện đại, thu hút nhân lực giỏi... Vì vậy, xu hướng M&A ngân hàng là quy luật thị trường không tránh khỏi tại Việt Nam.

2.1.3.1 Techcombank bán cổ phần cho HSBC

Diễn biến và kết quả:

Tháng 12 năm 2005, Ngân hàng HSBC tiến hành ký kết hợp đồng mua 10% cổ phần của Techcombank với giá trị 27 triệu USD. Tháng 7 năm 2007, Techcombank bán thêm 5% cổ phần cho HSBC và tháng 8 năm 2008, Techcombank tiếp tục bán thêm 5% cổ phần cho HSBC nâng tỷ lệ sở hữu của ngân hàng này lên 20%.

Nguyên nhân thành công

Đầu tư vào Techcombank cho phép HSBC tham gia sâu hơn nữa vào thị trường tài chính đang phát triển rất nhanh của Việt Nam. Còn Techcombank sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật tiên tiến từ phía HSBC.

2.1.3.2 NH TMCP Eximbank bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài Diễn biến và kết quả: Diễn biến và kết quả:

Tháng 08 năm 2007, Eximbank bán 25% cổ phần cho 4 nhà đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư chien lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (đây là một trong số ít tập đồn TCNH lớn nhất của Nhật Bản và thế giới) 15% vốn điều lệ của Eximbank; nhà đầu tư VOF Investment Limited-British Virgin Islands mua 5%; Mirae Asset Exim Investment Limited thuộc tập đoàn Mirae Asset Hàn Quốc là

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mơ hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

Nguyên nhân thành công :

Eximbank đã thành cơng trong việc chọn tập đồn ngân hàng hàng đầu của Nhật Bản Sumitomo Mitsui Banking Corporatio. Điều này cho không chỉ cho phép Eximbank tăng thêm tiềm lực về tài chính, quản trị điều hành và cơng nghệ, mà còn cho phép đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ, đặc biệt là thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối, đầu tư,...

2.1.3.3 Habubank bán cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức)

Diễn biến và kết quả:

Tháng 06 năm 2007 Habubank bán 10% cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức). Việc ký thoả thuận này nằm trong chiến lược phát triển giai đoạn 2006 -2010 của Habubank.

Nguyên nhân thành công :

- Habubank sẽ được Deutsche Bank cam kết thực hiện việc hỗ trợ kỹ thuật cho Habubank trong các hoạt động nguồn vốn, thị trường tiền tệ, quản lý rủi ro và cùng nhau tìm hiểu các cơ hội hợp tác kinh doanh chiến lược trong các lĩnh vực thẻ tín dụng và các sản phẩm dịch vụ đầu tư.

- Làm gia tăng giá trị cho các cổ đông của NH, là bước đi chủ động của Habubank trong tiến trình hội nhập thơng qua việc tiếp cận với các thông lệ quản trị ngân hàng quốc tế tốt nhất với mong muốn góp phần tích cực làm vững mạnh thị trường tài chính Việt Nam. Bởi vì Deutsche Bank là một trong những ngân hàng đầu tư nổi tiếng trên thế giới, đặc biệt là thị trường Đức và châu Âu với tổng tài sản trị giá 1,097 tỷ EURO. Deutsche Bank có mặt tại Việt Nam từ năm 1992, hiện có chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.3.4 BIDV mua lại ngân hàng đầu tư thịnh vượng PIB Diễn biến và kết quả: Diễn biến và kết quả:

- Một thương vụ khá thú vị liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là vào tháng 7/2009, BIDV cho biết đã hoàn tất việc thành lập CTCP Đầu tư và phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam với vốn điều lệ 100 triệu USD, do

chính thức mua lại Ngân hàng Đầu tư Thịnh vượng PIB (một ngân hàng tư nhân của Campuchia), cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC). Theo kế hoạch, đến năm 2012, BIDC sẽ có tổng tài sản 303 triệu USD, tổng nguồn vốn huy động 216 triệu USD, cho vay đạt 210 triệu USD. Ngoài ra, CTCP Bảo hiểm Campuchia Việt Nam (CVI), trong đó IDCC nắm giữ 90% vốn cũng đã được phía Campuchia cấp phép thành lập.

Nguyên nhân thành công :

- BIDV mở rộng được thị phần kinh doanh ở nước ngịai thơng qua ngân hàng đầu tư phát triển thịnh vượng PIB.

- Tận dụng được nguồn nhân lực, văn hóa, quan hệ tốt đẹp giữa 2 nước Việt Nam, Campuchia.

- Tăng được nguốn vốn huy động.

2.1.3.5 Tổng cơng ty bưu chính VNPost sáp nhập vào Liên Việt Bank Diễn biến và kết quả: Diễn biến và kết quả:

Tong cơng ty Bưu chính Việt Nam (VNPost) góp vốn vào Ngân hàng TMCP Liên Việt (Liên Việt Bank) là thương vụ M&A rất đáng chú ý cả về quy mơ và tính chất trong lĩnh vực M&A nói chung và trong hệ thống ngân hàng nói riêng. Lần đầu tiên, ở Việt Nam có thương vụ góp vốn cổ phần bằng giá trị cơng ty (Cơng ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện - VPSC) và bằng tiền mặt. Hơn nữa, đây là trường hợp một doanh nghiệp nhà nước (VPSC) “nhập” nguyên trạng hoạt động vào một ngân hàng TMCP.

Công ty Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) (hoạt động từ 1999, thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam - VNPost) gia nhập Ngân hàng Liên Việt với số vốn góp 997 tỷ đồng để tạo ra ngân hàng mới có tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPB).

Số vốn nói trên tương đương 14,99% vốn điều lệ ngân hàng, trong đó 360 tỷ đồng là giá trị của chính Cơng ty Tiết kiệm Bưu điện, phần còn lại sẽ được VNPost góp nhiều lần bằng tiền mặt.

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mơ hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

- Quy mô tổng tài sản của ngân hàng tăng nhanh chóng, cho phép đẩy mạnh nhiều hoạt động kinh doanh. Vốn điều lệ của LPB sẽ tăng từ 5.650 tỷ đồng trước sáp nhập lên 6.010 tỷ đồng.

- LienVietBank trở thành một ngân hàng có mạng lưới thuộc hàng lớn nhất cả nước với hơn 10.000 điểm thừa hưởng phần lớn từ VNPost. Lợi thế này càng ý nghĩa đặc biệt vì Ngân hàng Liên Việt có tuổi đời trẻ (mới ba năm hoạt động). Đây là điều mà có lẽ nếu khơng có thương vụ trên, một ngân hàng bình thường phải 100 năm nữa mới thực hiện được.

- Thương vụ đặc biệt này cũng cho ra đời mơ hình ngân hàng bưu điện đầu tiên tại Việt Nam - kết hợp giữa ngân hàng thương mại truyền thống với dịch vụ tiết kiệm bưu điện.

2.2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC MƠ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG NHTM VIỆT NAM

2.2.1 Tổng quan về việc vận dụng các phương pháp định giá ở nước ta

Theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26.06.2007, việc định giá doanh nghiệp được thực hiện theo hai phương pháp chủ yếu là:

1. Phương pháp tài sản,

2. Phương pháp dòng lưu kim chiết khấu.

Tổ chức tư vấn thẩm định giá cũng có thể lựa chọn “các phương pháp khác” để thẩm định giá nhưng với điều kiện là chúng phải đảm bảo tính khoa học, phản ảnh thực chất giá trị doanh nghiệp, và được quốc tế áp dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc vận dụng các phương pháp định giá này ở nước ta trong thời gian qua đã bộc lộ khá nhiều bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả và tiến độ tái cấu trúc, cổ phần hóa các DNNN, Doanh nghiệp khác. Mặt khác, hai phương pháp này cũng chưa bao quát hết tất cả các phương pháp thẩm định giá được chấp nhận sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay.

Theo Quyết định số 61/QĐ-BTC ngày 10.01.2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc cơng bố danh sách tổ chức tư vấn định giá được phép cung cấp dịch

vụ xác định giá trị doanh nghiệp năm 2008, cả nước có 56 đơn vị được Bộ Tài chính cho phép hoạt động tư vấn và thẩm định giá doanh nghiệp.

Cũng theo đánh giá của UBTVQH, chất lượng hoạt động của hầu hết các đơn vị này còn hạn chế, chưa đảm nhận được việc thẩm định giá các doanh nghiệp có thương hiệu, lợi thế kinh doanh lớn. Điều này làm cho độ tin cậy về chất lượng thẩm định giá doanh nghiệp của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thẩm định giá trong nước cịn thấp. Trong khi đó, quy chế lựa chọn tổ chức thẩm định giá doanh nghiệp; quy chế quản lý, giám sát hoạt động tư vấn và thẩm định giá doanh nghiệp; các tiêu chuẩn đánh giá năng lực của tổ chức thẩm định giá chưa được quy định rõ, chưa gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn, thẩm định giá với việc bán cổ phần của doanh nghiệp. Điều này cho thấy cơng việc hoạch định chính sách (liên quan đến cơng tác thẩm định giá) của các nhà hoạch định chính sách tài chính phát triển ở nước ta trong thời gian tới là rất bề bộn. Đồng thời, trước nhu cầu thẩm định giá doanh nghiệp ngày càng lớn trong tương lai, việc nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tư vấn thẩm định giá trong nước nói chung, năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định giá nói riêng cũng trở thành một địi hỏi vơ cùng bức thiết, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh với các tổ chức tư vấn thẩm định giá của nước ngoài.

2.2.2 Thực trạng vận dụng các mơ hình định giá NHTM Việt Nam thời gian qua. qua.

Trong xu hướng hiện nay, NHTM cần được cơ cấu lại bộ máy cấu trúc là nhu cầu cần thiết và quan trọng và vấn đề này đã các chuyên gia tài chính, các tổ chức tín dụng cũng như bộ máy quản lý ngân hàng nhà nước dự báo từ những năm trước. Trong đó, việc M&A cũng như định giá các ngân hàng từng buớc được các Ngân hàng thương mại thực hiện và điều này cũng địi hỏi cơng tác định giá ngân hàng ở Việt Nam phải chuyên nghiệp hơn và từng bước tiếp cận với trình độ quốc tế. Bối cảnh nêu trên đã chỉ ra ba điểm đáng chú ý:

- Nhu cầu định giá NHTM bắt nguồn từ và song hành với quá trình tái cấu trúc ngân hàng thương mại.

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mơ hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

- Thẩm định giá ngày càng có vai trị quan trọng và khơng thể thiếu được đối với quá trình cải cách khu vực NHTM nói riêng và tồn hệ thống Ngân hàng nói chung. Sự phát triển bền vững của thị trường chứng khốn, và q trình sáp nhập- hợp nhất doanh nghiệp ở nước ta, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà hoạch định chính sách tài chính phát triển, các nhà đầu tư, cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp.

Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26.06.2007 quy định các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp gồm: phương pháp tài sản, phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính DCF và các phương pháp khác. Tuy nhiên dù giá trị doanh nghiệp được thẩm định và cơng bố theo phương pháp nào thì cũng khơng được thấp hơn giá trị doanh nghiệp được thẩm định theo phương pháp tài sản quy định trong Nghị định này.

Phương pháp tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế tồn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Có thể nhận thấy phương pháp tài sản là phương pháp trực tiếp đánh giá giá trị của các tài sản của doanh nghiệp dựa trên các thông tin quá khứ của doanh nghiệp. Việc dựa trên thơng tin q khứ có thể khơng phản ánh được hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Phương pháp này đánh giá giá trị gián tiếp của doanh nghiệp dựa trên các dự đoán về tương lai của doanh nghiệp. Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp bao gồm: báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp; phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng định giá trong việc mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 34)