PHIẾU KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU M&A NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng định giá trong việc mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 63)

1.5.1 .3Hoạt động M&A tại Châu Á

2.7PHIẾU KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU M&A NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP,

NGHIỆP, NGÂN HÀNG.

Đây là phần khảo sát thực tế của tác giả vào cuối năm 2009, nhằm mục đích tìm hiểu, điều tra, đánh giá việc M&A đối với các nhân viên văn phòng làm việc tại một số doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam thời gian qua như thế nào. Bảng khảo sát được thực hiện trước khi tác giả nghiên cứu các mơ hình định giá trong M&A. Bảng khảo sát (phụ lục 1) đã tiến hành trong mẩu thống kê 125 người theo các đối tượng như bảng dưới đây :

Đối tượng khảo

sát Chi tiết

số

người Tỷ lệ

1. Ngân Hàng Ngân hàng ACB 11 38%

Ngân hàng Đông Á 5

Ngân hàng Eximbank 8

Ngân hàng Phương Nam

Bank 8

Ngân hàng Vietcombank 5

Ngân hàng VIB 10

3. Sinh viên Sinh viên 6 5%

Tổng cộng 125 100%

Mục đích khảo sát :

Cung cấp cho tác giả thêm thông tin về đánh giá của nhân viên văn phòng hiện nay đối với M&A như nào. Mức độ quan tâm, nhận biết và các khả năng M&A tại Việt Nam ra sao, những khó khăn, thuận lợi khi tiến hành M&A...

Bài khảo sát như là phần tham khảo thêm trong luận văn và được trình bày cụ thể trong phụ lục 02.

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mơ hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Quá trình định giá Ngân hàng vô cùng cần thiết để thúc đẩy thị trường tài chính ở Việt Nam phát triển. Nhưng, đây là một công việc phức tạp và nhiều tốn kém. Tuy nhiên, với sự ra đời của hàng loạt các lớp mơ hình định giá doanh nghiệp, gánh nặng này đã được giảm thiểu đáng kể. Các mơ hình định giá được trình bày trong khóa luận này đều là những mơ hình đã đạt nhiều thành cơng ở các thị trường phát triển trên thế giới và cũng có tính thực tiễn cao khi được áp dụng vào điều kiện Việt Nam.

Mặc dù có rất nhiều lợi ích nhưng việc áp dụng các mơ hình định giá ở nước ta sẽ là một quá trình nhiều thử thách do những hạn chế của bản thân thị trường tài chính. Đó có thể là khó khăn ở tầm vĩ mơ (văn bản pháp quy, hệ thống chính sách…) cũng như ở tầm vi mô (phát sinh từ các chủ thể tham gia thị trường). Để các mơ hình có thể phát huy hết giá trị của mình thì cần tới sự nỗ lực của nhiều ngành, nhiều cấp và của từng chủ thể trên thị trường.

TRONG NHTM NHẰM ĐẠT MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC NHTM TRONG THỜI GIAN TỚI.

Trong xu thế hội nhập tồn cầu hóa hiện nay thì ngân hàng là lĩnh vực hồn tồn mở trong cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính vì vậy, hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực ngân hàng cần phải “tăng tốc” nâng cao năng lực cạnh tranh để khơng bị thua thiệt ngay trên chính “sân nhà”.

Bên cạnh những cơ hội được mở ra cho các NHTM như :

- Cơ hội hợp tác trong nhiều lĩnh vực kinh doanh với điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng bền vững.. có xu hướng tăng lên, các NHTMVN có thể tiếp thu các kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ quản lý của các tập đn tài chính hàng đầu trên thế giới. - Việc minh bạch về thông tin và cơng khai tài chính khi hội nhập sẽ giúp các NHTMVN bắt kịp được các tiêu thức và kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại.

- Có điều kiện mở rộng mạnh lưới kinh doanh ra thị trường quốc tế…

Các NHTM hiện nay đang phải đối diện với những thách thức lớn như:

- Thách thức cạnh tranh từ sự gia nhập của nhiều định chế tài chính lớn có uy tín và kinh nghiệm hoạt động lâu năm về lĩnh vực tài chính ngân hàng;

- Cơ chế quản lý điều hành còn cứng nhắc, thiếu năng động, chưa bắt kịp được thực tế kinh doanh sẽ là thách thức lớn trong cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài.

- Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh chưa phù hợp với các thông lệ quốc tế, chưa đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về ngân hàng và sự an tồn của hệ thống ngân hàng.

Vì vậy, để tiếp tục tồn tại và phát triển, các tổ chức tín dụng, Ngân hàng buộc phải tìm kiếm các giải pháp. Bên cạnh những giải pháp của nhà nước, theo đó, các ngân hàng Việt Nam cần có những giải pháp của chính bản thân mình để phát huy được vai trị, lợi ích của M&A, nâng cao định giá trong M&A, góp phần tái cấu trúc, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị và kiểm sốt những tác động tiêu cực của M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam trước một làn sóng M&A mạnh mẽ đã được báo trước.

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mơ hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM

3.1.1 Phát triển hoạt động M&A NHTM trong thời gian tới.

- Cần phải xây dựng một chiến lược M&A có tính khả thi tránh sự dàn trải và thiếu hiệu quả. Để thực hiện bước đi này, các ngân hàng cần tự kiểm tra lại tình hình tài chính của mình để có thể hiểu rõ nhất các điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục, các ngân hàng cũng cần làm việc với các nhà phân tích và tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh để hình thành một chiến lược phát triển rõ ràng và thích hợp.

- Tiếp vào đó, M&A khơng tránh khỏi phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp như thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của các ngân hàng tham gia M&A, giải quyết lao động dơi dư, mơi trường văn hóa ngân hàng, bảo vệ mơi trường, tính tốn các vấn đề hậu sáp nhập làm sao cho giá trị ngân hàng ngày càng tăng... để hấp dẫn các nhà đầu tư, do vậy các ngân hàng trước khi thực hiện sáp nhập và mua lại cần phải thuê các nhà tư vấn có kinh nghiệm về sáp nhập và mua lại để tiến trình được diễn ra một cách hiệu quả và nhanh choáng.

- Xây dựng một kế hoạch thời hậu sáp nhập và mua lại: Một cuộc M&A khơng dễ dàng và cịn rất nhiều vấn đề phát sinh có thể khiến tiến trình sáp nhập và mua lại trục trặc hay thậm chí sụp đổ bất cứ lúc nào. Vì vậy, điều quan trọng là cần có sự tham gia tích cực của các cấp lãnh đạo cao nhất trong cơng ty từ việc việc lập kế hoạch, tài chính, chuyên gia tư vấn cho đến quản lý thời hậu sáp nhập

3.1.2 Nâng cao hiệu quả định giá trong hoạt động M&A ngân hàng 3.1.2.1 Kết hợp với các công ty tư vấn, luật trong hoạt động M&A 3.1.2.1 Kết hợp với các công ty tư vấn, luật trong hoạt động M&A

- Xác định chính xác loại giao dịch M&A của ngân hàng dự định tiến hành là loại giao dịch nào. Việc thông qua tổ chức tư vấn xác định loại giao dịch M&A sẽ giúp cho các bên xác định, nhận thức cụ thể loại giao dịch mà mình tiến hành; luật điều chỉnh chủ yếu trong giao dịch M&A; cơ chế, quy trình tiến hành giao dịch; định hướng việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng M&A; và xác định nghĩa vụ thông tin, thông báo đến cơ quan quản lý của các bên...

nguyên lý thì các bên trong giao dịch M&A thường có mục đích kinh tế trái chiều nhau và điều này có thể ảnh hưởng đến việc nâng và hạ giá doanh nghiệp. Ngân hàng bên mua muốn mua với giá rẻ, ngân hàng bên bán muốn bán với giá cao và có thể che giấu những vấn đề hay rủi ro tài chính của ngân hàng.

- Ngân hàng bị mua, bị sáp nhập đều có đầy đủ các nhân tố riêng như chế độ quản trị, nguồn nhân lực, văn hoá doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh, khách hàng... Các ngân hàng trong mỗi thương vụ M&A đều có những nét khác biệt đặc biệt về yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc bởi vậy khơng thể có hợp đồng mẫu nào chung cho tất cả các giao dịch M&A. Thông qua hỗ trợ của tổ chức tư vấn các bên ngân hàng sẽ thỏa thuận các quy định, các điều khoản cơ bản liên quan đến giao dịch M&A đưa vào hợp đồng đầy đủ các đặc điểm yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc riêng biệt của ngân hàng. Nếu hợp đồng M&A chỉ dừng lại ở các nội dung cơ bản, không bao quát hết sẽ dẫn đến những mâu thuẫn nội tại ngay bên trong khi quá trình M&A kết thúc. Điều đó rất bất lợi cho ngân hàng mua, sáp nhập sau này. Ngoài ra, các bên ngân hàng cũng sẽ được tư vấn về các vấn đề cần lưu tâm của “hậu” M&A, bởi vì khơng giống như việc mua bán hàng hố thơng dụng khác, ngân hàng bị sáp nhập, bị mua sẽ chuyển giao toàn bộ các giá trị, các hoạt động vào ngân hàng mua, sáp nhập.

Những thương vụ M&A thành công gần đây chủ yếu do các nhà đầu tư và doanh nghiệp, ngân hàng chủ động tiến hành với sự trợ giúp của các văn phòng luật sư, của các tổ chức dịch vụ tư vấn hay dịch vụ tài chính trung gian.

3.1.2.2 Định giá và lựa chọn phương pháp định giá ngân hàng phù hợp

Các phương pháp định giá và lựa chọn phương pháp định giá thích hợp sẽ tạo tiền đề thích hợp cho hoạt động sáp nhập và mua lại trong tương lai của các chủ thể ngân hàng. Việc định giá chính xác nhằm giảm thiểu rủi ro cho cả bên mua và bên bán.

Bên cạnh đó, các ngân hàng cần có những chính sách tạo giá trị cho mình vì giá trị của bất cứ ngân hàng nào cũng được quyết định bởi hai yếu tố:

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mơ hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM thuyết phục và tin tưởng để quyết định chọn sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng này thay vì chọn của một ngân hàng khác.

Do vậy, các ngân hàng phải đẩy mạnh việc tạo giá trị khác biệt cho mình để có lợi hơn trong mỗi thương vụ mua bán và sáp nhập.

3.1.3 Lựa chọn thời điểm giao dịch M&A và minh bạch thông tin

Không kể đến những thương vụ mua bán, sáp nhập theo kiểu thâu tóm. Mua bán, sáp nhập nếu có sự chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng và sự phù hợp giữa hai bên đối tác sẽ dễ dàng tạo ra hiệu quả “cộng hưởng” của định chế tài chính có ảnh hưởng lớn trên thị trường.

Với các NHTM Việt Nam đã có thương hiệu, có thị phần vững chắc, đương nhiên sẽ có tính chủ động cao trong việc tìm kiếm con đường đi của riêng mình. Việc các đối tác chiến lược nước ngồi nắm giữ tới 10 - 15%, thậm chí 20% cổ phần chưa thể có sức chi phối hồn tồn với các hoạt động của ngân hàng. Các đối tác sẽ mang lại cho ngân hàng những giá trị mới về quản trị tài chính, quản trị rủi ro, những kinh nghiệm và kỹ năng quốc tế - vốn là điểm yếu và rất cần thiết với các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Các ngân hàng cần có sự nghiên cứu, đào sâu về hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng và học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới đã thực hiện sáp nhập và mua lại nhằm mục đích chuẩn bị tốt cho hoạt động sáp nhập và mua lại trong tương lai nếu ngân hàng có thể tiến hành và có thể phịng vệ tốt trước nguy cơ bị thâu tóm.

Để tạo được sự tin cậy cho các đối tác thì thơng tin về ngân hàng cần phải được minh bạch, rõ ràng. Các ngân hàng cần tích cực hơn nữa trong việc minh bạch hóa các thơng tin tài chính. Và cách tốt nhất đó là định kỳ cung cấp các thơng tin tài chính về hoạt động của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhanh chóng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung.

Hiện nay mới chỉ có cổ phiếu của 7 ngân hàng được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn tập trung, đó là NHTMCP Sài Gịn Thương Tín (Mã chứng khốn STB), NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Mã chứng khốn VCB), NHTMCP Cơng thương Việt Nam (Mã chứng khoán CTG) niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán

vẫn chủ yếu được giao dịch trên thị trường tự do (OTC). Do không phải chịu áp lực công bố thông tin như khi niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung, phần lớn các ngân hàng có cổ phiếu chưa niêm yết đều chưa thực hiện đầy đủ việc công bố thông tin định kỳ về hoạt động của mình, có chăng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các số liệu về doanh thu, lợi nhuận, dư nợ, huy động vốn... Còn phần lớn những thông tin biến động khác về hoạt động kinh doanh trong kỳ lại ít được cơng bố. Do đó sẽ rất khó cho phía các ngân hàng hay các tổ chức tài chính đối tác đang trong quá trình tìm kiếm đối tác hợp tác trong thương vụ sáp nhập với họ có thể tìm ra được đối tác tốt nhất.

Vì vậy, khi việc minh bạch hóa thơng tin được thực hiện tốt, các nhà đầu tư, các ngân hàng khác sẽ dễ dàng tiếp cận và cùng ngân hàng bàn thảo kế hoạch sáp nhập cho một sự liên kết lớn hơn và có hiệu quả hơn.

3.1.4 Nâng cao năng lực quản trị đối với NHTM Việt Nam thông qua cơ cấu lại tổ chức và hoạt động ngân hàng.

- Các NHTM sắp xếp lại tổ chức bộ máy của mình từ trụ sở chính đến các chi nhánh, phịng giao dịch thơng qua thực hiện đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế; phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban điều hành, trong đó, bộ phận hỗ trợ Hội đồng quản trị ít nhất gồm có Ban kiểm sốt/Kiểm tốn, Hội đồng/Ủy ban quản lý rủi ro.

- NHTM Việt Nam quan tâm mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngồi, xúc tiến thương mại của các NHTM Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

- Song song đó, NHTM tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro, bảo đảm an toàn và hiệu quả kinh doanh, nâng cao vai trị tư vấn, kiểm sốt của kiểm tốn nội bộ.

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mơ hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM - Các Ngân hàng cần xây dựng lộ trình cụ thể về tăng trưởng quy mơ vốn điều lệ, tài sản đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản, giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản ngân hàng, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM nhà nước.

- Các NHTM cần có chiến lược tăng vốn tự có thơng qua lợi nhuận để lại, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc sáp nhập, hợp nhất, mua lại.

- Các NHTM yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng bắt buộc phải thực hiện các biện pháp giải thể, phá sản theo quy định pháp luật nhưng vẫn đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội Hoặc các NHTM mua, bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh và quy mơ hoạt động, bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM Việt Nam phù hợp với quy mô tài sản trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.

3.2 GIẢI PHÁP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG M&A NHTM

3.2.1 Tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngành Ngân hàng thông qua hội thảo, diễn đàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ứng dụng định giá trong việc mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 63)