5. Kết cấu luận văn
2.2.3. Các yếu tố luật pháp và chính trị
Sự ổn định về chính trị của Việt Nam là một điều kiện tốt để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư các hoạt động kinh doanh. Sau sự kiện ngày 11/9, Việt Nam đã
được bình chọn là nước an tồn nhất về đầu tư tại các nước châu Á.
Chính phủ Việt Nam đã, đang thắt chặt và mở rộng mối quan hệ ngoại giao với
các nước trên thế giới. Sau 15 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam cũng đã có mơi trường khu vực tốt hơn, mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn. Đặc biệt, việc Việt Nam đã ký hiệp
định thương mại với Hoa Kỳ, gần đây là việc thông qua Quy chế tự do thương mại
vĩnh viễn cho Việt Nam PNTR, sẽ tạo ra những cơ hội rất tốt cho nền kinh tế đất
nước.
Khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thể chế, chính sách của Việt Nam đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với luật pháp quốc tế, điều này đã giúp cho
chế biến xuất khẩu Thủy sản Việt Nam có thêm được sức mạnh pháp lý khi tham gia thị trường xuất nhập khẩu Thủy sản thế giới, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn giữa các nước xuất khẩu Thủy sản với các nước nhập khẩu thủy sản; và
các nước nhập khẩu Thủy sản ngày càng tạo ra nhiều rào cản thương mại và rào cản kỹ thuật. Tuy vậy, Việt Nam cũng cần nắm chắc các quy định của luật pháp quốc tế về chính sách hỗ trợ nơng nghiệp (có cả thủy sản) trong thời kỳ quá độ, tận dụng triệt
để chính sách này để hỗ trợ nông ngư dân và các doanh nghiệp phát triển sản xuất
nguyên liệu và gia tăng sản lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong việc triển khai và chấp hành luật định
liên quan đến ngành Thuỷ sản Việt Nam như nội dung các điều luật chưa thật rõ ràng
và hợp lý, thiếu sự nhất quán và đồng bộ giữa các điều khoản, các qui định, thiếu những văn bản hướng dẩn thi hành luật. Chính những hạn chế này đã gây khơng ít
khó khăn cho doanh nghiệp.