Cơ sở để xác định mục tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần vĩnh hoàn năm 2020 (Trang 61 - 64)

5. Kết cấu luận văn

3.2. Mục tiêu phát triển chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn

3.2.1. Cơ sở để xác định mục tiêu

- Dựa vào các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ mà chúng ta vừa phân tích

ở trên.

- Dự báo về nhu cầu tiêu thụ trong tương lai.

3.2.1.1. Sứ mạng của Công ty

Vĩnh Hoàn được thành lập nhằm cung cấp cho cuộc sống sự đa dạng về mặt hàng thủy hải sản từ dịng sơng Mekong trù phú. Chúng tơi hồn thiện các sản phẩm theo từng yêu cầu cuả khách hàng. Công ty phát triển lĩnh vực kinh doanh thủy hải sản với sự chú tâm về tính mới lạ và chất lượng cao để cho ra các mẫu sản phẩm sáng tạo. Chúng tôi cũng mang đến cho các đối tác sự chân thành và hiệu quả thoả đáng trong kinh doanh. Chúng tôi luôn nổ lực đáp ứng sự mong chờ của quý khách hàng với hệ thống truy xuất hoàn chỉnh, các chứng chỉ về quản lý chất lượng. Và mục tiêu cuối

cùng là mang quà tặng của dịng sơng Mekong đến người tiêu dùng dưới dạng những sản phẩm ngon, đẹp và tốt cho sức khỏe.

3.2.1.2. Dự báo thị trường.

Để xác định rõ hơn nhu cầu của thị trường Thuỷ sản thế giới trong giai đoạn 2010-2020 ta xem xét xu thế của 2 yếu tố cung và cầu của thị trường Thuỷ sản thế giới:

- Về mặt cung, sản lượng đánh bắt và NTTS thế giới năm 2009 đạt 141 triệu tấn

Thuỷ sản trong đó tổng sản lượng ni trồng năm 2009 đạt 41,4 triệu tấn chiếm

hơn 50% tổng sản lượng Thuỷ sản toàn cầu. Trong thời gian tới một số loài Thuỷ

sản trở nên khan hiếm hơn làm cho lượng cung giảm và cũng có một số loại hàng Thuỷ sản bị giảm giá do nuôi trồng nhiều hơn (tôm, cá). Tuy nhiên, tiêu dùng một số mặt hàng Thuỷ sản cao cấp như tôm và cá hồi vẫn tăng đáng kể.

- Về mặt cầu, nhiều người ở các nước phát triển vài thập niên trở lại đây có thu nhập thực tế cao, đã tiêu thụ các loại Thuỷ sản có giá trị cao nhiều hơn thay vì những loại Thuỷ sản rẻ tiền. Thủy sản nổi lên như một loại protein an toàn trong bối cảnh các nguồn protein khác đang gặp khủng hoảng với các vụ ngộ độc thực phẩm và những đợt dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như bò điên, lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm. Người tiêu dùng thế giới có xu hướng ăn nhiều thực phẩm Thuỷ sản và nguồn gốc Thuỷ sản hơn.

Mặt khác, nguồn lợi Thuỷ sản tự nhiên đã bị khai thác tới giới hạn cho phép, hoặc thậm chí một số khu vực địa lý và nguồn lợi đã bị khai thác quá mức, buộc các nước và các tổ chức quốc tế phải quản lý hạn mức khai thác một cách chặt chẽ theo từng vùng biển và từng nguồn lợi. Điều đó làm cho nguồn cung Thuỷ sản ngày càng hạn hẹp, trong khi nhu cầu tiêu thụ không ngừng tăng lên.

Các nước phát triển cũng là những nước tiêu thụ nhiều Thuỷ sản nhất (không kể

Trung Quốc), vốn chủ yếu dựa vào Thuỷ sản khai thác tự nhiên, nay bị thiếu cung trầm trọng, buộc phải dựa vào nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Hơn nữa, xu

hướng tăng cường nhập khẩu sản phẩm cuối cùng phục vụ tiêu dùng trong nước, đẩy các công đoạn chế biến thấp cấp ra nước ngoài của các nước phát triển cũng là cách để họ nổ lực bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình, đồng thời giảm chi phí lao động và mơi trường.

Tỷ lệ thất nghiệp đang giữ ở mức cao tại nhiều thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ hay

EU được nhiều nhà phân tích viện dẫn như lý do hồi nghi khả năng tăng trưởng xuất

khẩu Thủy sản trong những năm tới. Tuy nhiên, rất khó đánh giá tác động việc thắt chặt tiêu dùng hay tỉ lệ thất nghiệp của các thị trường này lên xuất khẩu Việt Nam. Trên thực tế điều này còn phụ thuộc vào vị trí của từng sản phẩm trên thị trường. Thủy sản Việt Nam có khoảng cách giá tương đối đủ thấp so với các nhà cung cấp cạnh tranh. Việc thắt chặt tiêu dùng trước tiên sẽ tạo áp lực giảm giá, sau đó là sự dịch chuyển về các mặt hàng và các nhà cung cấp giá rẻ. Quá trình dịch chuyển này

nếu diễn ra, có lẽ sẽ ủng hộ xuất khẩu cá tra Việt Nam ít nhất là về mặt doanh số.

Sức cạnh tranh của Việt Nam tại các thị trường này dựa trên ưu thế về giá. Trong khi châu Âu vẫn tiếp tục hạn chế đánh bắt cá và giá thành cá đánh bắt cũng khá cao, thì cá tra có thể vẫn tiếp tục duy trì lợi thế. Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế của khu vực này trong dài hạn, cho dù làm thu hẹp nhu cầu tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng dịch chuyển nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm có giá thấp. Các thị trường tiêu thụ lớn tại các nước phát triển vẫn giữ sức hấp dẫn hơn các thị trường mới nổi ngay chính trong thời kỳ khủng hoảng nhờ vẫn có được những động lực từ quá trình chuyển đổi nhu cầu tiêu thụ các loại cá thịt trắng với giá khá đắt sang cá tra với giá rẻ

hơn, đặc biệt trong bối cảnh cắt giảm chi tiêu và sự phục hồi nhu cầu nguyên liệu của

các nhà máy chế biến.

Nhiều nhà khoa học dự đốn đến năm 2020 lồi người sẽ ăn nhiều Thuỷ sản hơn, nhưng sự gia tăng sẽ chậm hơn so với thời kỳ vài chục năm trở lại đây. Kịch bản các nhà khoa học đưa ra dự đoán rằng Thuỷ sản thực phẩm tiêu dùng bình quân đầu người sẽ tăng hàng năm khoảng 0,4 % từ nay đến năm 2020 và tổng tiêu thụ tăng

1,5% mỗi năm. Trung Quốc và Ấn Độ được dự báo dẫn đầu và tăng tương ứng 1,3%

và 0,9 % hàng năm đến năm 2020. Mỹ La Tinh và Đông Nam Á tăng tương ứng

0,4% và 0,5%.

Các nước đang phát triển từ nay đến năm 2020 vẫn tiếp tục là khối XKTS, tuy

nhiên sản lượng sản xuất ra sẽ ít hơn 1997, do nhu cầu hàng hoá Thuỷ sản ở các nước

này tăng nhanh hơn lượng cung và do các nước này đã lấy được đà phát triển trong

những năm trở lại đây. Đặc biệt có Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đơng Nam Á vừa là thị trường tiềm năng lớn vừa là các nước xuất khẩu lớn. Vì vậy, XKTS ở các nước

đang phát triển này sẽ có chiều hướng chậm lại thậm chí cịn phải nhập siêu một số

hàng hoá Thuỷ sản từ nay đến 2020. Trung Quốc và Ấn Độ mặc dù sẽ là những nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm thực phẩm Thuỷ sản giá trị thấp song dự báo Ấn Độ sẽ là

nước nhập siêu các loại cá giá trị cao vào năm 2020.

Trong khi đó, khối các nước đang phát triển sẽ vẫn là khối nhập nhiều các loại

thực phẩm Thuỷ sản có giá trị thấp trong khi khối các nước phát triển nhập khẩu chủ yếu là các loại thực phẩm Thuỷ sản giá trị cao, nên từ nay đến năm 2020 cũng sẽ có những sự thay đổi trong xu hướng thương mại các mặt hàng này trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần vĩnh hoàn năm 2020 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)