Thí nghiệm 4: Theo dõi khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát

Một phần của tài liệu HIÊN cứu tác ĐỘNG của NANO bạc và NANO sắt lên CHẤT LƯỢNG cây GIỐNG IN VITRO ở một số cây TRỒNG có GIÁ TRỊ KINH tế (Trang 56 - 57)

CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.3.1.4. Thí nghiệm 4: Theo dõi khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát

tích luỹ hoạt chất của cây con in vitro ni cấy trên môi trường bổ sung AgNPs và thay thế Fe-EDTA bằng FeNPs tối ưu ở giai đoạn ex vitro

Cây con salem (4 tuần), dâu tây (4 tuần), sâm Ngọc Linh (12 tuần) được thu nhận từ nghiệm thức tốt nhất của AgNPs, FeNPs và đối chứng lần lượt ở thí nghiệm 3.1, 3.2, 3.3, rửa sạch agar bám ở rễ, trồng trong vỉ xốp với giá thể là Klasmann TS1 để đánh giá khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển của cây con nuôi cấy in

vitro ở giai đoạn ex vitro. Mỗi nghiệm thức được tiến hành trên 100 cây ở đối tượng

cây salem và dâu tây, 21 cây đối với sâm Ngọc Linh.

Thí nghiệm 4.1: Theo dõi khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển cây salem in vitro nuôi cấy trên môi trường bổ sung AgNPs và thay thế Fe-EDTA bằng FeNPs tối ưu ở giai đoạn ex vitro

Tỷ lệ sống (%), số lá, chiều cao cây (cm), diện tích lá (cm2), khối lượng tươi (g) và chlorophyll (nmol/cm2) được ghi nhận sau 6 tuần trồng trong điều kiện vườn ươm. Cây con ở điều kiện vườn ươm (6 tuần) được chuyển qua chậu nhựa (20 x 20 cm, giá thể Klasmann TS1) để tiếp tục theo dõi sự sinh trưởng và phát triển tiếp theo. Số lượng cành, chiều cao hoa (cm), số lượng dé/cành và khối lượng tươi (g) sau 12 tuần trồng trong điều kiện vườn ươm.

Thí nghiệm 4.2: Theo dõi khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển cây

dâu tây in vitro nuôi cấy trên môi trường bổ sung AgNPs và thay thế Fe-EDTA bằng FeNPs tối ưu ở giai đoạn ex vitro

Tỷ lệ sống (%), số lá, chiều cao cây (cm), diện tích lá (cm2), khối lượng tươi (g) và cholorophyll (nmol/cm2) được ghi nhận sau 4 tuần trồng trong điều kiện vườn ươm. Cây con ở điều kiện vườn ươm (4 tuần) được chuyển qua bịch ni lon (20 x 15 cm, giá thể Klasmann TS1) để tiếp tục theo dõi sự sinh trưởng và phát triển tiếp theo. Chiều cao cây (cm), tỷ lệ đậu trái (%), số lượng ngó F1, F2, diện tích lá (cm2) và khối lượng tươi (g) được ghi nhận sau 12 tuần trồng trong điều kiện vườn ươm.

Thí nghiệm 4.3: Theo dõi khả năng thích nghi, sinh trưởng, phát triển và tích luỹ hoạt chất của cây sâm Ngọc Linh in vitro nuôi cấy trên môi trường bổ sung AgNPs và thay thế Fe-EDTA bằng FeNPs tối ưu ở giai đoạn ex vitro

Tỷ lệ sống (%), số lá, chiều cao cây (cm), diện tích lá (cm2), khối lượng tươi (g) và chlorophyll (nmol/cm2) được ghi nhận sau 6 tháng trồng trong điều kiện vườn ươm. Cây con ở điều kiện vườn ươm (6 tuần) được chuyển qua rổ nhựa (45 x 65 cm, giá thể Klasmann TS1) để tiếp thụ theo dõi sự sinh trưởng và phát triển tiếp theo. Số lá, chiều cao cây (cm), diện tích lá (cm2) và khối lượng tươi (g) được ghi nhận sau 18 tháng trồng trong điều kiện vườn ươm. Cây con 18 tháng tuổi được chuyển qua chậu nhựa (30 x 40 cm) và đặt trong nhà kính với độ ẩm phải dao động từ 85 – 90%, nhiệt độ dao động từ 15 – 200C trong ngày, cường độ ánh sáng dao động từ 6 – 15 µmol.m- 2.giây-1 trong ngày. Khối lượng tươi (g), hàm lượng saponin (G-Rg1 (%), M-R2 (%), G-Rb1 (%) và G-Rg1 + M-R2 + G-Rb1 (%)) được ghi nhận sau 2 năm trồng trong điều kiện nhà kính.

Một phần của tài liệu HIÊN cứu tác ĐỘNG của NANO bạc và NANO sắt lên CHẤT LƯỢNG cây GIỐNG IN VITRO ở một số cây TRỒNG có GIÁ TRỊ KINH tế (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)