Nhận thức của nông hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở TỈNH ĐỒNG THÁP pptx (Trang 44 - 64)

Qua khảo sát các nông hộ nuôi cá rô đồng đa số người nuôi cho rằng môi trường nước công cộng hiện nay xấu đi và tệ hơn các năm trước, do người nuôi với mật

độ ngày càng cao, không có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Trong đó có 15,2% số hộ nuôi cho rằng môi trường nước hiện nay rất xấu so với các năm

trước đây, 69,7% số hộ nuôi cho là môi trường nước xấu hơn các năm trước và 15,2% số hộ nuôi cho là trung bình.

Mô hình nuôi cá rô đồng đang sử dụng của nông hộ thì các hộ nuôi đều cho rằng là ít ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng. Trong đó, 78,8% số hộ nuôi cho rằng mô hình đang nuôi ít ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng và 21,2% số hộ nuôi cho là không ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng. Qua khảo sát các hộ nuôi thì hầu như người nuôi cho rằng mô hình nuôi công nghiệp là mô hình gây ảnh hưởng nhất đến môi trường nước công cộng, chiếm 46,9% số hộ

nuôi, có 22,7% số hộ nuôi cho là mô hình nuôi trong bè, nuôi trong lồng mới gây

ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng và 19,7% số hộ nuôi cho là không có gây ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng. Nhìn chung, đa số các hộ nuôi cho rằng mô hình nuôi công nghiệp là mô hình gây ảnh hưởng nhất đến môi trường nước công cộng, tiếp theo là mô hình nuôi trong bè và nuôi trong lồng. Do các mô hình nuôi này, nuôi với mật độ cao cho nên việc sử dụng lượng thuốc, hóa chất, thức ăn nhiều dễ gây ô nhiễm môi trường nước (Bảng 4.18).

Bảng 4.17 Khía cạnh môi trường

Nội dung Ao đất Ao ruộng Cả hai MH

N % N % N % So với trước đây MT nước xấu hơn 22 66,7 24 72,7 46 69,7 So với trước đây MT nước rất xấu 4 12,1 6 18,2 10 15,2 So với trước đây MT nước trung bình 7 21,2 3 9,09 10 15,2 MH nuôi hiện nay

ít AH đến MT nước công cộng 24 72,7 28 84,8 52 78,8

MH nuôi hiện nay

không AH đến MT nước công cộng 9 27,3 5 15,2 14 21,2

MH nuôi công nghiệp

AH đến MT nước công cộng 16 48,5 15 45,5 31 47

MH nuôi lồng, bè

AH đến MT nước công cộng 7 21,2 8 24,2 15 22,7

Không biết 4 12,1 3 9,09 7 10,6

4.5.2 Khía cạnh xã hội

Qua khảo sát các nông hộ nuôi cá rô đồng thì đa số hộ nuôi đều sử dụng điện thắp sáng trong gia đình chiếm 87,9% số hộ do mạng lưới điện ngày càng rộng khắp. Tuy nhiên vẫn còn những hộ chưa có điện chiếm 12,1% số hộ nuôi. Đường giao thông nông thôn của người nuôi cá rô đồng đã được đầu tư cải tạo xây dựng để

thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn, sản phẩm cá rô đồng sau khi thu hoạch và thuận tiện trong việc đi lại mua bán.

Do thu được lợi nhuận cao từ chính mô hình nuôi cá rô đồng của mình (chiếm 60,6% số hộ có lợi nhuận cao) cho nên đa số người nuôi đều quan tâm đến việc học hành của con cái mình, mặt khác quan niệm ngày nay của người dân là không

để con cái mình bị mù chữ. Song họ còn tổ chức đi tham quan, vui chơi giải trí vào các dịp lễ, ngày nghỉ cuối tuần hay lúc nhàng rỗi sau thu hoạch các mùa vụ. Mức sống của người nuôi cá rô đồng ngày càng nâng cao do được mùa, trúng giá cho nên việc mua sắm các vật dụng trong gia đình tăng lên. Trẻ em chưa đến tuổi lao động tham gia nuôi trồng thủy sản ngày càng giảm đáng kể.

Qua kết quả điều tra trong 66 hộ khảo sát thì hầu hết các hộ nuôi không có lao

động trẻ em tham gia nuôi trồng thủy sản (chiếm 100% số hộ nuôi) (Bảnng 4.19). Bảng 4.18 Khía cạnh xã hội Nội dung Ao đất Ao ruộng cả hai MH N % N % N % Số hộ có điện sinh hoạt 28 84,8 30 90,9 58 87,9 Số hộ chưa có điện sinh hoạt 5 15,2 3 9,09 8 12,1 Lợi nhuận cao 23 69,7 17 51,5 40 60,6 Hiệu quả kinh tế 18 54,5 19 57,6 37 56,1

4.6 Những thuận lợi và khó khăn trong các mô hình nuôi cá rô đồng 4.6.1 Những thuận lợi 4.6.1 Những thuận lợi

Điều kiện tự nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu và thời tiết . . . ở tỉnh Đồng Tháp cơ bản thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá rô đồng nói riêng.

Bảng 4.19 Những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá rô đồng Nội dung Ao đất Ao ruộng cả hai MH Thuận lợi N % N % N % Dễnuôi 21 63,6 23 69,7 44 66,7 Ít rủi ro 17 51,5 12 36,4 29 43,9 Dễ quản lý và chăm sóc 16 48,5 18 54,5 34 51,5

Bán cho thương lái 30 90,9 28 84,8 58 87,9

Bán trực tiếp ở chợ 2 6,06 4 12,1 6 9,1

Khó khăn N % N % N %

Nguồn vốn 19 57,6 24 72,7 43 65,2

Phòng và trị bệnh 6 18,2 9 27,3 15 22,7

Giá thức ăn cao 13 39,4 25 75,8 38 57,6

Mặt dù cá rô đồng là một đối tượng mới nhưng người nuôi đã sớm tích lũy được những kinh nghiệm nuôi cá rô đồng hoặc qua những loài cá khác. Qua kết quả

khảo sát thì có 66,7% số hộ cho rằng cá rô đồng là loài cá rất dễ nuôi, bên cạnh

đó có một số hộ nuôi đã nhận định rằng khi nuôi cá rô đồng rất dễ quản lý, dễ

chăm sóc (chiếm 51,5% số hộ nuôi), đồng thời ít gặp rủi ro trong quá trình nuôi (chiếm 43,9% số hộ nuôi) hơn nuôi các đối tượng khác (như nuôi tôm, nuôi cá tra…). Nhìn chung cá rô đồng dễ nuôi, việc quản lý và chăm sóc chúng đơn giản, cho nên có thể tận dụng được nguồn nhân lực ở tại địa phương đáng kểđể nuôi cá mà không cần đến kỹ thuật cao (Bảng 4.20).

Khác với những loài cá khác, cá rô đồng có thể tiêu thụ được dễ dàng thông qua nhiều hình thức khác nhau như bán cho thương lái (chiếm 87,9% số hộ nuôi). Ngoài ra có thể mang cá đến chợ để bán lẽ (chiếm 9,1% số hộ nuôi) và có thể tự

vận chuyển cá đến các nơi tiêu thụ ở các thành phố, các tỉnh thành lân cận. Bên cạnh đó hình thức bán cá rô đồng thương phẩm có thể được phân cỡ dựa vào trọng lượng của cá hoặc bán xô ngang cho các thương một cách dễ dàng. Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy thì hầu hết các hộ nuôi cá rô đồng thương phẩm đều bán xô mà không có phân cỡđể bán (Bảng 4.20).

4.6.2 Những khó khăn

Qua kết quảđiều tra cho thấy có 65,2% số hộ cho rằng là thiếu nguồn vốn đểđầu tư nuôi cá và có 22,7% số hộ nuôi cho rằng gặp khó khăn trong quá trình nuôi là

vấn đề phòng và trị bệnh cho cá nuôi. Bên cạnh những khó khăn về vấn đề dịch bệnh thì giá của thức ăn là một trong những trở ngại không nhỏ cho nghề nuôi thủy sản nói chung và đặc biệt là nuôi cá rô đồng ở tỉnh Đồng Tháp (Bảng 4.20).

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

− Nghề nuôi cá rô đồng đang được phát mạnh ở tỉnh Đồng Tháp.

− Diện tích đất trung bình sử dụng cho mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất là 0,51±0,36 ha/hộ và trên ruộng là 1,57±1,89 ha/hộ.

− Mùa vụ nuôi chủ yếu là mùa lũ từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm.

− Năng suất bình quân của mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất là 43.225,3±19.189,4 kg/ha/năm và trên ao ruộng là 23.927,6±8.519,5 kg/ha/năm.

− Tổng chi phí cho mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất là 741±416 triệu

đồng/ha/năm và trên ruộng là 453±216 triệu đồng/ha/năm. Lợi nhuận trung bình của mô hình nuôi trong ao đất và trên ruộng lần lượt là 493±400 triệu đồng/ha/năm và 298±332 triệu đồng/ha/năm.

5.2 Đề xuất

− Phải quy hoạch vùng nuôi thủy sản, đầu tư hệ thống thủy lợi, thực hiện nạo vét kênh rạch tạo sự chủđộng trong khâu cung cấp nước và giảm ô nhiễm. − Công tác kiểm dịch giống nhằm đảm bảo nguồn giống sạch bệnh cho vùng

nuôi.

− Tăng cường công tác tổ chức tập huấn ở địa phương, trao đổi kỹ thuật cho người nuôi. Tuyên truyền bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức của người nuôi nhằm hạn chế những rủi ro. Thông tin kịp thời cho người nuôi về biến

động của thị trường.

− Ngân hàng cần phải có các chính sách hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất ưu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bùi, T.V, 2005. Nghiên cứu nuôi kết hợp cá rô đồng (Anabas testudineus) trong lồng và cá rô phi (Orea chromis niloticus) trong ao đất. Luận văn thạc sĩ. Khoa Thủy Sản - Trường Đại Học Cần Thơ.

http://cema.gov.vn. Truy cập ngày 20/12/2008.

http://dulich.tuoitre.com.vn. Truy cập ngày 14/12/2008. http://www.dongthap.gov.vn. Truy cập ngày 06/01/2009.

http://www.kinhtenongthon.com.vn. Truy cập ngày 20/12/2008. http://www.nhanong.net. Truy cập ngày 14/12/2008.

http://www.vietlinh.com.vn. Truy cập ngày 11/12/2008. Khang, V.D, 1962. Ngư loại học.

Khánh, P.V và L.T.T, Loan, 2004. Kỹ thuật nuôi một số loài cá kinh tế nước ngọt và phòng trị bệnh cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Khánh, P.V, 1999. Kỹ thuật sinh sản ương nuôi cá rô đồng.

Khoa, T.T và T.T.T.Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Long, D.N, 2007. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi các loài cá có giá trị kinh tế ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Phượng, Đ.T, 2002. Điều tra kỹ thuật nuôi cá rô đồng ở hai huyện Ô Môn và Châu Thành tỉnh Cần Thơ. Tiểu luận tốt nghiệp.

Tạp chí khoa học thủy sản, 2006a.Q1. Tạp chí khoa học thủy sản, 2006b.Q2.

Tính, L.V, 2002. So sánh hiệu quả của nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) thâm canh bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm khác nhau.

Tính, L.V, 2003. Thực nghiệm nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) bằng thức ăn viên có hàm lượng đạm khác nhau. Luận văn thạc sĩ.

Yên, M. Đ, 1983. Cá kinh tế nước ngọt Việt Nam. Nhà xuất bản khoa học và kỹ

Yên, M.Đ; N.V.Trọng; N.V.Thiện; L.H.Yến và H.B.Loan,1992. Định loại cá nước ngọt Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Chi cục BVNLTS Đồng Tháp, 2008. Báo cáo tổng kết năm 2008

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kinh nghiệm NTTS và số lao động của nông hộ

Nội dung Số lao động (người/hộ)

Số ngày LĐ (ngày/vụ)

Số lao động trong gia đình 5,06±1,40 580,6±228,9

Số lao động tham gia nuôi cá rô đồng 5,28±1,55 942,4±320,2

Số lao động thuê mướn nuôi cá RĐ 2,71±0,76 892,7±789

Mô hình nuôi Số năm kinh nghiệm nuôi (năm)

Mô hình nuôi cá rô đồng 3,90±1,59

- Mô hình nuôi cá rô đồng trên ao đất 3,64±1,58

- Mô hình nuôi các rô đồng trên ruộng 3,12±0,99

Phụ lục 2: Một số thông tin về nông hộ

Nội dung Ao đất Trên ruộng N % N % 1. Trình độ văn hoá Không 0 0,00 1 3,03 Cấp 1 11 33,3 6 18,2 Cấp 2 11 33,3 15 45,5 Cấp 3 10 30,3 9 27,3 TH/ĐH 1 3,0 2 6,06 Tổng 33 100 33 100 2. Loại hình nuôi TS Hộ cá thể 33 100 33 100

Phụ lục 3: Diện tích và cơ cấu đất đai Thông số Ao đất (n=33) Trên ruộng (n=33) Tổng diện tích (ha/hộ) 0,51±0,36 1,57±1,89

Tổng diện tích mặt nước nuôi (ha/hộ) 0,27±0,25 1,16±1,69

Độ sâu (m) 1,6±0,3 1,5± 0,2 Tỷ lệ DT mặt nước so với TDT (%) 47,6±17,7 68,1±16,3 Tỷ lệ số hộ có sử dụng ao lắng (%) 15,1 6,0 Phụ lục 4: Quản lý giống nuôi Nội dung Ao đất Ao ruộng Mật độ thả nuôi (con/m2) 48,6±6,74 38,00±3,29 Cở giống bình quân (con/kg) 263,00±22,80 269,00±24,80

Giá mua giống bình quân (ngàn đồng) 0,21±0,02 0,23±0,04

Thời gian ương (ngày) 2,00±0,76 1,50±0,71

Phụ lục 5: Quản lý nước trong ao nuôi cá rô đồng

Nội dung Ao đất Trên ruộng

Chếđộ thay nước (ngày/lần) 13,6±7,9 12,3±3,1

Chếđộ thay nước vụ 1(ngày/lần) 13,3±8,1 10,6±4,2

Chếđộ thay nước vụ 2 (ngày/lần) 13,9±7,6 14,0±11,0

Tỷ lệ thay nước (%) 28,6±3,7 28,1±3,9

Tỷ lệ thay nước vụ 1(%) 28,8±3,4 2,9±0,3

Phụ lục 6: Sử dụng thức ăn cho nuôi cá rô đồng Nội dung Ao đất Ao ruộng N % N % 1. Sử dụng TACN 33 100 19 57,6 2. Sử dụng TATS 14 42,4 Tổng 33 100 33 100 Phụ lục 7: Thu hoạch Nội dung Ao đất Trên ruộng Kích cỡ thu hoạch (con/kg) 11,8±1,7 11,2±1,5 Giá bán (ngàn đồng/kg) 28,5±1,3 28,9±1,7 Tỷ lệ sống (%) 72,5±14,5 67,1±16,8 Tỷ lệ sống vụ 1(%) 70,1±14,2 66,7±16,7 Tỷ lệ sống vụ 2 (%) 74,9±13,8 67,4±16,8 FCR vụ 1 1,6±0,4 1,6±0,3 FCR vụ 2 1,5±0,3 1,7±0,4

Thời gian nuôi vụ 1 (ngày) 163,0±18,2 200,0±21,2

Thời gian nuôi vụ 2 (ngày) 174,0± 25,8 185,0±19,9

Năng suất vụ 1 (kg/ha) 28.628,3±7.003,1 22.717,9±6.443,9 Năng suất vụ 2 (kg/ha) 31.517,9±7.319,9 23.406,1±6.592,3 Năng suất cả năm(kg/ha) 43.225,3±19.189,4 23.927,6±8.519,5

Phụ lục 8: Chi phí, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Nội dung Ao đất Ao ruộng

Chi phí sên vét/ năm (tr.đồng/ha) 10,9±13,6 5,09±2,49

Chi phí giống/ năm (tr.đồng/ha) 87,2±41,5 57,6±34,2

Chi phí hoa chất thuốc/ năm (tr.đồng/ha) 10,8±16,0 4,48±3,64

Chi phí nhiên liệu/năm (tr.đồng/ha) 11,4±7,21 10,9±9,91

Chi phí TA/năm (tr.đồng/ha) 537±337 281±133

Chi phí LĐ thuê thường xuyên/năm (tr.đồng/ha) 17,5±7,48 15,7±10,2

Chi phí lặt vặt khác/năm (tr.đồng/ha) 20,6±4,25 6,85±4,29

Tổng định phí/năm (tr.đồng/ha) 6,33±4,52 6,82±2,87

Tổng biến phí/năm (tr.đồng/ha) 703±385 415±152

Tổng chi phí/năm (tr.đồng/ha) 741±416 453±216

Chi phí trả lãi vay/năm (tr.đồng/ha) 134±96,5 151±82,6

Chi phí TA/tổng chi phí/năm (%) 72,5±81,1 62,0±61,4

Chi phí giống/tổng chi phí/năm (%) 11,8±9,98 12,7±15,8

Chi phí thuốc/tổng chi phí/năm (%) 1,46±3,85 0,99±1,68

Lợi nhuận/năm (tr.đồng/ha) 452±400 298±332

Tỷ suất lợi nhuận 0,6±1,1 0,7±0,5

Lợi nhuận/năm ( không tính hộ lỗ) (tr.đồng/ha) 626±258 415±64,8

Phụ lục 6: Khía cạnh môi trường

Nội dung Ao đất Ao ruộng Cả hai MH

N % N % N % So với trước đây MT nước xấu hơn 22 66,7 24 72,7 46 69,7

So với trước đây MT nước rất xấu 4 12,1 6 18,2 10 15,2

So với trước đây MT nước trung bình 7 21,2 3 9,09 10 15,2 MH nuôi hiện nay

ít AH đến MT nước công cộng 24 72,7 28 84,8 52 78,8

MH nuôi hiện nay

không AH đến MT nước công cộng 9 27,3 5 15,2 14 21,2

MH nuôi công nghiệp

AH đến MT nước công cộng 16 48,5 15 45,5 31 47 MH nuôi lồng, bè AH đến MT nước công cộng 7 21,2 8 24,2 15 22,7 Không biết 4 12,1 3 9,09 7 10,6 Không có 6 18,2 7 21,2 13 19,7 Phụ lục 10: Khía cạnh xã hội Nội dung Ao đất Ao ruộng cả hai MH N % N % N % Số hộ có điện sinh hoạt 28 84,8 30 90,9 58 87,9 Số hộ chưa có điện sinh hoạt 5 15,2 3 9,09 8 12,1 Lợi nhuận cao 23 69,7 17 51,5 40 60,6 Hiệu quả kinh tế 18 54,5 19 57,6 37 56,1

Phụ lục 11: Thuận lợi và khó khăn trong các mô hình nuôi cá rô đồng Nội dung Ao đất Ao ruộng cả hai MH Thuận lợi N % N % N % Dễnuôi 21 63,6 23 69,7 44 66,7 Ít rủi ro 17 51,5 12 36,4 29 43,9 Dễ quản lý và chăm sóc 16 48,5 18 54,5 34 51,5

Bán cho thương lái 30 90,9 28 84,8 58 87,9

Bán trực tiếp ở chợ 2 6,06 4 12,1 6 9,1

Khó khăn N % N % N %

Nguồn vốn 19 57,6 24 72,7 43 65,2

Phòng và trị bệnh 6 18,2 9 27,3 15 22,7

PHỤ LỤC 11: PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ

1. Họ tên chủ hộ: …………, 1.Tuổi …... 2. Giới tính ….. 3. Học vấn ……. 4. ĐT ………

2. Họ tên đáp viên: …………., 1.Tuổi……2. Giới tính ….. 3. Học vấn ……. 4. ĐT ……… (Học vấn: 0 = Mù chữ; 1= Cấp 1; 2 = Cấp 2; 3 = Cấp 3; 4 = Đại học; 5 = Cao hơn)

3. Địa chỉ: Ấp …………. Xã …………. Huyện ……… Tỉnh ……… 4. Số người trong gia đình: ……… người; 4.1. Trong đó Nam ……... 5. Số lao động trong gia đình : ……… người; 5.1. Trong đó Nam ………… 6. Số lao động nam gia đình nuôi cá RĐ …. người; số ngày lao động trung bình/vụ…. ngày /vụ

7. Số lao động nữ gia đình nuôi cá RĐ ….người, số ngày lao động trung bình/vụ ……. ngày /vụ

8. Số lao động trẻ em g.đình (13-<17 tuổi) .….người, số ngày lao động trung bình/vụ……. ngày/vụ

9. Số lao động lớn tuổi g.đình (>60 tuổi) …… người, số ngày lao động trung bình/vụ …. ngày/vụ

10. Lao động thuê mướn cho nuôi cá RĐ: ……. người; 10.1. Trong đó Nam ………

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở TỈNH ĐỒNG THÁP pptx (Trang 44 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)