Hiệu quả kinht ế kỹ thuật của các mô hình nuôi

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở TỈNH ĐỒNG THÁP pptx (Trang 39 - 64)

Qua Bảng 4.13 cho thấy, trong chi phí cố định thì chi phí đào đắp, xây dựng ao, cống bọng chiếm tỷ lệ cao nhất, tuy nhiên mức độ đầu tư còn tùy thuộc vào diện tích nuôi. Đối với mô hình nuôi trong ao đất thì khấu hao chi phí đào ao, xây dựng ao, cống bọng là 2,43±1,15 triệu đồng/ha/năm và chiếm 51,20% trên tổng chi phí cố định, kế đó là khấu hao về chi phí máy bơm là 3,23±2,68 triệu

đồng/ha/năm và chiếm 40,30% trên tổng chi phí cốđịnh, thấp nhất là khấu hao về

chi phí xây dựng nhà để phục vụ cho nuôi cá rô đồng là 0,14±0,15 triệu

đồng/ha/năm và chiếm 1,23% trên tổng chi phí cố định chi phí của mô hình. Còn

đối với mô hình nuôi trong ao ruộng thì khấu hao về chi phí đào ao, xây dựng ao, cống bọng 3,65±1,33 triệu đồng/ha/năm, chiếm 69,70% trên tổng chi phí cố định và thấp nhất là khấu hao về chi phí khác là 0,32±0,17 triệu đồng/ha/năm, chiếm 1,16% trên tổng chi phí cốđịnh của mô hình nuôi.

Bảng 4.13. Chi phí cốđịnh của các mô hình nuôi cá rô đồng (triệu đồng/ha/năm) Ao đất Trên ruộng Nội dung TB Tỷ lệ (%) TB Tỷ lệ (%) Đào ao, XD cống 2,43±1,15 51,20 3,65±1,33 69,70 Máy bơm 3,23±2,68 40,30 1,97±1,35 23,80 Ghe, xuồng 0,31±1,51 5,39 0,52±0,34 3,99 Chi phí xây nhà phục vụ 0,14±0,15 1,23 0,36±0,21 1,38 Khác 0,22±0,84 1,92 0,32±0,17 1,16 Tng 6,33±4,51 100 6,82±2,87 100

Qua kết quả này, cho thấy khấu hao về chi phí về chi phí đào ao, xây dựng ao, cống bọng ở mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất thấp hơn so với mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng vì chi phí đào ao, xây dựng ao, cống bọng còn tùy thuộc vào diện tích nuôi cá rô đồng của nông hộ. Ngược lại, khấu hao về chi phí máy bơm ở mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất lại cao hơn so với mô hình nuôi ruộng.

4.4.2 Chi phí biến đổi

Qua Bảng 4.14 cho thấy, trong chi phí biến đổi thì chi phí thức ăn là chiếm tỷ lệ

cao nhất tuy nhiên mức độ đầu tư thức ăn tùy thuộc vào từng mô hình nuôi. Đối với mô hình nuôi trong ao đất chi phí thức ăn là 510,31±337,3 triệu đồng/ha/năm chiếm 72,54% trên tổng chi phí biến đổi, tiếp theo là chi phí trả lãi vay ngân hàng là 71,4±134,4 triệu đồng/ha/năm, chiếm 10,15% trên tổng chi phí biến đổi, chi phí vận chuyển con giống là chi phí thấp nhất 0,7±0,4 triệu đồng/ha/năm chiếm 0,09% trên tổng chi phí biến đổi. Đối với mô hình nuôi trên ruộng chi phí thức ăn là 245,3±132,7 triệu đồng/ha/năm, chiếm 59,13% trên tổng chi phí biến đổi, kếđó là chi phí trả lãi vay ngân hàng là 83,5±150,7 triệu đồng/ha/năm, chiếm 20,14% trên tổng chi phí biến đổi và chi phí vận chuyển con giống là 0,2±0,1 triệu

đồng/ha/năm chiếm 0,05% trên tổng chi phí biến đổi. Nhìn chung, chi phí biến

đổi giữa hai mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất và trên ruộng có sự chênh lệch tương đối lớn và sự khác biệt náy có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 4.14. Chi phí biến đổi ở các mô hình nuôi cá rô đồng (triệu đồng/ha/năm) Ao đất Trên ruộng Nội dung TB Tỷ lệ (%) TB Tỷ lệ (%) Tổng chi phí cho thức ăn 510,31±337,3 72,54 245,3±132,7 59,13

Chi phi trả lãi vay 71,4±134,4 10,15 83,5±150,7 20,14

Tổng chi phí con giống mua 62,1±41,5 8,83 46,6±34,2 11,22

Chi phí thuê nhân công 12,4±7,4 1,80 12,4±10,2 2,99

Chi phí sửa chữa hàng vụ 12,2±39,5 1,74 5,4±2,8 1,30

Chi phí nhiên liệu 11,1±7,2 1,58 10,8±9,9 2,60

Tổng chi phí thuốc và HC 10,4±16,0 1,48 4,3±3,6 1,04

Chi phí cải tạo ao (sên vét, vôi...) 10,3±13,5 1,47 5,1±2,5 1,22

Chi phí điện thoại 1,2±1,3 0,17 0,3±0,2 0,07

Tổng chi phí vận chuyển giống 0,7±0,4 0,09 0,2±0,1 0,05

Chi phí khác 1,24±1,3 0,18 0,9±1,1 0,22

Tng 703,4 100,00 414,8 100,00

Nhìn chung, chi phí thức ăn ở mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất cao hơn so với mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng là do ở mô hình ao đất nuôi với mật độ

cao, dẫn đến chi phí thức ăn cho cá tăng lên. Nhưng chi phí về trả lãi vay ở mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất lại thấp hơn so với mô hình nuôi trên ruộng.

4.4.3 Tổng chi phí của mô hình nuôi cá rô đồng

Qua kết quả khảo sát cho thấy, đối với mô hình nuôi trong ao đất chi phí cốđịnh trung bình là 6,33±4,52 triệu đồng/ha/năm, chiếm 0,92% trên tổng chi phí đầu tư. Còn đối với mô hình nuôi trên ruộng chi phí cố định là 6,82±2,87 triệu

đồng/ha/năm, chiếm 1,50% trên tổng chi phí đầu tư (Bảng 4.15). Nhìn chung, ở

mô hình nuôi ao đất chi phí cốđịnh chiếm tỷ lệ thấp hơn so với mô hình nuôi trên ruộng do mức chi phí biến đổi cho mô hình nuôi thường lớn và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

Theo Bảng 4.15 thì đối với mô hình cá rô đồng nuôi trong ao đất có chi phí biến

đổi là 703,4±385,0 triệu đồng/ha/năm, chiếm 94,9% trên tổng chi phí đầu tư. Mặt khác ở mô hình nuôi trong ao đất thì có mức độđầu tư thức ăn cho cá rô đồng là rất lớn, dẫn đến chi phí thức ăn cho cá tăng cao nhất trong tổng chi phí đầu tư cho mô hình, trung bình chiếm 68,9% trên tổng chi phí đầu tư. Đối với mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng thì chi phí biến đổi là 414,8±152,0 triệu đồng/ha/năm,

chiếm 91,5% trên tổng chi phí đầu tư. Ở mô hình nuôi này các hộ nuôi thường

đầu tư thức ăn với mức độ thấp, trung bình chiếm 54,1% trên tổng chi phí đầu tư. Nhìn chung, ở mô hình nuôi ao đất chi phí biến đổi cao hơn mô hình nuôi trên ruộng, từ đó cho thấy việc đầu tư chi phí biến đổi đối với các mô hình nuôi được các hộ nuôi rất chú trọng quan tâm, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Mặt khác theo kết quả nghiên cứu của ông Trần Văn Bùi về mô hình nuôi cá rô đồng kết hợp với cá rô phi thì tổng chi phí đầu tư là 70,3±95,3 triệu đồng/ha/năm thấp hơn nhiều so với 2 mô hình nuôi trong ao đất và trên ruộng, vì chi phí đầu tư vào thức ăn và con giống thấp hơn so với hai mô hình ao đất và ao ruộng.

Bảng 4.15 Tổng chi phí của mô hình nuôi cá rô đồng

Nội dung Ao đất Ao ruộng Chi phí cốđịnh (triệu đồng/ha/năm) 6,33±4,52a 6,82±2,87b Chi phí biến đổi (triệu đồng/ha/năm) 703,4±385,0a 414,8±152,0b Tổng chi phí (triệu đồng/ha/năm) 741,0±416,0a 453,0±216,0b Tỷ lệ chi phí thức ăn/tổng chi phí đầu tư (%) 68,9 54,1 Tỷ lệ chi cốđịnh /tổng chi phí đầu tư (%) 0,92 1,50 Tỷ lệ chi biến đổi /tổng chi phí đầu tư (%) 94,9 91,5

4.4.4 Hiệu quả kinh tế

Theo số liệu phân tích Bảng 4.16 cho thấy tổng chi phí, tổng thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của các mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất và trên ruộng. Tổng chi phí của các mô hình khác nhau thì cũng khác nhau, vì nó phụ thuộc vào diện tích ao nuôi, mức độđầu tư và cải tạo ao. Đối với mô hình nuôi ao thì đầu tư

cao hơn so với mô hình nuôi trên ruộng. Vì mô hình này có mức đầu tư cho việc cải tạo ao và thức ăn cao hơn. Tuy nhiên trong từng mô hình nuôi tổng thu nhập trung bình của từng hộ nuôi cũng khác nhau đáng kể do diện tích, mật độ nuôi và mức đầu tư khác nhau. Ở mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất tổng thu nhập là 1.234,0±544,0 triệu đồng/ha/năm, trong đó tổng thu nhập trung bình của vụ 1 là 473,0±443,0 triệu đồng/ha/vụ và trung bình vụ 2 là 761,0±385,0 triệu đồng/ha/vụ. Còn ở mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng tổng thu nhập trung bình là 700,0±262,0 triệu đồng/ha/năm, trong đó trung bình vụ 1 là 183,0±321,0 triệu

đồng/ha/vụ và vụ 2 đạt trung bình là 517,0±349,0 triệu đồng/ha/vụ. Nhìn chung, tổng thu nhập ở cả 2 mô hình nuôi cá rô đồng đều có sự chênh lệch và rủi ro lớn, bên cạnh những hộ thu được lợi nhuận cao thì cũng có một số hộ bị lỗ là do ảnh

hưởng bởi dịch bệnh. Tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất là 0,6±1,1 và mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng là 0,7±0,5. Nhìn chung, tổng thu nhập mô hình nuôi trong ao đất lớn hơn so mô hình nuôi trên ruộng và sự

khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 4.16).

Cá rô đồng là đối tượng nuôi có thể cho lợi nhuận rất cao nhưng mức rủi ro cũng không thấp. Năng suất cá rô đồng có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợi nhuận của mô hình nuôi nhưng năng suất cá rô đồng nuôi còn chịu tác động của nhiều yếu tố

như mật độ nuôi, tỷ lệ sống, kỹ thuật chăm sóc, quản lý, mức độđầu tư cũng như

quy mô kỹ thuật của từng mô hình. Bên cạnh năng suất thì kích cỡ cá rô đồng thu hoạch và giá bán cũng là yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó, người nuôi phải dự tính thời điểm thu hoạch để cho lợi nhuận cao nhất. Nhìn chung, qua kết quả khảo sát các mô hình nuôi cá rô đồng cho thấy, đối với mô hình nuôi trong ao đất thì số hộ nuôi có lợi nhuận chiếm 84,8% số hộ nuôi với mức lợi nhuận trung bình là 452,0±400,0 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận trung bình không tính những hộ bị lỗ là 626,0±258,0 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên, do mô hình này là mô hình nuôi truyền thống nên có mức ổn định cao hơn và lợi nhuận cũng lớn hơn so với mô hình nuôi trên ruộng. Còn đối với mô hình nuôi trên ruộng thì số hộ thu được lợi nhuận chiếm 72,7% số hộ nuôi với mức lợi nhuận trung bình là 298,0±332,0 triệu đồng/ha/năm và lợi nhuận trung bình không tính những hộ bị lỗ là 415,0±65,0 triệu đồng/ha/năm. Ở mô hình nuôi trong ao đất có mức đầu tư chi phí cao hơn mô hình nuôi trên ruộng, trung bình là 741,0±416,0 triệu đồng/ha/năm, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận thấp hơn mô hình nuôi trên ruộng, trung bình là 0,6±1,1. Còn ở mô hình nuôi trên ruộng có mức đầu tư thấp hơn, trung bình là 453,0±216,0 triệu đồng/ha/năm nhưng tỷ suất lợi nhuận (0,7±0,5) lại cao hơn mô hình nuôi ao đất và đây là mô hình nuôi đạt hiệu quả hơn và ổn định nhất so với mô hình nuôi trong ao đất. Nhìn chung, lợi nhuận giữa hai mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất và trên ruộng có sự chênh lệch nhau không đáng kể

Bảng 4.16 Chi phí, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của hai mô hình Nội dung Ao đất (Tr.đồng/ha/năm) Trên ruộng (Tr.đồng/ha/năm) Tổng thu nhập (TR) 1.234,0±544,0a 700,0±262,0b Tổng thu nhập vụ 1(TR) 473,0±443,0 183,0±321,0 Tổng thu nhập vụ 2(TR) 761,0±385,0 517,0±349,0 Tổng chi phí (TC) 741,0±416,0a 453,0±216,0b Tổng lợi nhuận (PR) 452,0±400,0a 298,0±332,0a Tỷ lệ số hộ có lợi nhuận (%) 84,8 72,7 Tỷ lệ số hộ bị lỗ (%) 15,2 27,3 Hiệu quả chi phí (TR/TC) 1,6±1,1 1,7±0,5 Tỷ suất lợi nhuận (PR/TC) 0,6±1,1a 0,7±0,5a Tổng lợi nhuận tính hộ có lời (PR) 626,0±258,0 415,0±65,0 Tỷ suất lợi nhuận (PR/TC) (hộ lời) 1,2±1,0a 1,1±0,4a Tỷ suất lợi nhuận (PR/TC) (hộ lỗ) (0,3)±0,1 (0,2)±0,2

Theo kết quả nghiên cứu của ông Trần Văn Bùi về mô hình nuôi cá rô đồng kết hợp với cá rô phi thì thu nhập (là 85,0±123,0 triệu đồng/ha/năm) và lợi nhuận (là 14,80±23,30 triệu đồng/ha/năm) thấp hơn so với mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất và trên ruộng. Đối với mô hình nuôi này thì năng suất gia tăng theo mật độ

nuôi và mức độ đầu tư cho mô hình nuôi. Chính vì vậy hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá rô đồng kết hợp với cá rô phi đạt hiệu quả kinh tế thấp hơn so với mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất và trên ruộng. Tuy nhiên mô hình nuôi cá rô

đồng kết hợp với cá rô phi, có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần làm giảm sự ô nhiễm môi trường nước công cộng, vì cá rô phi có đặc tính làm sạch môi trường nước trong ao nuôi.

4.5 Nhận thức của nông hộ4.5.1 Khía cạnh môi trường 4.5.1 Khía cạnh môi trường

Qua khảo sát các nông hộ nuôi cá rô đồng đa số người nuôi cho rằng môi trường nước công cộng hiện nay xấu đi và tệ hơn các năm trước, do người nuôi với mật

độ ngày càng cao, không có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Trong đó có 15,2% số hộ nuôi cho rằng môi trường nước hiện nay rất xấu so với các năm

trước đây, 69,7% số hộ nuôi cho là môi trường nước xấu hơn các năm trước và 15,2% số hộ nuôi cho là trung bình.

Mô hình nuôi cá rô đồng đang sử dụng của nông hộ thì các hộ nuôi đều cho rằng là ít ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng. Trong đó, 78,8% số hộ nuôi cho rằng mô hình đang nuôi ít ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng và 21,2% số hộ nuôi cho là không ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng. Qua khảo sát các hộ nuôi thì hầu như người nuôi cho rằng mô hình nuôi công nghiệp là mô hình gây ảnh hưởng nhất đến môi trường nước công cộng, chiếm 46,9% số hộ

nuôi, có 22,7% số hộ nuôi cho là mô hình nuôi trong bè, nuôi trong lồng mới gây

ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng và 19,7% số hộ nuôi cho là không có gây ảnh hưởng đến môi trường nước công cộng. Nhìn chung, đa số các hộ nuôi cho rằng mô hình nuôi công nghiệp là mô hình gây ảnh hưởng nhất đến môi trường nước công cộng, tiếp theo là mô hình nuôi trong bè và nuôi trong lồng. Do các mô hình nuôi này, nuôi với mật độ cao cho nên việc sử dụng lượng thuốc, hóa chất, thức ăn nhiều dễ gây ô nhiễm môi trường nước (Bảng 4.18).

Bảng 4.17 Khía cạnh môi trường

Nội dung Ao đất Ao ruộng Cả hai MH

N % N % N % So với trước đây MT nước xấu hơn 22 66,7 24 72,7 46 69,7 So với trước đây MT nước rất xấu 4 12,1 6 18,2 10 15,2 So với trước đây MT nước trung bình 7 21,2 3 9,09 10 15,2 MH nuôi hiện nay

ít AH đến MT nước công cộng 24 72,7 28 84,8 52 78,8

MH nuôi hiện nay

không AH đến MT nước công cộng 9 27,3 5 15,2 14 21,2

MH nuôi công nghiệp

AH đến MT nước công cộng 16 48,5 15 45,5 31 47

MH nuôi lồng, bè

AH đến MT nước công cộng 7 21,2 8 24,2 15 22,7

Không biết 4 12,1 3 9,09 7 10,6

4.5.2 Khía cạnh xã hội

Qua khảo sát các nông hộ nuôi cá rô đồng thì đa số hộ nuôi đều sử dụng điện thắp sáng trong gia đình chiếm 87,9% số hộ do mạng lưới điện ngày càng rộng khắp. Tuy nhiên vẫn còn những hộ chưa có điện chiếm 12,1% số hộ nuôi. Đường giao thông nông thôn của người nuôi cá rô đồng đã được đầu tư cải tạo xây dựng để

thuận tiện cho việc vận chuyển thức ăn, sản phẩm cá rô đồng sau khi thu hoạch và thuận tiện trong việc đi lại mua bán.

Do thu được lợi nhuận cao từ chính mô hình nuôi cá rô đồng của mình (chiếm 60,6% số hộ có lợi nhuận cao) cho nên đa số người nuôi đều quan tâm đến việc học hành của con cái mình, mặt khác quan niệm ngày nay của người dân là không

để con cái mình bị mù chữ. Song họ còn tổ chức đi tham quan, vui chơi giải trí vào các dịp lễ, ngày nghỉ cuối tuần hay lúc nhàng rỗi sau thu hoạch các mùa vụ. Mức sống của người nuôi cá rô đồng ngày càng nâng cao do được mùa, trúng giá cho nên việc mua sắm các vật dụng trong gia đình tăng lên. Trẻ em chưa đến tuổi lao động tham gia nuôi trồng thủy sản ngày càng giảm đáng kể.

Qua kết quả điều tra trong 66 hộ khảo sát thì hầu hết các hộ nuôi không có lao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) Ở TỈNH ĐỒNG THÁP pptx (Trang 39 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)