Qua kết quảđiều tra, nhìn chung các mô hình nuôi cá rô đồng ở tỉnh Đồng Tháp
được nuôi 2 vụ/năm. Vụ 1 thả giống từ tháng 1 đến tháng 3 và thu hoạch vào tháng 5 đến tháng 9 (Âm lịch), vụ 2 thả giống từ tháng 4 đến tháng 8 và thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 12 (Âm lịch), nhưng chủ yếu tập trung nhiều vào vụ 2 (Mùa lũ), đặc biệt là mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng.
Đối với mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất thì tỷ lệ hộ nuôi một vụ (57,6%) và hộ nuôi hai vụ (42,4%) không chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, đối với mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng thì tỷ lệ hộ nuôi một vụ chiếm tỷ lệ rất cao (97,0%) vì ruộng nuôi chỉ tập trung nuôi cá rô đồng vào mùa lũ, mùa còn lại thì trồng lúa. Nhìn chung, cả hai mô hình có vụ 1 thả giống từ tháng 1 đến tháng 3, tập trung nhiều nhất là vào tháng 3. Vụ 2 thả giống từ tháng 4 đến tháng 8, tập trung nhiều nhất là vào tháng 7. Hầu hết các hộ nuôi đều tập trung vào vụ 2 vì họ cho rằng ở
vụ 2 cá lớn nhanh hơn vụ 1.Đặc biệt là ở vụ 2 nguồn con giống rất phong phú và chất lượng con giống cũng cao hơn. Bên cạnh đó, việc tìm nguồn thức ăn cũng dễ
dàng và giá nguyên liệu thức ăn cũng rẻ hơn. Tuy nhiên, đối với những hộ nuôi cá rô đồng trong ao đất có nhiều kinh nghiệm hơn nên họ thường nuôi 2 vụ trong năm.
Bảng 4.7 Mùa vụ nuôi cá rô đồng
Thời gian Ao đất Trên ruộng
Thời gian thả giống vụ 1 Tháng 1 – Tháng 3 Tháng 1 – Tháng 3 Thời gian thả giống vụ 2 Tháng 4 – Tháng 8 Tháng 4 – Tháng 8
Tỷ lệ số hộ nuôi 1 vụ (%) 57,6 97,0
4.3.4 Khía cạnh kỹ thuật các mô hình nuôi cá rô đồng Cải tạo ao nuôi
Công việc cải tạo ao nuôi cá rô đồng được tiến hành trước mùa vụ nuôi và đây là một trong những khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả nuôi cá rô
đồng. Nhìn chung, các hộ nuôi trong khu vực khảo sát đều tiến hành cải tạo nền
đáy bằng cách sên vét đáy ao. Thông thường các hộ nuôi cá rô đồng đều sên vét từ một đến hai lần trong năm tùy theo số vụ nuôi trong năm của hộ nuôi. Theo kết quả khảo sát thì số hộ sên vét một lần trong năm cao hơn chiếm 77,3% và số hộ
sên vét hai lần trong năm chiếm 22,7%. Trong đó, đối với mô hình nuôi trong ao
đất thì số hộ sên vét một lần trong năm chiếm tỷ lệ 57,6% và 42,4% số hộ sên vét hai lần trong năm. Còn đối với mô hình nuôi trên ruộng thì số hộ sên vét một lần trong năm chiếm tỷ lệ 97% và chỉ có 3% số hộ sên vét hai lần trong năm. Hầu hết các hộ nuôi đều sử dụng phương pháp sên cạn chiếm 100% trên tổng số hộ
nuôi.
Đối với cả hai mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất và nuôi trên ruộng thì 100% các hộ nuôi đều tiến hành sên vét trước vụ nuôi và sử dụng phương pháp sên cạn. Bảng 4.8 Số lần sên vét ao nuôi Ao đất Trên ruộng Nội dung N % N % Sên vét 01 lần/năm 19 57,6 32 97 Sên vét 02 lần/năm 14 42,4 1 3 Mật độ nuôi
Tùy theo từng mô hình nuôi mà mật độ giống thả cũng khác nhau. Qua kết quả
khảo sát, đối với mô hình nuôi trong ao đất mật độ thả trung bình là 48,6±6,74 con/m2, trong đó mật độ thả thấp nhất là 35,4 con/m2 và cao nhất lên đến 61 con/m2. Mật độ thả trung bình của vụ 1 là 48,2±6,53 con/m2 và vụ 2 mật độ thả
trung bình là 49,1±6,95 con/m2 (Bảng 4.9). Mật độ nuôi 40 con/m2 đến 50 con/m2
được áp dụng phổ biến để nuôi. Thời gian gần đây do mức độ ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng do đó mức độ rủi ro của việc nuôi cá rô đồng cũng cao hơn nên có một số hộ chủ trương nuôi cá rô đồng với mật độ thấp (có thể thả dưới 35 con/m2)để đạt mức an toàn nhưng vẫn cho kết quả tốt. Bên cạnh đó cũng có những hộ nâng mật độ nuôi ngày càng cao để nâng cao năng suất và sản lượng cá
rô đồng nuôi (thả trên 55 con/m2). Tuy nhiên, luôn đi kèm với nó là sự rủi ro rất lớn đòi hỏi phải có sự cẩn thận trong chăm sóc và quản lý.
Đối với mô hình nuôi cá rô đồng trên ruộng thì mật độ nuôi trung bình là 38±3,29 con/m2, mật độ nuôi thấp nhất là 30,4 con/m2 và mật độ nuôi cao nhất lên đến 40,5 con/m2. Trong đó, mật độ thả trung bình vụ 1 là 37,9±3,19 con/m2 và vụ 2 mật độ thả trung bình là 38,1±3,40 con/m2. Nhìn chung, sự khác nhau về mật độ
giữa hai mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất và trong ao ruộng tương đối lớn và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 4.9).
Kích cỡ giống và thời gian ương
Kích cỡ giống thả trung bình là 265±23,8 con/kg kích cỡ giống nhỏ nhất là 243 con/kg và lớn nhất là 300 con/kg. Đối với mô hình trong ao đất thì kích cỡ giống trung bình 263±22,8 con/kg, trong đó kích cỡ giống trung bình của vụ 1 là 262±23,1 con/kg và vụ 2 có kích cỡ giống trung bình là 263±22,4 con/kg. Còn
đối với mô hình trên ruộng thì kích cỡ giống trung bình 269±24,8 con/kg, trong
đó kích cỡ giống trung bình của vụ 1 là 272±26,4 con/kg và vụ 2 có kích cở giống là 265±23,3 con/kg. Sự khác nhau về kích cỡ giống giữa hai mô hình nuôi cá rô
đồng trong ao đất và trên ruộng không đáng kể và sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Song, cá rô đồng giống được ương trung bình là 1,75±0,73 ngày sau đó cho cá rô đồng giống ra khắp ao. Tuy nhiên tùy theo mô hình nuôi khác nhau cũng như tùy theo từng hộ nuôi mà thời gian ương cá rô
đồng cũng sẽ khác nhau, có 83,3% số hộ không ương mà tiến hành thả cá rô đồng giống ngay xuống ao nuôi. Đối với mô hình nuôi ao đất, trong 33 hộ khảo sát thì chỉ có 5 hộ (chiếm 15,2%) ương giống trước khi thả nuôi và thời gian ương trung bình là 2,0±0,9 ngày. Đối với mô hình nuôi trên ruộng người nuôi ít quan tâm đến khâu ương cá rô đồng giống, theo kết quả khảo sát trong 33 hộ nuôi ao ruộng thì chỉ có 2 hộ (chiếm 6,1%) có ương cá rô đồng giống trước khi thả xuống ao nuôi và thời gian ương trung bình là 1,5±0,7 ngày.
Bảng 4.9 Các chỉ tiêu thả giống
Nội dung Ao đất Trên ruộng
Kích cỡ giống thả (con/kg) 263,0±22,8b 269,0±24,8b
Kích cỡ giống thả vụ 1(con/kg) 262,0±23,1b 272,0±26,4b Kích cỡ giống thả vụ 2(con/kg) 263,0±22,4b 265,0±23,3b
Giá giống bình quân (000đồng/con) 0,21±0,02 0,20±0,0,4
Mật độ thả (con/m2) 48,6±6,7a 38,0±3,3b
Mật độ thả vụ 1 (con/m2) 48,2±6,5a 37,9±3,2b
Mật độ thả vụ 2 (con/m2) 49,1±6,9a 38,1±3,4b
Thời gian ương trước khi thả nuôi 2,00±0,9 1,50±0,71
Thu hoạch
Theo số liệu thu được thì sau thời gian nuôi trung bình là 175,0±25,9 ngày bắt
đầu thu hoạch. Trong đó, đối với mô hình nuôi trong ao đất thì thời gian nuôi trung bình vụ 1 là 163,0±18,2 ngày và vụ 2 trung bình là 174,0± 25,8 ngày bắt
đầu thu hoạch. Còn đối với mô hình nuôi trên ruộng thì thời gian nuôi trung bình vụ 1 là 200,0±21,2 ngày và vụ 2 trung bình là 185,0±19,9 ngày bắt đầu thu hoạch và chủ yếu các hộ đều thu hoạch đồng loạt một lần (chiếm 100% số hộ). Tuy nhiên đối với từng mô hình nuôi khác nhau sẽ có phương pháp thu hoạch khác nhau. Nhưng đối với cả hai mô hình nuôi trong ao đất và trên ruộng thì có 100% số hộ thu hoạch đồng loạt. Nhìn chung, thời gian nuôi giữa hai vụ nuôi của từng mô hình nuôi và giữa hai mô hình nuôi có sự khác nhau đáng kể, sự khác biệt đó có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Theo số liệu phân tích Bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ sống đạt đối với mô hình ao đất
đạt trung bình là 72,5±14,5%, trong đó tỷ lệ sống của vụ 1 đạt trung bình là 70,1±14,2% và vụ 2 trung bình là 74,9±13,8%. Đối với mô hình trên ruộng tỷ lệ
sống trung bình đạt được 67,1±16,8%, trong đó tỷ lệ sống trung bình của vụ 1 là 66,7±16,7% và vụ 2 trung bình là 67,4±16,8%. Nhìn chung, tỷ lệ sống đối giữa hai vụ và giữa hai mô hình nuôi cá rô đồng có sự khác nhau nhưng không đáng kể
và sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Theo Bảng 4.10 cho thấy hệ số chuyển đổi thức ăn đối với mô hình nuôi trong ao
đất, trung bình của vụ 1 là 1,6±0,4 và vụ 2 trung bình là 1,5±0,3. Còn đối với mô hình nuôi trên ruộng thì hệ số chuyển đổi thức ăn trung bình của vụ 1 là 1,6±0,3 và vụ 2 trung bình là 1,7±0,4. Nhìn chung, sự khác nhau về hệ số chuyển đổi thức
ăn giữa hai mô hình nuôi là không đáng kể, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Năng suất
Bảng 4.10. Năng suất cá rô đồng thu được ở hai mô hình nuôi
Nội dung Ao đất Trên ruộng Kích cỡ thu hoạch (con/kg) 11,8±1,7a 11,2±1,5a Giá bán (ngàn đồng/kg) 28,5±1,3 28,9±1,7 Tỷ lệ sống (%) 72,5±14,5a 67,1±16,8a Tỷ lệ sống vụ 1(%) 70,1±14,2a 66,7±16,7a Tỷ lệ sống vụ 2 (%) 74,9±13,8a 67,4±16,8a FCR vụ 1 1,6±0,4a 1,6±0,3a FCR vụ 2 1,5±0,3a 1,7±0,4a
Thời gian nuôi vụ 1 (ngày) 163,0±18,2a 200,0±21,2b
Thời gian nuôi vụ 2 (ngày) 174,0± 25,8a 185,0±19,9a
Năng suất vụ 1 (kg/ha) 28.628,3±7.003,1a 22.717,9±6.443,9b Năng suất vụ 2 (kg/ha) 31.517,9±7.319,9a 23.406,1±6.592,3b Năng suất cả năm(kg/ha) 43.225,3±19.189,4a 23.927,6±8.519,5b
Theo kết quả khảo sát, năng suất trung bình của mô hình nuôi trong ao đất là 43.225,3±19.189,4 kg/ha/năm cao hơn nhiều so với mô hình nuôi trên ruộng và năng suất cá rô đồng nuôi trên ruộng trung bình đạt được 23.927,6±8.519,5 kg/ha/năm. Nhìn chung, năng suất cá rô đồng nuôi của các nông hộ trong khu vực khảo sát là tương đối cao nhưng phần lớn chỉ đạt cao ở vụ hai, năng suất vụ một thấp hơn. Năng suất trung bình của vụ một đối với mô hình nuôi trong ao đất chỉ đạt 28.628,3±7.003,1 kg/ha/vụ và vụ 2 năng suất trung bình đạt 31.517,9±7.319,9 kg/ha/vụ còn đối với mô hình nuôi trên ruộng năng suất trung bình vụ một đạt 22.717,9±6.443,9 kg/ha/vụ và vụ hai đạt năng suất trung bình là 23.406,1±6.592,3 kg/ha/vụ. Sự khác nhau về năng suất giữa hai vụ, giữa hai mô hình nuôi trong ao
đất và mô hình nuôi trên ruộng tương đối lớn, sự khác biệt đó có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Qua Bảng 4.10 cho thấy mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất có kích cỡ thu hoạch lớn hơn trên ruộng, trung bình đạt được 11,8±1,7 con/kg, còn ở mô hình nuôi trên ruộng trung bình đạt được 11,2±1,5 con/kg. Nhìn chung, kích cở giữa
hai mô hình trong ao đất và trên ruộng có sự khác nhau không đáng kể. Sư khác biệt về kích cỡ giữa hai này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Giá bán của cá rô đồng thương phẩm còn tùy thuộc vào kích cỡ thu hoạch và cũng biến động liên tục tùy vào thị trường và mùa vụ thu hoạch. Mặt khác, theo kết quả nhiên cứu của ông Trần Văn Bùi thì năng suất cá rô đồng của mô hình nuôi cá rô đồng kết hợp với cá rô phi là 4.600±5.000kg/ha/năm thấp hơn so với năng suất cá rô đồng của hai mô hình nuôi trong ao đất và trong ao ruộng là do nuôi với mật độ thấp.
4.3.5. Chất lượng giống cá rô đồng
Theo kết quảđiều tra các nông hộ trong vùng khảo sát, hiện có 2 nguồn cung cấp giống chủ yếu đó là nguồn giống trong tỉnh và nguồn giống ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Mỗi hộ nuôi cá rô đồng sẽ có cách chọn nguồn giống khác nhau, nhưng đa số các hộ nuôi đều thích nguồn giống trong tỉnh hơn nguồn giống ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, tùy theo từng mô hình nuôi khác nhau mà người nuôi có cách chọn và ưu tiên nguồn giống cũng khác nhau. Đối với cả hai mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất chiếm 78,8% số hộ nuôi, ưu tiên nguồn giống trong tỉnh và chiếm 21,2% số hộ nuôi, ưu tiên nguồn giống ở Đồng bằng sông Cửu Long, còn đối với mô hình nuôi trên ruộng chiếm 86,4% số hộ
nuôi, ưu tiên nguồn giống trong tỉnh, chiếm tỷ lệ cao hơn so với mô hình nuôi ao
đất và 13,6% số hộưu tiên nguồn giống ở Đồng Bằng sông Cửu Long (Hình 4.3). Nhìn chung, ở hai 2 mô hình nuôi này thì phần lớn các hộ nuôi đều ưu tiên nguồn giống trong tỉnh hơn.
Trong nuôi cá rô đồng thì chất lượng con giống tốt góp phần đáng kể đến hiệu quả nuôi, đặc biệt là đối với mô hình có đầu tư cao thì việc kiểm dịch giống là rất cần thiết. Nhưng qua kết quả khảo sát, đối với cả hai mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất và trên ruộng người nuôi ít xem trọng việc kiểm dịch giống hơn mà chủ yếu là họ dùng phương pháp cảm quan (quan sát bằng mắt thường) khi chọn giống (chiếm 100% số hộ).
78,8 21,2 86,4 13,6 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0 100,0 Trong tỉnh ĐBSCL Miền Trung Khác % Ao đất Trên ruộng Hình 4.2 Nguồn giống cá rô đồng
4.3.6. Thức ăn sử dụng trong các mô hình nuôi
Qua kết quả khảo sát hai mô hình nuôi với 66 hộ, nhìn chung hiện nay các hộ đang sử dụng hai loại thức ăn chính đó là thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống.
Tùy theo từng mô hình nuôi và mức độ đầu tư của từng mô hình mà sử dụng các loại thức ăn khác nhau. Ngoài ra, vấn đề sử dụng thức ăn trong nuôi cá rô đồng còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng nông hộ.
Đối với mô hình nuôi trong ao đất người nuôi sử dụng toàn bộ thức ăn công nghiệp (chiếm 100% số hộ nuôi) mà không sử dụng bổ sung thêm thức ăn tươi sống. Do nuôi với mật độ cao, mức độ đầu tư lớn, rủi ro cao nên việc sử dụng thức ăn công nghiệp giúp thuận lợi trong việc quản lý thức ăn, quản lý dịch bệnh và môi trường nuôi.
Đối với mô hình nuôi trên ruộng, đây là mô hình có đầu tư nhưng với mức độ thấp hơn mô hình nuôi trong ao đất, mật độ thưa hơn, mức độ rủi ro cũng thấp hơn. Trong mô hình này việc sử dụng thức ăn gì còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của nông hộ và mức độ đầu tư cho mô hình. Nhìn chung, đối với mô hình nuôi trên ruộng người nuôi sử dụng cả hai loại thức ăn đó là thức ăn công nghiệp và thức ăn tươi sống (chiếm 57,6% số hộ sử dụng thức ăn công nghiệp và 42,4% số
dụng thức ăn công nghiệp và có sử dụng bổ sung thêm thức ăn tươi sống để giảm chi phí đầu tư nhưng việc sử dụng thức ăn tươi sống làm cho nguồn nước dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan. Bên cạnh, việc sử dụng thức ăn tươi sống thường gặp nhiều khó khăn do nguồn thức ăn không ổn định, giá cá biến
động, chất lượng cá luôn thay đổi phụ thuộc vào mùa vụ, đặc biệt là khó khống chế môi trường nước ao nuôi và quản lý dịch bệnh lây lan.
Giống như các loài động vật trên cạn, ăn là nhu cầu rất cần thiết và không thể
thiếu cho sự tồn tại và phát triển của động vật thủy sản. Qua số liệu khảo sát trên phần lớn các hộ đều sử dụng thức ăn bổ sung trong quá trình nuôi. Đối với mô hình nuôi trong ao đất hầu hết các hộ đều sử dụng thức ăn công nghiệp (chiếm 100% số hộ nuôi) (Phụ lục 6). Nhưng đối với mô hình nuôi trên ruộng mức độ sử
dụng thức ăn công nghiệp thấp hơn là do còn có sử dụng bổ sung thêm thức ăn