Chếđộ thay nước
Thay nước là một trong những biện pháp để quản lý chất lượng nước, tuy nhiên việc thay nước cũng có thể dẫn đến chất lượng nước bị thay đổi và gây sốc cho cá nuôi. Theo kết quả điều tra đối với mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất người nuôi ít thay nước hoặc không thay nước và theo kết quảđiều tra trong 33 hộ khảo sát thì có 7 hộ không thay nước chiếm 24,2% trên tổng số hộ. Ở mô hình này việc thay nước được tiến hành bằng phương pháp bơm (100%). Đối với các hộ không thay nước thì tiến hành châm thêm nước khi cần thiết, còn đối với mô hình nuôi trên ruộng việc thay nước được tiến hành thường xuyên hơn bằng cả hai phương pháp thay bằng thủy triều và bơm.
Chế độ thay nước đối với các hộ nuôi cá rô đồng trong ao đất trung bình là 13,6±7,9 ngày/lần. Trong đó, chếđộ thay nước vụ 1 là 13,3±8,1 ngày/lần và vụ 2 chếđộ thay nước trung bình là 13,9±7,6 ngày/lần, tỷ lệ thay nước trung bình vụ 1 là 28,8±3,4% và vụ 2 là 28,3±3,9%. Đối với các hộ nuôi cá rô đồng trên ruộng tỷ
lệ thay nước trung bình là 28,1±3,9% và trung bình vụ 1 sau 10,6±4,2 ngày thay một lần và vụ 2 trung bình sau 14,0±11,0 ngày thay một lần. Nhìn chung, chếđộ
thay nước của các hộ nuôi phụ thuộc vào chế độ thủy triều nên việc thay nước thường vào chu kỳ nước lớn (nước rong) (Bảng 4.11).
Bảng 4.11. Chếđộ thay nước trong mô hình nuôi cá rô đồng
Nội dung Ao đất Trên ruộng
Mực nước bình quân (m) 1,6±0,3 1,5±0,2
Chếđộ thay nước (ngày/lần) 13,6±7,9 12,3±3,1
Chếđộ thay nước vụ 1(ngày/lần) 13,3±8,1 10,6±4,2
Chếđộ thay nước vụ 2 (ngày/lần) 13,9±7,6 14,0±11,0
Tỷ lệ thay nước (%) 28,6±3,7 28,1±3,9
Tỷ lệ thay nước vụ 1(%) 28,8±3,4 2,9±0,3
Tỷ lệ thay nước vụ 2 (%) 28,3±3,9 2,6±0,7
Xử lý nước
Do chất lượng nước ngoài tự nhiên ngày càng giảm và bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi là rất cần thiết. Trong nuôi trồng thủy sản thì việc xử lý nước ao nuôi được tiến hành rất chặt chẽ, đặc biệt là xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi, nhưng đối với các mô hình nuôi cá rô đồng thì việc xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi ít được người nuôi áp dụng. Theo kết quả khảo sát, ở mô hình nuôi trong ao đất chỉ 7 hộ trên 33 hộ khảo sát chiếm 21,2% không xử lý nước do trong quá trình nuôi không thay nước hoặc châm thêm nước. Ngoài ra, các hộ còn lại đều xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó 15,2% sử dụng thuốc, hoá chất để xử lý kết hợp với ao lắng và 63,6% số hộ sử thuốc, hoá chất. Đối với mô hình nuôi trên ruộng có 9,09% số hộ không xử lý nước trước khi cấp vào ruộng nuôi và chỉ có 6,06% số hộ có sử dụng sử dụng thuốc, hoá chất để xử lý kết hợp ao lắng và còn lại các hộ sử dụng một số phương pháp xử lý thuốc và hoá chất chiếm 84,9%.
Bảng 4.12 Xử lý nước cấp vào ao nuôi Ao đất Ao ruộng Nội dung N % N % Xử lý nước cấp Không xử lý nước 7 21,2 3 9,09 Xử lý bằng thuốc, HC + ao lắng 5 15,2 2 6,06 Xử lý bằng phương pháp khác 21 63,6 28 84,85 Tổng 33 100 33 100 Quản lý dịch bệnh
Quản lý dịch bệnh là vấn đề được nhiều người nuôi rất chú trọng quan tâm. Đặc biệt là đối với mô hình nuôi cá rô đồng trong ao đất do nuôi với mật độ cao sẽ
làm cho cá rất dễ bị nhiễm bệnh nên đòi hỏi phải có kỹ thuật quản lý và chăm sóc tốt. Thức ăn dư thừa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và làm cho cá rô đồng dễ bị nhiễm bệnh, do đó ở mô hình nuôi này người nuôi cần phải chú trọng đầu tư vào việc phòng bệnh, trị bệnh cho cá rô
đồng cùng với việc quản lý và theo dõi chặt chẽđể hạn chế dịch bệnh xảy ra. Còn
đối với mô hình nuôi trên ruộng thì việc quản lý dịch bệnh ít chặt chẽ hơn, đặc biệt là nguồn nước lấy trực tiếp từ kênh rạch có thể là nguyên nhân gây nhiễm bệnh cho cá rô đồng nuôi, ngoài ra việc sử dụng các sản phẩm tươi sống làm thức
ăn trực tiếp cũng là tác nhân gây bệnh và ô nhiễm nguồn nước trong ao nuôi. Qua kết quả khảo sát trong 33 hộ nuôi ở mô hình nuôi trong ao đất thì có 31 hộ nuôi cá rô đồng bị nhiễm bệnh chiếm 93,9% số hộ nuôi, còn ở mô hình nuôi trên ruộng thì mức độ nhiễm bệnh thấp hơn có 30 hộ nuôi cá rô đồng bị nhiễm bệnh chiếm 90,9% số hộ nuôi. Các bệnh thường xuất hiện trong quá trình nuôi như bệnh xuất huyết, bệnh tuột nhớt, bệnh ký sinh trùng và một số bệnh khác. Thiệt hại nặng nhất là tuột nhớt và bệnh xuất huyết nó có thể làm cho cá rô đồng chết hàng loạt, do đó công tác quản lý dịch bệnh được người nuôi rất chú trọng vì đây là một vấn
55,8 9,68 26,6 52,2 39,4 6,56 9,89 0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0
Mũ gòn Con bọ Lỡ loét ký sinh trùng Xuất huyết Ung thư nước Tuột nhớt %
Hình 4.3 Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi
4.4. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các mô hình nuôi 4.4.1 Chi phí cốđịnh