Nguyên nhân từ phía các NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại việt nam trường hợp techcombank (Trang 51 - 55)

Đội ngũ nhân viên ngân hàng chưa được trang bị những kiến thức đón đầu cho sự phát triển vượt bậc của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua và sắp tới. Quản trị rủi ro lãi suất là một lĩnh vực mới, phức tạp, nhạy cảm đòi hỏi vừa phải am hiểu thực tiễn vừa phải có một cơ sở lý luận vững chắc và phù hợp với các hoạt động quản trị khác của ngân hàng trong một thể thống nhất. Tại các NHTM Việt Nam chưa có những cán bộ ngân hàng am hiểu một cách toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất.

Hiện nay, vấn đề rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ với cán bộ nhân viên các NHTM Việt Nam. Vì vây, việc nhận biết, đánh giá rủi ro của các cán bộ nhân viên ngân hàng còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này khiến các ngân hàng thường bỏ ngỏ những bước quan trọng. Trên thực tế, muốn biết được mức độ tổn thất của rủi ro lãi suất để có biện pháp phịng chống thì các ngân hàng phải tính tốn được rủi ro lãi suất tác động như thế nào đến thu nhập ròng cũng như giá trị tài sản của ngân hàng. Để xác định một cách chính xác những tác động này địi hỏi các cán bộ ngân hàng phải thực sự am hiểu về quản lý TSN - TSC của ngân hàng, đồng thời có những kiên thức nhất định về tài chính để nắm vững những kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng các mơ hình. Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết của cán bộ nhân viên ngân hàng về các nghiệp vụ phái sinh như giao dịch kỳ hạn, hốn đổi, quyền chọn… vẫn cịn hạn chế.

Hệ thống NHTM Việt Nam còn non trẻ, việc ứng dụng khoa học cơng nghệ vào quản trị rủi ro cịn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc phân tích và xử lý rủi ro. Hệ thống kế tốn thống kê tại ngân hàng chưa cung cấp đầy đủ những số liệu cần thiết cho việc tính tốn, lượng hóa rủi ro lãi suất. Để tính tốn đo lường rủi ro lãi suất cần phải có các số liệu thống kê về các tài sản trong ngân hàng một cách

chính xác, nhưng hiện nay các NHTM Việt Nam chưa thống kê được các số liệu này. Chẳng hạn, hiện nay các ngân hàng chưa có các số liệu thống kê về thời gian còn lại của các khoản vay, các tài sản đầu tư cũng như thời hạn còn lại của các nguồn vốn huy động và vốn vay. Đối với các khoản mục tài sản được thanh tốn theo nhiều kỳ hạn, ví dụ: cho vay tiêu dùng trả góp, cho vay trung và dài hạn… các ngân hàng cũng chưa có số liệu tổng hợp về giá trị của các luồng thanh toán ứng với từng kỳ hạn… Chính hạn chế này sẽ gây trở ngại rất lớn cho các ngân hàng trong việc lượng hóa và quản lý rủi ro lãi suất một cách hữu hiệu.

Chưa có bộ phận chuyên trách thực hiện việc đo lường rủi ro lãi suất. Đo lường, đánh giá rủi ro lãi suất của các NHTM là công việc tương đối khó và địi hỏi những kỹ thuật khá phức tạp. Công việc này có vị trí quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro lãi suất của mỗi ngân hàng nên thường do một bộ phận chuyên trách thực hiện, Tuy nhiên, hiện tại các NHTM Việt Nam chưa thành lập bộ phận chuyên trách này. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện nay ngân hàng chưa quan tâm đến công việc đo lường rủi ro lãi suất nên công việc này chưa được phân công cụ thể cho bộ phận nào trong ngân hàng nghiên cứu thực hiện.

Hệ thống thơng tin, trình độ cơng nghệ của ngân hàng còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập quốc tế

Chính sách tiền tệ nới lỏng của NHNN (từ năm 2003 – 2007, cung tiền tăng trung bình mỗi năm 25%, lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc không đổi) làm tiền trong lưu thông dư thừa. Các ngân hàng dễ dàng vay trên thị trường LNH, tạo tâm lý chủ quan đối với các nhà quản trị ngân hàng. Một số ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn vay trên thị trường LNH (đây là nguồn vốn chỉ sử dụng để hỗ trợ khả năng thanh toán giữa các ngân hàng) để đẩy mạnh cho vay. Tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao: gần 50 TCTD có tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trên 50% và gần 30 TCTD có tốc độ tăng trưởng tín dụng trên 100% (Xem bảng 2.2)

Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại một số NHTM

1 ABB 509,07% -5,32% 97,29% 54,35% 2 SCB 131,10% 19,09% 34,06% 4,65% 3 STB 145,90% -1,26% 70,16% 38,08% 4 HDB 233,80% -30,89% 33,12% 42,56% 5 TCB 135,60% 31,14% 59,81% 25,82% 6 SGB 51,70% 7,45% 22,38% 7,39% 7 HBB 57,00% 10,65% 27,87% 39,29% 8 SEAB 227,80% 31,72% 26,08% 113,30%

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các Ngân hàng

Trong khi đó, khơng phải ngân hàng nào cũng có tốc độ tăng trưởng huy động thị trường 1 tương xứng với tốc độ tăng trưởng tín dụng của mình. Vì vậy, khi nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng khơng có đủ thời gian để huy động một số tiền lớn bù đắp vào phần thiếu hụt do các khoản tiền gửi LNH đến hạn đều bị rút về và không thể vay tiền trên thị trường LNH. Làm mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, đẩy các ngân hàng vào cuộc đua lãi suất để đảm bảo thanh khoản với rủi ro lãi suất rất lớn.

Việc trích lập dự phòng rủi ro: Tại điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD”, việc phân loại nợ chỉ dựa trên việc đánh giá khả năng trả nợ của từng khoản vay riêng lẻ và nếu khách hàng trả nợ đúng hạn thì khách hàng đó tốt. Thậm chí, ngân hàng có thể gia hạn nợ cho khách hàng hoặc cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng vay nóng để trả nợ và giải quyết cho khách hàng vay lại trong thời gian ngắn. Vì vậy, khách hàng vẫn là khách hàng tốt và khoản nợ của khách hàng tại ngân hàng vẫn là nợ tốt (thuộc nhóm 1) trong trường hợp nền kinh tế ổn định. Nhưng từ đầu 2008, với chính sách thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng hầu như chỉ tập trung thu hồi nợ và khơng cho vay lại. Khi đó, chỉ những khách hàng có khả năng tài chính thực sự mới có thể trả được nợ và những khách hàng có dư nợ tốt nhờ những thủ thuật trên sẽ lộ diện và khoản nợ của họ khơng cịn thuộc nợ nhóm 1, điều này góp phần làm cho nợ quá hạn tại các ngân hàng tăng lên. Vì khơng thu hồi

được nợ nên các ngân hàng bị mất cân đối giữa dòng tiền vào – dòng tiền ra theo kế hoạch, làm ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận của Ngân hàng.

Thông thường, khách hàng luôn luôn chấp nhận giá cả của các dịch vụ do ngân hàng bán nếu khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ ngân hàng. Nhưng trong thời gian qua, do các ngân hàng cạnh tranh quyết liệt để huy động vốn mà chủ yếu cạnh tranh bằng lãi suất nên xuất hiện hiện tượng khách hàng gửi tiền mặc cả lãi suất với ngân hàng. Vì vậy, trên thực tế, lãi suất huy động của các ngân hàng cao hơn so với lãi suất huy động niêm yết. Ngồi ra, cịn có việc phá vỡ hợp đồng gửi tiền: khách hàng gửi tiền nhưng chưa đến hạn lại u cầu tăng lãi suất, nếu khơng thì rút tiền trước hạn. Trong khi những khoản tín dụng chưa đến kỳ điều chỉnh lãi suất, ngân hàng không thể thuyết phục khách hàng điều chỉnh tăng lãi suất nên chi phí huy động cao hơn nhiều so với nguồn thu từ lãi tín dụng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Cơ cấu đầu tư của các NHTM, đặc biệt là các Ngân hàng có quy mơ nhỏ, các ngân hàng mới chuyển đổi quy mô từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị chủ yếu tập trung mở rộng tín dụng, đây là nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Nên tỷ trọng đầu tư vào giấy tờ có giá rất thấp (trong trường hợp NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thì đây là cơng cụ hữu hiệu để ngân hàng tham gia nghiệp vụ thị trường mở, đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng, tránh việc chạy đua lãi suất, bảo vệ lợi nhuận của ngân hàng). Khi NHNN thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở, các Ngân hàng này không thể tham gia để trực tiếp nhận vốn từ NHNN mà nhận vốn thơng qua ít nhất một ngân hàng khác, làm cho chi phí huy động tăng cao.

Trong cuộc đua lãi suất vừa qua, rất nhiều ngân hàng đưa ra sản phẩm Tiết kiệm rút gốc linh hoạt, theo đó khách hàng gửi tiền có thể rút trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn. Sản phẩm này vơ hình chung khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài để có lãi suất cao hơn nhưng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Ngoài ra, để giảm chi phí dự trữ bắt buộc, các NHTM thỏa thuận với khách hàng gửi tiền kéo dài thời gian gửi tiền trên hợp đồng lên đến 12 tháng

hoặc dài hơn so với thời gian thực gửi. Đây là một trong những nguyên nhân làm ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao vì các ngân hàng khơng thể xác định được kỳ hạn hồn trả của món tiền, gây khó khăn cho cơng tác Quản lý TSN - TSC.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại việt nam trường hợp techcombank (Trang 51 - 55)