ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại việt nam trường hợp techcombank (Trang 61 - 62)

TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

3.2.1. Sắp xếp và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM theo

hướng:

Đối với các NH hoạt động yếu kém, cần phải giải thể, sáp nhập với các NH khác.

Cấu trúc lại nợ quá hạn, tiến hành các biện pháp giám sát đặc biệt đối với các NH có nợ xấu. Phải xác định mục tiêu cạnh tranh với các ngân hàng chủ yếu là cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ chứ không phải cạnh tranh bằng lãi suất.

Bên cạnh đó, phải chú trọng đến việc hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng cùng với việc nâng cao trình độ và năng lực quản trị, năng lực tác nghiệp, tạo điều kiện cho các NHTM tham gia tích cực vào thị trường tiền tệ thứ cấp, nghiệp vụ tái cấp vốn và tham gia vào hệ thống thanh toán chung. Một số ngân hàng chưa được tham gia thanh toán điện tử, việc tham gia vào thị trường LNH rất khó khăn, buộc ngân hàng phải có hạn mức thanh khoản tại ngân hàng lớn, sử dụng vốn không hiệu quả, ngồi ra, do chưa tham gia thanh tốn điện tử nên chưa thể phát triển các dịch vụ về chuyển tiền.

3.2.2. Nâng cao năng lực điều hành và quản lý NHTM

Trước hết là nâng cao năng lực của Hội đồng quản trị vì mặc dù không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng nhưng Hội đồng quản trị là người có trách nhiệm cuối cùng đối với thành công hay thất bại của ngân hàng. Ngoài ra cần phải xác định chức năng, nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị, xác định trách nhiệm pháp lý của các thành viên Hội đồng quản trị.

Việc nâng cao năng lực và trách nhiệm của ban điều hành cũng là việc rất cần thiết để hoạt động kinh doanh được thực hiện ổn định, thông suốt và có hiệu quả. Do đó cần phải nâng cao năng lực hoạch định chính sách, năng lực ra quyết định và chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và quyết định trong NHTM và tăng cường vai trị và hiệu lực của kiểm tra, kiểm tốn nội bộ theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao năng lực quản trị TSN, TSC.

3.2.3. Marketing, tạo dựng uy tín cho ngân hàng

Trong q trình hội nhập, các ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam dần dần sẽ được đối xử như các NHTM trong nước về huy động vốn lẫn sử dụng vốn. Với thế mạnh về vốn và được đầu tư công nghệ hiện đại, các Ngân hàng nước ngồi có thể dễ dàng đánh bại các ngân hàng TMCP trong nước. Vì vậy, các NHTM Việt Nam song song với việc thúc đẩy hoạt động marketing cịn phải tạo dựng uy tín cho mình để có thể đứng vững ở thị trường trong nước.

3.2.4. Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực đáp ứng hội nhập

Kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực kinh doanh rất nhạy cảm, chịu tác động bởi nhiều yếu tố: kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý, truyền thống văn hóa,…. Mỗi một nhân tố đều có thể tác động rất nhanh chóng đến hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Vì vậy, vấn đề con người cần phải được chú trọng. Phải đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên để có thể giải quyết tốt các tình huống có thể xảy ra, đảm bảo hệ thống hoạt động trôi chảy, ổn đinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại việt nam trường hợp techcombank (Trang 61 - 62)