Hợp đồng hoán đổi lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại việt nam trường hợp techcombank (Trang 27 - 29)

1.3 CÁC NGHIỆP VỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT

1.3.4Hợp đồng hoán đổi lãi suất

Hợp đồng hoán đổi (Swaps) lãi suất là thỏa thuận giữa người mua (theo thông lệ là người thanh toán lãi suất cố định) và người bán (theo thông lệ là người

Lãi suất

8%

5%

0 Thời gian

Thu nhập của người mua Collars

Thu nhập của người mua Collars

thanh toán lãi suất thả nổi). Vào ngày giá trị giao dịch, người mua thanh toán lãi suất cố định cho người bán và người bán thanh toán lãi suất thả nổi cho người mua.

Ngân hàng mua Swaps (ngân hàng thanh tốn lãi suất cố định) là ngân hàng có nguồn vốn huy động với lãi suất thả nổi nhưng nguồn thu từ tài sản có là lãi suất cố định. Thông qua giao dịch Swaps lãi suất, ngân hàng mua nhằm mục đích chuyển việc thanh tốn lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định. Ngược lại, ngân hàng bán Swaps (ngân hàng thanh toán lãi suất thả nổi) là ngân hàng có nguồn vốn huy động với lãi suất cố định nhưng nguồn thu từ tài sản có là lãi suất thả nổi. Thông qua giao dịch Swaps lãi suất, ngân hàng bán nhằm mục đích chuyển việc thanh tốn lãi cho vốn huy động từ hình thức lãi suất cố định sang hình thức thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của nguồn thu từ tài sản có. Ví dụ minh hoạ:

Đặc điểm ngân hàng A: ngân hàng bán Swaps thanh toán lãi suất thả nổi. - Là ngân hàng có nguồn vốn huy động với lãi suất cố định (trái phiếu kỳ hạn 5 năm, lãi suất coupon cố định 9%/năm trả lãi hàng năm).

- Tài sản có có lãi suất thả nổi (những khoản tín dụng có lãi suất thay đổi 6 tháng một lần theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm 6 tháng + 4%/năm).

- Thời lượng của tài sản nợ lớn hơn thời lượng của tài sản có.

Do tính chất của tài sản nợ có lãi suất là cố định và tài sản có có lãi suất thả nổi ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất do sự không cân xứng về thời lượng giữa tài sản nợ và tài sản có.

Đặc điểm ngân hàng B: ngân hàng mua Swaps thanh tốn lãi suất cố định. - Là ngân hàng có nguồn vốn huy động với lãi suất thả nổi (tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng).

- Tài sản có có lãi suất cố định (những khoản tín dụng dài hạn với lãi suất cố định).

- Thời lượng của tài sản có lớn hơn thời lượng của tài sản nợ.

Tại thời điểm t = 0, Ngân hàng A và ngân hàng B ký một hợp đồng hoán đổi Swaps trị giá 100 tỷ đồng. Ngân hàng A (ngân hàng bán Swaps) thanh toán cho ngân hàng B (ngân hàng mua Swaps) theo lãi suất thả nổi bằng lãi suất kỳ phiếu ngân hàng kỳ hạn 6 tháng cộng với biên độ 4%/năm. Ngân hàng B (ngân hàng mua Swaps) thanh toán cho ngân hàng A theo lãi suất cố định 9%/năm. Vào những ngày giá trị của hợp đồng ngân hàng A và ngân hàng B thực hiện thanh toán lãi suất. Như vậy, thơng qua giao dịch hốn đổi lãi suất, ngân hàng A đã chuyển đổi được tài sản nợ với lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi và ngân hàng B đã chuyển được tài sản nợ với lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định phù hợp với lãi suất của tài sản có.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại việt nam trường hợp techcombank (Trang 27 - 29)