.6 Hệ số hồi quy phương trình 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lợi và giá trị thị trường của các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 41 - 44)

Model (Mơ hình)

Unstandardized Coefficients (hệ số tương quan chưa

chuẩn hóa) Standardized Coefficients (hệ số tương quan đã chuẩn hóa) Sig. (Mức ý nghĩa) B Std. Error Beta 2 (hằng số) 11.140 1.216 .000 CCC -.050 .003 -.465 .000 CR -.558 .253 -.103 .028 CATAR 23.092 1.987 .476 .000 CLTAR -30.325 2.401 -.627 .000

34

Bảng 3.6 cho thấy mơ hình hồi quy cụ thể của biến phụ thuộc ROA :

ROA = 11.140 – 0.465CCC – 0.103 CR + 0.476 CATAR – 0.627 CLTAR

Phù hợp với nghiên cứu của Pouraghajan (2012) và David M. Mathuva (2010) tồn tại một mối tương quan nghịch giữa CCC và tỷ suất sinh lợi (sig<0.01). Kết quả này chỉ ra rằng các cơng ty có thể cải thiện tỷ suất sinh lợi của họ bằng cách giảm chu kì luân chuyển tiền mặt. Điều này ủng hộ cho quan điểm rằng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có quan hệ nghịch biến với tỷ suất sinh lợi. Shin và Soenen (1998) đã tranh luận rằng mối quan hệ phủ định giữa lợi nhuận và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có thể được giải thích bằng quyền lực ảnh hưởng thị trường hoặc thị phần, hay nói cách khác, một CCC ngắn hơn là do vị thế đàm phán của nhà cung cấp hoặc khách hàng cũng như tỷ suất sinh lợi cao hơn là do ưu thế thị trường. Mối tương quan nghịch giữa CCC của công ty và tỷ suất sinh lợi có thể được giải thích rằng việc tối thiểu hóa đầu tư vào tài sản lưu động có thể giúp thúc đẩy gia tăng lợi nhuận. Điều này đảm bảo rằng tiền mặt khơng được duy trì trong kinh doanh q lâu và nó được dùng để tạo ra lợi nhuận cho cơng ty. Tuy nhiên, do chu kì ln chuyển tiền mặt được xác định bởi ba biến khác là DSO, DSI, DPO nên tiến hành hồi quy chi tiết hơn với ba biến này ta có phương trình hồi quy của ROA như sau :

ROA = 16.6 – 0.294DSO – 0.138CR + 0.42CATAR – 0.63CLTAR (*)

ROA = 15.1 – 0.183DSI – 0.131CR + 0.41CATAR – 0.61CLTAR (**)

ROA = 7.5 +0.21DPO – 0.1CR + 0.41CATAR – 0.63CLTAR (***)

(*) Mối quan hệ giữa số ngày phải thu khách hàng DSO và tỷ suất sinh lời ROA Phù hợp với nghiên cứu của David M. Mathuva (2010) tồn tại một mối tương quan nghịch giữa DSO và tỷ suất sinh lợi (sig<0.01). Kết quả này chỉ ra rằng các cơng ty có thể cải thiện tỷ suất sinh lợi của họ bằng cách giảm số ngày thu tiền của các khoản phải thu chưa trả. Kết quả có thể cũng giải thích rằng khi thời gian mà

35

khách hàng thanh tốn hóa đơn của họ càng ngắn thì càng có nhiều tiền mặt có sẵn để bổ sung thêm hàng tồn kho, do đó doanh thu sẽ nhiều hơn dẫn đến mức tỷ suất sinh lợi cao hơn cho công ty. Hệ số âm của DSO chỉ ra rằng một sự gia tăng 1 ngày trong kỳ phải thu sẽ dẫn đến một sự giảm đi trong tỷ suất sinh lợi. Phù hợp với Lazaridis và Tryfonidis (2006), phát hiện này chỉ rằng các nhà quản trị có thể cải thiện tỷ suất sinh lợi bằng cách giảm kỳ hạn tín dụng được cấp cho khách hàng. Phát hiện này cũng ám chỉ rằng chính sách tín dụng càng thắt chặt, tức đưa cho khách hàng ít thời gian hơn để thanh toán nợ, sẽ cải thiện hiệu quả.

Hệ số tự điều chỉnh R2 của phương trình (*) là 34,3%.

(**) Mối quan hệ giữa số ngày tồn kho DSI và tỷ suất sinh lời ROA, hệ số của số ngày tồn kho là âm và có mức ý nghĩa nhỏ hơn 1%. Điều này có nghĩa là tồn tại một mối tương quan phủ định giữa DSI và tỷ suất sinh lợi. Phát hiện này trái với các nghiên cứu được tiến hành trên các chính sách vốn lưu động bảo thủ. Các nghiên cứu này cho rằng việc duy trì mức hàng tồn kho cao sẽ làm giảm chi phí phát sinh do các gián đoạn tiềm năng trong quá trình sản xuất và thua lỗ trong kinh doanh do sự khan hiếm sản phẩm. Việc duy trì ở mức cao hàng tồn kho cũng giúp giảm chi phí cung ứng sản phẩm và bảo vệ cơng ty khỏi các biến động giá gây ra do các yếu tố kinh tế vĩ mô bất lợi, các yếu tố này đã được xem xét bởi Blinder và Maccini (1991). Hầu hết các nghiên cứu đều khơng tìm thấy mối tương quan phủ định được kỳ vọng giữa DSI và tỷ suất sinh lợi có ý nghĩa (Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Padachi, 2006). Tuy nhiên đối với các công ty cổ phần được khảo sát thì việc để tồn

kho ở mức cao làm cho chi phí lưu kho, bảo quản tăng làm lợi nhuận giảm và kéo theo tỷ suất sinh lợi cũng giảm tương ứng. Điều này hoàn toàn phù hợp do đa phần các doanh nghiệp khảo sát là các công ty sản xuất, thủy sản, thực phẩm… có tỷ trọng hoạt động xuất khẩu cao hay thị phần lớn. Việc lưu kho vật liệu và thành phẩm kéo dài sẽ tăng gánh nặng chi phí, điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của công ty.

36

(***) Mối quan hệ giữa số ngày phải trả DPO và tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA hệ số của kỳ thanh tốn bình qn là dương và có ý nghĩa cao (nhỏ hơn 1%). Điều này chỉ ra rằng một sự tăng thêm 1 ngày trong tổng số ngày phải trả bình quân dẫn đến một sự gia tăng trong tỷ suất sinh lợi. Mối tương quan thuận có thể được giải thích theo hai cách. Thứ nhất, ngược với Deloof (2003) và Raheman và Nasr (2007), phát hiện này nói rằng các cơng ty cổ phần được khảo sát có khả năng sinh lợi cao hơn sẽ chờ lâu hơn để thanh tốn các hóa đơn của họ. Điều này ám chỉ rằng họ từ chối các khoản thanh toán cho nhà cung cấp để tạo cơ hội có nhiều tiền mặt hơn cho nhu cầu vốn lưu động của họ. Thứ hai, kết quả này có ý nghĩa kinh tế rằng một cơng ty trì hỗn việc thanh tốn cho các chủ nợ càng lâu thì mức vốn lưu động được công ty dự trữ và sử dụng càng cao để gia tăng tỷ suất sinh lợi. Phát hiện này phù hợp với quy tắc về quản trị vốn lưu động là các công ty nên cố gắng trì hỗn các khoản thanh tốn cho chủ nợ lâu nhất có thể, nhưng cần đảm bảo rằng không làm phá hủy mối quan hệ kinh doanh với họ.

Hệ số tự điều chỉnh R2 của phương trình là 29.9%.

Phương trình 3: Mối quan hệ giữa chu kì luân chuyển tiền mặt (CCC) và tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROIC):

Tiến hành phân tích hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là RIOC và biến độc lập là: DSO, DSI, DPO, CR, CATAR, CLTAR, DTAR. Dữ liệu được tóm tắt bằng phần mềm SPSS bảng 3.7 như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lợi và giá trị thị trường của các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)