.2 Ma trận tương quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lợi và giá trị thị trường của các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 35 - 39)

TobinQ ROA ROIC DSO DSI DPO CCC CR CATAR CLTAR DTAR TobinQ 1 **0.278 **0.154 -0.069 0.066 0.052 -0.026 *0.092 0.041 **-0.181 **-0.374 ROA 1 **0.796 **-0.268 **-0.190 ** 0.144 **-0.400 ** 0.306 ** 0.139 **-0.398 **-0.198 ROIC 1 **-0.265 **-0.196 ** 0.229 **-0.461 0.015 ** 0.175 0.017 ** 0.115 DSO 1 ** 0.307 ** 0.331 ** 0.591 0.011 0.076 0.008 -0.015 DSI 1 **0.381 ** 0.678 -0.029 * 0.113 * 0.092 -0.026 DPO 1 **-0.203 **-0.156 -0.078 0.079 0.016 CCC 1 * 0.092 ** 0.184 0.021 -0.039 CR 1 ** 0.168 **-0.592 **-0.331 CATAR 1 ** 0.374 0.083 CLTAR 1 ** 0.440 DTAR 1

Nguồn : Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu

(*): Mức ý nghĩa thống kê 5% (**): Mức ý nghĩa thống kê 1%

28

Bảng 3.2 trình bày ma trận tương quan của tất cả các biến được sử dụng trong mơ hình.

Về chỉ số TobinQ:

- Bảng ma trận tương quan kết luận rằng chỉ số TobinQ khơng có tương quan có ý nghĩa thống kê với các biến đại diện cho chu kì chuyển đổi tiền mặt DSO, DSI, DPO, CCC. Như vậy thơng qua bảng 3.2 có thể kết luận rằng giá trị thị trường của chứng khốn độc lập với chu kì chuyển đổi tiền mặt. Kết luận này cũng phù hợp với bài nghiên cứu mẫu của Pouraghajan (2012), “Khảo sát ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động lên lợi nhuận và giá trị thị trường : Những bằng chứng trên thị trường chứng khốn Tehran” cho thấy khơng có mối quan hệ đáng kể giữa quản trị vốn lưu động và giá trị thị trường của công ty. Như vậy giả thuyết H1: Rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) sẽ làm tăng giá trị thị trường của công ty bị bác bỏ.

- Bên cạnh đó, chỉ số Tobin Q có mối tương quan khẳng định có ý nghĩa thống kê với ROA, ROIC, CR. Điều này phù hợp với thực tiễn các nhà đầu tư luôn đánh giá cao các doanh nghiệp có lợi nhuận và hệ số thanh tốn nhanh tốt. Ngồi ra, Tobin Q có mối tương quan phủ định với CLTAR, DTAR đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và địn bẩy tài chính càng cao thì sự nhìn nhận của nhà đầu tư phản ánh qua giá các doanh nghiệp này càng giảm đi. Như vậy giả thuyết H4 : Các thành phần của vốn lưu động có ảnh hưởng đến giá trị thị trường của công ty được chấp nhận.

Về chỉ số ROA :

Bảng 3.2 chỉ ra rằng ROA có tương quan phủ định với DSO, DSI, CCC và tương quan khẳng định với DPO, cụ thể :

- Mối tương quan phủ định của ROA và DSO (-0.268**) phù hợp với quan điểm rằng thời gian cần thiết để khách hàng (các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng

trong nước) thanh tốn các hóa đơn của cơng ty cổ phần được khảo sát càng ngắn

thì càng có nhiều tiền mặt sẵn có để bổ sung cho hàng tồn kho, do đó dẫn đến việc tăng thêm doanh thu mà kết quả là sự gia tăng trong tỷ suất sinh lợi.

29

- Mối tương quan phủ định của ROA và DSI (-0.190**) cho thấy một phần do đặc thù kinh doanh của các công ty nghiên cứu là công ty sản xuất thực phẩm, thủy sản… phụ thuộc vào tính mùa vụ cao, do thời tiết thất thường và tình hình dịch bệnh khó kiểm sốt nên thơng thường các cơng ty thường để tồn kho ở mức cao. Do đó một khi tồn kho tăng sẽ kéo theo chi phí lưu kho, bảo quản cũng tăng theo dẫn đến lợi nhuận giảm và tỷ suất sinh lợi giảm tương ứng. Điều này cũng ngược với bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu của David M Mathuva(2010) là DSI và ROA có tương quan khẳng định vì họ cho rằng duy trì mức tồn kho cao sẽ giảm bớt chi phí phát sinh do những gián đoạn tiềm năng trong quá trình sản xuất. Điều này giúp ngăn ngừa thua lỗ trong kinh doanh do khan hiếm sản phẩm và giúp giảm chi phí cung ứng hàng hóa. Đồng thời, các cơng ty được bảo vệ khỏi các biến động giá; từ đó gia tăng tỷ suất sinh lợi.

- Mối tương quan khẳng định của ROA và DPO (0.144**) có thể được giải thích rằng việc thanh tốn chậm cho các nhà cung cấp đảm bảo cho cơng ty có thêm tiền mặt để mua nhiều hàng tồn kho để bán. Nhờ đó làm gia tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận.

- Mối tương quan phủ định giữa ROA và CCC phù hợp với quan điểm cho rằng độ trễ thời gian giữa chi tiêu để mua các nguyên vật liệu thô và thu về doanh thu từ các thành phẩm không thể để quá lâu. Và việc làm giảm độ trễ thời gian này sẽ góp phần làm gia tăng tỷ suất sinh lợi của công ty.

Như vậy, giả thuyết H2: Rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) sẽ làm tăng tỷ suất sinh lợi trên tài sản của cơng ty được chấp thuận.

Ngồi ra, ROA có tương quan khẳng định với CR, CATAR điều này cho thấy rằng các cơng ty có hệ số thanh tốn nhanh và tài sản ngắn hạn cao thì cơ hội gia tăng tỷ suất sinh lợi cao. Ngược lại biến CLTAR, DTAR có tương quan phủ định với ROA do chi phí của các cơng ty chủ yếu là các chi phí nguyên vật liệu trong khi đa số các công ty đều có DPO khá cao (5 tháng) nên các cơng ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay để đáp ứng nhu cầu này. Vì thế hầu như các cơng ty đều sử

30

dụng địn bẩy tài chính cao như Cơng ty thủy sản Ngô Quyền NGC (85%), Công ty thực phẩm Sao Ta FMC (79%), Công ty CP xi măng Khoáng sản Yên Bái YBC (85%)… điều này làm cho chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay tăng cao dẫn đến giảm tỷ suất sinh lợi. Như vậy giả thuyết H5 : Các thành phần của vốn lưu động có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản của công ty được chấp nhận.

- Về tương quan giữa các biến độc lập, ta thấy hệ số tương quan giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt CCC với số ngày thu tiền DSO và số ngày hàng hóa tồn kho DSI là cao tương ứng (0.591 và 0.678). Vấn đề này sẽ được kiểm định trong phần 3.4 để xem liệu có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra hay không ?

Về chỉ số ROIC:

Tương tự với chỉ số ROA, ROIC cũng có mối tương quan phủ định có ý nghĩa thống kê với chu kỳ luân chuyển tiền mặt, cụ thể là tương quan phủ định với DSO, DSI và tương quan khẳng định với DPO. Kết quả này cho thấy cơng ty quản trị tốt vốn lưu động thì hiệu quả sử dụng đồng vốn cổ đơng càng hiệu quả. Như vậy, giả thuyết H3: Rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) sẽ làm tăng tỷ suất sinh lợi trên tài sản của công ty được chấp thuận.

Mối tương quan khẳng định với CATAR và DTAR cho thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn cổ đơng tỷ lệ thuận với địn bẩy tài chính doanh nghiệp sử dụng và tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản doanh nghiệp nắm giữ. Như vậy giả thuyết H6 : Các thành phần của vốn lưu động có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư của công ty được chấp nhận.

Như vậy thật khó để nói liệu rằng kỳ thu tiền bình qn ngắn hơn có thể dẫn đến một tỷ suất sinh lợi cao hơn hay một tỷ suất sinh lợi cao hơn có làm cho kỳ thu tiền bình qn ngắn hơn hay không? Kiểm định mối tương quan của hai biến đơn giản trong một ma trận thông thường không phải chú ý đến mối tương quan của mỗi biến với tất cả các biến giải thích khác (Padachi, 2006). Phép phân tích quan trọng nhất sẽ được suy ra từ mơ hình đa biến phù hợp được ước lượng bằng cách sử dụng mơ hình hồi quy bình phương bé nhất thơng thường OLS. Để đánh giá tác động của

31

việc quản trị vốn lưu động lên tỷ suất sinh lợi của công ty cổ phần, tỷ suất sinh lợi phải được mơ hình hóa theo một cơng thức từ ba thước đo của quản trị vốn lưu động cơ bản cùng với các đặc trưng của công ty cổ phần được khảo sát như sau:

3.3 Kết quả hồi quy OLS

Phương trình 1: Mối quan hệ giữa chu kì luân chuyển tiền mặt (CCC) và giá trị thị trường của chứng khoán (chỉ số TobinQ)

Tiến hành phân tích hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là Tobin Q và biến độc lập là : CCC, CR, CATAR, CLTAR, DTAR. Dữ liệu được tóm tắt bằng phần mềm SPSS như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH tác động của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lợi và giá trị thị trường của các công ty cổ phần tại việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)