Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2012-2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2012-2015

3.1.1. Cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ Tài chính - Ngân hàng

Ngày 07/11/2006 đánh dấu mốc son khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chính phủ Việt Nam đã công bố thực hiện những cam kết về dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác. Có thể tóm tắt một số nội dung như sau:

3.1.1.1. Về chính sách tiền tệ và ngân hàng:

Việt Nam đã thông báo mục tiêu chính trong chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Cơ chế tín dụng đã được sửa đổi theo hướng thơng thống hơn, nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khác nhau, nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các TCTD, nâng cao chất lượng tín dụng.

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh, Chính phủ và NHNN đã và đang chỉ đạo cổ phần hoá tất cả các ngân hàng thương mại quốc doanh.

3.1.1.2. Về ngoại hối và thanh toán:

Việt Nam đã thay thế hệ thống tỷ giá cố định bằng cơ chế tỷ giá linh hoạt thả nổi có quản lý. Việt Nam đã quy định nghĩa vụ tạm thời phải kết nối ngoại tệ với mục đích tập trung ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về ngoại tệ cho nền kinh tế và đã nới lỏng dần yêu cầu kết nối này khi tình hình kinh tế được cải thiện. Hạn chế đối với giao dịch vãng lai đã được bãi bỏ và khơng duy trì bất kỳ biện pháp nào trái với cam kết của mình về các dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác như về thanh tốn giao dịch vãng lai và chuyển tiền quốc tế.

3.1.1.3. Về các chính sách thương mại dịch vụ liên quan lĩnh vực ngân hàng:

Các cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập WTO về các hình thức pháp lý của TCTD nước ngồi hoạt động tại Việt Nam là đầy đủ và

không bị hạn chế, ở cả loại hình NHTM và TCTD phi ngân hàng. Theo cam kết đóng góp của bên nước ngồi vào một ngân hàng liên doanh hoạt động với tư cách của một NHTM không được vượt quá 50% vốn điều lệ của ngân hàng, trong khi đó phần góp vốn của bên nước ngoài vào một TCTD phi ngân hàng liên doanh cần phải đạt ít nhất 30% vốn điều lệ. Tổng mức cổ phần của các tổ chức và cá nhân nước ngồi có thể được giới hạn ở mức 30% vốn điều lệ của một NHTM cổ phần của Việt Nam, trừ khi được pháp luật Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép. Kể từ ngày 01/04/2007, các TCTD nước ngoài sẽ được phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Để mở một chi nhánh của một NHTM nước ngoài tại Việt Nam thì ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản hơn 20 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở chi nhánh. Điều kiện then chốt để thành lập một ngân hàng liên doanh hoặc một ngân hàng 100% vốn nước ngồi là ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản có hơn 10 tỷ USD vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn xin mở ngân hàng. Việt Nam khẳng định rằng NHNN Việt Nam sẽ tuân thủ các quy định trong các điều XVI và XVII của Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) khi xem xét đơn xin cấp giấy phép mới, phù hợp những hạn chế đã nêu trong Biểu cam kết về Dịch vụ của Việt Nam…

Về vốn tối thiểu với một chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng hoặc thấp hơn mức quy định đối với NH thuộc sở hữu trong nước được thành lập tại Việt Nam, Việt Nam đã cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động dựa trên vốn của ngân hàng mẹ cho mục đích cho vay.

Một chi nhánh ngân hàng nước ngồi khơng được phép mở các điểm giao dịch, các điểm giao dịch hoạt động phụ thuộc vào vốn của chi nhánh, nhưng khơng có hạn chế về số lượng các chi nhánh.

Các cam kết của Việt Nam về loại hình dịch vụ ngân hàng và tài chính mà các TCTD nước ngoài cung cấp tại Việt Nam là rất phong phú và đa dạng, bao gồm hầu hết các dịch vụ của một ngân hàng hiện đại, trong đó có một số dịch vụ mới được thực hiện ở Việt Nam như: nghiệp vụ Swaps,

Forward, hoặc chưa từng được thực hiện ở Việt Nam như nghiệp vụ quản lý đầu tư tập thể, quản lý quỹ hưu trí, cung cấp và xử lý dữ liệu tài chính và các phần mềm của nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác… Cam kết này tạo ưu thế cạnh tranh cho các ngân hàng nước ngoài.

Các cam kết của Việt Nam về lịch trình thực hiện trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, tài chính khơng phải là dài (05 năm) và không phải giống nhau ở các lĩnh vực hoạt động. Trong vòng 05 năm kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam có thể hạn chế quyền của một chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam, mà ngân hàng khơng có quan hệ tín dụng theo mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh phù hợp với lộ trình sau:

+ Ngày 01/01/2007: 650% vốn pháp định được cấp + Ngày 01/01/2008: 800% vốn pháp định được cấp + Ngày 01/01/2009: 900% vốn pháp định được cấp + Ngày 01/01/2010: 1000% vốn pháp định được cấp + Ngày 01/01/2011: đối xử quốc gia đầy đủ.

Các cam kết đã đặt ra áp lực cạnh tranh khá quyết liệt đối với các TCTD của Việt Nam trong thời gian tới.

3.1.2. Định hướng chung cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng tại các NHTM Việt Nam NHTM Việt Nam

− Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các DVNH đã có từ trước, phát triển mạnh các DVNH có lợi thế cạnh tranh so với các NH nước ngoài. − Tăng cường năng lực tài chính của các TCTD theo hướng tăng vốn tự

có, nâng cao chất lượng tài sản và khả năng sinh lời.

− Phát triển công nghệ ngân hàng theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và tổ chức hệ thống mạng máy tính hiện đại trong toàn hệ thống. Phát triển nâng cao chất lượng một số hoạt động DVNH điện tử phù hợp với trình độ và khả năng tài chính của ngân hàng, bảo đảm an toàn, hiệu quả và bí mật.

− Tổ chức, xây dựng mạng lưới kinh doanh rộng khắp, tiếp cận, cung ứng tốt nhất các dịch vụ ngân hàng theo nhu cầu của khách hàng. − Đẩy nhanh cổ phần hoá các NHTM nhà nước nhằm tạo nguồn cho

việc hình thành các Tập đồn ngân hàng đa năng Việt Nam có quy mơ vừa và lớn, tăng cường ảnh hưởng với thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

− Tái cấu trúc toàn bộ hệ thống ngân hàng hướng đến mục tiêu năm 2020 sẽ phát triển được hệ thống các ngân hàng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc.

− Các NHTM Việt Nam đẩy mạnh việc liên kết với các định chế tài chính lớn, có uy tín của nước ngồi để giúp các Ngân hàng trong nước nâng cao năng lực tài chính và phát triển các sản phẩm dịch vụ. Đồng thời, cần mở rộng quan hệ đại lý với các tổ chức tài chính nước ngồi, đẩy mạnh tiếp cận thị trường tài chính quốc tế và xúc tiến hiện diện thương mại của TCTD Việt Nam tại các thị trường tài chính khu vực và quốc tế, trước mắt đẩy mạnh các Dịch vụ ngân hàng quốc tế qua biên giới và các thị trường quan trọng đặc biệt là thị trường Mỹ, EU và Châu Á.

3.1.3. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng của NH TMCP Sài Gòn

SCB đã vạch ra những định hướng cụ thể để phát triển mạnh hoạt động dịch vụ ngân hàng của mình vừa mang tính cạnh tranh, vừa phân tán được rủi ro trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay, như sau:

− Kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động; tái cấu trúc, củng cố và phát triển hợp lý mạng lưới kênh phân phối sản phẩm truyền thống và sản phẩm hiện đại theo hướng ngân hàng đa năng hiện đại để cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các sản phẩm dịch vụ và tiện ích của nó cho mọi đối tượng khách hàng.

− Tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng, đa tiện ích trên cơ sở khơng ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ ngân hàng, cải tiến thủ tục giao dịch, tập trung triển khai các

dịch vụ ngân hàng mang tính cơng nghệ cao nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nền kinh tế và tối đa hóa giá trị cho ngân hàng, khách hàng và xã hội.

− Xây dựng nền tảng khách hàng ổn định, vững mạnh, nhanh chóng chiếm lĩnh mở rộng thị phần khách hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

− Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế để cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại. Liên kết với các định chế tài chính lớn mạnh nước ngồi để nâng cao năng lực tài chính, chuyển giao cơng nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng.

− Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng kinh doanh đa năng với sản phẩm dịch vụ đa dạng, chất lượng và hiêu quả cao, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của một ngân hàng hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, tăng năng lực cạnh tranh, từng bước đưa uy tín và thương hiệu SCB ngày càng lớn mạnh và vươn ra thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)