Đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị, nâng cao giá trị thương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.2. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

3.2.1.3 Đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị, nâng cao giá trị thương

Như chúng ta đã biết, bên trong một thương hiệu chứa đựng uy tín, sự phát triển lâu dài của ngân hàng, sự đánh giá và tổng hợp kinh nghiệm của khách hàng về ngân hàng trên thị trường. Do đó, xây dựng thương hiệu sẽ giúp khách hàng dễ dàng xác định đây là ngân hàng nào? Giá trị của ngân hàng đó là gì? Nói cách khác, xây dựng thương hiệu ngân hàng chính là tạo dựng hình ảnh tốt về ngân hàng trong suy nghĩ của khách hàng; gắn thương hiệu ngân hàng cho từng loại sản phẩm của ngân hàng, gắn thương hiệu với hình ảnh của ngân hàng để từ đó thương hiệu đi vào tâm trí của khách hàng. Do đó, những nhà quản trị ngân hàng khi hoạch định chiến lược kinh doanh của mình hoặc chiến lược của một sản phẩm nào đó phải kết hợp với việc xây dựng thương hiệu ngân hàng.

Với khẩu hiệu “SCB ln hướng đến sự hồn thiện vì khách hàng”,

thương hiệu SCB đã được xã hội ghi nhận là một NH kinh doanh uy tín, hiệu

quả mang đậm nét nhân văn và hướng đến cộng đồng – nét đặc trưng của SCB so với các NH khác. Như vậy, SCB đã xác định được giá trị riêng cho thương hiệu của mình. Nhưng muốn tiếp tục tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòng khách hàng, SCB phải đặt các sản phẩm và quy trình gắn liền với giá trị cốt lõi ấy, ví dụ như: cho ra đời nhóm sản phẩm ưu đãi dành cho người cao tuổi, cho các học sinh – sinh viên nghèo hiếu học, gia tăng tiện ích cho sản phẩm (tổ chức các buổi tư vấn miễn phí cho khách hàng, có chính sách phục vụ tận nơi đối với các khách hàng VIP...), liên tục cải tiện quy trình, thủ tục nhanh – gọn – tiện lợi đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng...

SCB xây dựng một hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh - chuyên nghiệp thông qua các yếu tố:

− Nhận diện qua hệ thống đồ họa: màu sắc (xanh biển đậm và màu đỏ), bảng màu thương hiệu.

− Nhận diện qua truyền thông:

+ Mặt tiền các điểm giao dịch, bảng hiệu: sau khi hợp nhất, SCB cần thay đổi cho đồng nhất tại tất cả các điểm giao dịch.

+ Poster các loại (Lịch, thiệp, mẫu quảng cáo…)

+ Các biểu mẫu văn phòng (bao thư, name card, giấy giới thiệu…) + Nhận diện qua các vật phẩm: Bút, nón, ly , đồng hồ, dù, áo thun, áo

mưa, hộp đựng name card, đồng phục nhân viên...

Khi đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, SCB phải kết hợp các yếu tố Quảng cáo, PR (quan hệ công chúng), Event (Tổ chức sự kiện), Media (truyền thơng) và Tài trợ chương trình để duy trì và phát triển thương hiệu của mình thơng qua việc thiết kế các chương trình phát triển cụ thể dưới đây:

Bảng 3.1: Chương trình phát triển thương hiệu của SCB Chương trình

1.Truyền hình: Quảng cáo trên các kênh truyền hình tỉnh, thành phố

nơi SCB có chi nhánh, trong các chương trình chiếu phim cuối tuần trên truyền hình, trong các trận bóng đá, cầu lơng,... cũng như các mơn thể thao khác khi có đội tuyển VN.

Quảng cáo

2. Báo chí: Quảng cáo trên báo Tuổi trẻ, Thanh niên, Sài Gịn giải phóng, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời báo kinh tế Việt Nam.

3. Internet: Đặt logo và đường link trên các website: www.vnexpress.net, tuoitre.com.vn, thanhnien.com.vn…

4. Kênh khác: Các đối tác là khách hàng của SCB (các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các dự án mà SCB đã, đang và sẽ đầu tư, nhà máy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông nghệ thuật...). Các quán karaoke, cafe, hệ thống siêu thị, cửa hàng điện thoại di động…

PR Tạo mối quan hệ giữa ngân hàng với Ban biên tập các báo, các cơ quan chính trị - đồn thể, các trường đại học...

Event Ngày thành lập ngân hàng, đi bộ từ thiện, tham gia hội chợ triển lãm, chương trình khuyến mãi, cơng bố sản phẩm mới...

Tài trợ

Các cuộc thi học thuật: chuyên viên tài chính, giám đốc tài chính, Dynamic, các gameshow truyền hình, chương trình ca nhạc ủng hộ quỹ người nghèo, quỹ học bổng khuyến học, quỹ bảo trợ tài năng trẻ, chương trình từ thiện, tài trợ cho Câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ…

Cuối cùng, để xác định mức độ thành công của thương hiệu, SCB nên tiến hành các cuộc khảo sát trực tiếp hay gián tiếp từ phía khách hàng, từ đó xây dựng các chiến lược tiếp tục duy trì và phát triển thương hiệu. Tóm lại, muốn nâng cao giá trị thương hiệu, SCB cần phải:

− Chủ động xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh kết hợp với việc phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng theo hướng văn minh - hiện đại.

− Coi trọng hoạt động Marketing bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng, tăng cường chương trình khuyến khích, tài trợ… để quảng bá thương hiệu, khai thác khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng TMCP sài gòn (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)