Các giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra

Một phần của tài liệu luận văn:Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương (NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây pdf (Trang 73 - 88)

Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu trên, NHCT Hà Tây đề ra các giải pháp trọng tâm sau:

a. Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh công tác huy động vốn theo hướng: giữ vững và tăng cường thế ổn định của nguồn vốn từ dân cư, nghiên cứu mở rộng màng lưới, thành lập thêm ít nhất 1 điểm giao dịch.Đẩy mạnh khai thác tiền gửi pháp nhân- đặc biệt là nguồn vốn VNĐ, tăng cường công tác chăm sóc khách hàng nhất là các tổ chức cá nhân có tiền gửi lớn lãi suất hợp lý. Đẩy mạnh khai thác, tăng cường nguốn vốn theo hướng đa dạng hóa nguồn vốn, cơ cấu kỳ hạn và lãi suất hợp lý, linh hoạt; tăng tỷ trọng các nguồn vốn có tính ổn định cao nhằm đáp ứng yêu cầu cho vay, đầu tư và thanh toán. Thực hiện cung cấp sản phẩm trọn gói, đảm bảo tính hiệu quả đối với khách hàng và ngân hàng, không nhất thiết phải xác định hiệu quảđối với từng sản phẩm đối với một khách hàng. Đối với những khách hàng chiến

lược, truyền thống có chính sách mở tài khoản, áp dụng lãi suất tiền gửi, thực hiện phí dịch vụ thanh toán và dịch vụ ngân hàng hợp lý.

b. Tăng trưởng tín dụng đảm bảo chất lượng an toàn hiệu quả, bền vững làm chủđịa bàn, tiếp thị thu hút khách hàng.Thực hiện chính sách khách hàng có chọn lọc, thường xuyên phân tích đánh giá, chấm điểm tín dụng, xếp hạng, xác định những khách hàng tiềm năng, khách hàng chiến lược , có năng lực tài chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tín nhiệm cao trong quan hệ với ngân hàng để xác lập, duy trì và mở rộng quan hệ tín dụng; ngược lại những khách hàng sản xuất kinh doanh không hiệu quả, công nợ

kéo dài, giảm dần dư nợ và chấm dứt quan hệ tín dụng.

- Tập trung xây dựng lực lượng bạn hàng chiến lược, trên cơ sở đó có chính sách cung cấp sản phẩm trọn gói và phù hợp (ví dụ: áp dụng chính sách lãi xuất linh hoạt, xác lập lãi xuất đầu tư trong mối quan hệ với các sản phẩm dịch vụ khác) nhằm củng cố mối quan hệ bền vững, hiệu quả.

- Mở rộng cho vay các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Chủ động tìm kiếm các dự án, khai thác triệt để sự hỗ trợ của NHCTVN.

- Bám sát thu nợ các đơn vị có tình hình tài chính không lành mạnh.Kiên quyết dùng mọi biện pháp để thu nợ, chấm dứt quan hệ tín dụng.

- Bổ xung tài sản đảm bảo đủđiều kiện pháp lý.

c. Phát triển kinh doanh đa năng, chuyển dịch mạng cơ cấu kinh doanh theo thị trường, khai thác tốt nhất những lợi thế cuả ngân hàng Công Thương Việt Nam.Mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ phi tín dụng.Xây dựng chính sách có chọn lọc, phân loại khách hàng để áp dụng phí dịch vụ linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở đảm bảo lợi ích của khách hàng và ngân hàng.

- Nghiên cứu mởđiểm giao dịch.

- Mở rộng dịch vụ Kiều hối, đẩy mạnh công tác phát hành thẻ ATM, thẻ thanh toán quốc tế, tìm đặt máy ATM các cơ sở chấp nhận thẻ mới.

d. Đảm bảo cung ứng hiệu quả mọi nhu cầu về ngoại tệ, thanh toán, chuyển tiền quốc tế. Tăng cường thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng nhằm đảm bảo quyền lợi của bạn hàng trong quan hệ thương mại với khách hàng nước ngoài; tiếp tục áp dụng chính sách tỷ giá mềm dẻo, hợp lý, áp dụng nhiều hình thức mua bán. Phối hợp các phòng tiếp thị khách hàng mở tài khoản L/C tại NHCT Hà Tây.

e. Đảm bảo cung ứng đầy đủ kịp thời mọi nhu cầu về tiền mặt cuả khách hàng; mở rộng thực hiện dịch vụ thu, chi lưu động hoặc thu, chi tại trụ sở của khách hàng theo yêu cầu của khách hàng, kể cả phục vụ ngoài giờ hành chính.Tiếp tục thực hiện thu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do khách hàng nộp quỹ ngân hàng ( không thu phí).Mở rộng thực hiện dịch vụ chi lương trực tiếp bằng tiền mặt, qua thẻ ATM đến từng người lao động theo yêu cầu của khách hàng.

f. Xây dựng phong cách, văn hóa kinh doanh và chuẩn hóa từng quy trình tác nghiệp cụ thể. Đặc biệt coi trọng công tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng, tăng cường trách nhiệm của cán bộ và lãnh đạo các cấp, kiểm

điểm nghiêm túc những sai phạm của cán bộ, loại trừ những người không đủ

năng lực, phẩm chất và tinh thần trách nhiệm ra khỏi lực lượng giao dịch trực tiếp với khách hàng.

g. Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, ưu tiên cán bộ trong quy hoạch đi học nghiên cứu sinh, ngoại ngữ, tổ chức tốt học tập nghiệp vụ.Xắp xếp lại bộ máy nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghiệp vụ-

đặc biệt là lĩnh vực tín dụng, sản phẩm ngân hàng quốc tế, giảm tối đa lao

h. Khai thác tối đa thiết bị công nghệ hiện có, đáp ứng nhu cầu giao dịch cho khách hàng.Xây dựng các chương trình phục vụ cho phát triển sản phẩm dịch vụ.

i. Tiết kiệm triệt để các khoản chi phí; tăng cường quản lý và bảo vệ tài sản nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tài sản trong hoạt kinh doanh.

j. Phát động các phong trào thi đua với trọng tâm là tăng cường huy

động vốn phấn đấu cân đối được vốn và chuyển vốn về NHCTVN.

k. Tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị, thực hiện cơ chếđộng lực đối với cán bộ tiếp thị được khách hàng đem lại hiệu quả cho chi nhánh. Thực hiện chính sách hoa hồng môi giới.

l. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, phát huy vai trò các tổ

chức chính trị- xã hội, đoàn kết giữ vững kỷ cương nhằm tạo sức mạnh tổng hợp hoàn thành xuất xắc các mục tiêu kinh doanh của năm 2008.

3.1.3.Định hướng tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây.

Thực hiện mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay đối với các DNV&N, góp phần thực hiện mục tiêu chung của NHCTVN là: phấn đấu đến năm 2010 NHCTVN trở thành NHTM dẫn đầu cả nước về tài trợ DNV&N. Cùng với đó là tăng cường công tác giám sát, quản lý hoạt động cho vay tiến hành, đảm bảo đầy đủ các yếu tố:

Bám sát chỉ tiêu, định hướng của ngân hàng trong công tác mở rộng hoạt

động cho vay DNV&N.

Mở rộng quan hệ đối tác, tăng cường tìm kiếm các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án phát triển kinh tế- xã hội nhằm nâng cao tỷ trọng hoạt động cho vay trung, dài hạn trong cơ cấu cho vay

Thường xuyên quan tâm đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, tư

Mở rộng cho vay theo hạn mức để nhanh chóng kiểm soát được lượng vốn vay của doanh nghiệp, xử lý kịp thời khi phát hiện những khoản vay có vấn đề, vừa đáp ứng được nhu cầu về vốn vay lại đảm bảo được các quy định về an toàn trong cho vay.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, phát huy tối đa tính trách nhiệm, sự

sáng tạo, chủđộng của cán bộ tín dụng.

Đề ra chính sách tín dụng mới hợp lý nhằm thu hút khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng.

3.2.Mt s gii gii pháp tăng cường qun lý hot động cho vay ti chi nhánh NHCT tnh Hà Tây trong giai đon (2008-2010).

Hoạt động tín dụng vốn rất đa dạng và phức tạp, chứa đựng rất nhiều rủi ro cao.Đặc biệt là với những khoản vốn vay trung, dài hạn có thời hạn vay vốn dài thì tính rủi ro càng cao hơn.Ngoài ra do đặc điểm của các DNV&N ở

nước ta luôn trong tình trạng khó khăn về tài chính, thiếu tài sản thế chấp, trang thiết bị thì yếu kém lạc hậu… chính điều đó tạo nên tâm lý e ngại cho các ngân hàng khi quyết định cho vay. Qua khảo sát và đánh giá tình hình kinh doanh tại chi nhánh NHCT tỉnh Hà Tây trong thời gian qua, em xin phép

được đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay DNV&N tại chi nhánh:

3.2.1.Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

Cán bộ tín dụng là người giữ vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết

định cho vay. Vì lẽđó mà cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộđảm bảo cả

về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả, chất lượng của những khoản cho vay. Không chỉ đòi hỏi về chuyên môn giỏi, cán bộ tín dụng cần phải quan tâm, hiểu biết về tình hình kinh tế- xã hội, nhằm có những hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh hoạt động của khách hàng, sự biến động của thị trường để từđó đưa ra những quyết định chính xác.Vì thế một số giải pháp đưa ra có thể là:

Nâng cao chất lượng tuyển dụng, công khai bằng cách tiếp cận các trường đào tạo ngân hàng, kinh tế… để lựa chọn những sinh viên xuất sắc.

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ tín dụng được học tập, bổ xung nâng cao kiến thức.Các chương trình đào tạo phải mang tính thiết thực, tránh dàn trải, kết hợp với việc học là công tác kiểm tra, để tránh tình trạng được học song không cố gắng, đi học chống chế.

Tiến hành phân chia công việc rõ ràng, nên có sự chuyên môn hóa trong từng cán bộ tín dụng nhằm khắc phục tình trạng một người phải làm rất nhiều việc, xong tính hiệu quả không cao, thuận tiện cho công tác đánh giá, thẩm

định, cũng như kiểm soát các khoản vay của doanh nghiệp.

Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi giữa các cán bộ trong phòng, nhằm cùng bàn bạc những khó khăn, vướng mắc mà mỗi người mắc phải trong quá trình đánh giá hoặc kiểm soát quá trình cho vay, giúp học hỏi kinh nghiệm.

Bên cạnh đó cần xây dựng một chế độ thưởng phạt thích hợp, khuyến khích tinh thần làm việc cũng như trách nhiệm của từng cán bộ.

Ngoài kiến thức về chuyên môn, đòi hỏi cán bộ tín dụng cũng cần phải hiểu biết sâu sắc về tâm lý khách hàng, về hoạt động marketing. Vì tiếp cận với khách hàng trực tiếp chính là cán bộ tín dụng, do đó hoạt động tín dụng có thể diễn ra suôn xẻ hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ lý luận, khả

năng dự báo, ra quyết định và việc tạo lập mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Như vậy, việc đào tạo và tuyển dụng phải có một quy trình chặt chẽ để

có một đội ngũ nhân viên tín dụng có chất lượng, có những kỹ năng cần thiết: sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; kỹ năng giao tiếp ứng xử, thuyết trình; kỹ năng cần thiết cho việc thẩm định, đánh giá tín dụng, kiến thức về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

luật pháp, kế toán, tài chính, kinh tế; kiến thức tổng quát về chính trị, văn hóa; khả năng phát hiện và đề ra giải pháp; đạo đức nghề nghiệp…

3.2.2. Nâng cao khả năng thu thập, xử lý thông tin.

Mục đích của việc nâng cao khả năng cập nhập, thu thập thông tin là giúp cho cán bộ tín dụng lựa chọn được khách hàng đáng tin cậy và các phương án kinh doanh có tính khả thi cao, nhằm đảm bảo vốn vay được thu hồi đầy đủ, đúng kỳ hạn, tránh rủi ro. Các biện pháp có thểđưa ra là:

Cần giúp cho cán bộ tín dụng hiểu rõ tầm quan trọng cuả việc tiếp xúc, phỏng vấn khách hàng. Chính hoạt động này sẽ giúp cho ngân hàng có được những thông tin ban đầu về doanh nghiệp.Đây chính là cơ hội để quan sát hành vi, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, lựa chọn những khách hàng tốt. Một người quản lý doanh nghiệp tốt sẽ chuẩn bị các thông tin tài chính đầy đủ thích hợp và một yêu cầu vốn vay được chuẩn bị tốt.

Tiến hành phân loại khách hàng theo ngành nghề kinh doanh, góp phần

đề ra những biện pháp, chính sách cho vay thích hợp đối với doanh nghiệp.

Để tăng cường hơn nữa trong công tác thu thập và xử lý thông tin thì chi nhánh cũng cần nâng cấp trang thiết bị hiện có, tiến hành lưu trữ thông tin về

khách hàng qua các file việc này sẽ có ích trong việc tìm kiếm thông tin khách hàng giúp ích cho cán bộ tín dụng trong quá trình phân tích, theo dõi, đánh giá, kiểm tra.

Ngoài những thông tin được cung cấp trực tiếp từ khách hàng, cán bộ tín dụng cũng cần phải tìm hiểu về mối quan hệ của doanh nghiệp với những tổ

chức tín dụng khác mà doanh nghiệp đang có quan hệ, hoặc đã có quan hệ vay mượn từ trước, nhằm tìm hiểu về khả năng hợp tác, uy tín của doanh nghiệp, tránh được nguy cơ rủi ro.

3.2.3. Nâng cao khả năng thiết lập và phân tích và quản lý hồ sơ.

Chi nhánh cần tiến hành phân loại khách hàng: khách hàng có quan hệ

lâu năm, khách hàng mới; khoản vay nhỏ và những khoản vay to… việc làm này giúp cho cán bộ tín dụng có thểđưa ra được những quyết định chính xác .

Đối với những khách hàng mới vay vốn ở chi nhánh thì cần được hướng dẫn tận tình trong việc lập hồ sơ, những quy định trong việc hoàn trả…

Tùy theo các tính chất hoạt động sản xuất, kinh doanh cuả các doanh nghiệp mà nên thành lập những bộ phận cán bộ chuyên trách, phụ trách từng mảng ngành nghề kinh doanh riêng, do đó có cách nhìn sâu sắc hơn trong việc

đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh.

Việc quản lý hồ sơ bằng giấy phải được sắp xếp theo từng loại hình doanh nghiệp.Các giấy tờ phải được sắp xếp theo trình tự thời gian, giấy tò nào gần nhất thì được sắp xếp trên cùng. Chi nhánh cũng nên tạo mã và màu sắc khác nhau của mỗi cặp đựng theo tính chất của mỗi loại hồ sơ.

Quá trình phân tích cần phải được tiến hành đầy đủ theo các thông tin về: khả năng quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp, uy tín, năng lực hoàn trả, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, mục đích khoản vay, giá trị tài sản đảm bảo. Việc tiến hành phân tích theo các yếu tố đó có thể giúp ích cho cán bộ

trong khâu tìm hiều, phân tích, hạn chế những rủi ro mang lại.

3.2.4.Nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá tài sản đảm bảo.

Trong các biện pháp bảo đảm tín dụng thì tài sản thế chấp được sử dụng nhiều nhất, mang tính an toàn nhất, giúp cho ngân hàng thu hồi được khoản vốn cho vay khi doanh nghiệp gặp sự cố. Tài sản đảm bảo là nguồn thu cuối cùng của ngân hàng một khi khách hàng không trả được nợ và đây cũng là nguồn thu không mong muốn của ngân hàng. Vì vậy không nên xem tài sản

đảm bảo là sự an toàn cho ngân hàng. Do đó việc định giá được chính xác giá trị tài sản đảm bảo là rất quan trọng. Những tài sản bảo đảm này thường là: bất động sản, nhà xưởng, máy móc và thiết bị… Các bất động sản phụ thuộc nhiều vào tình hình kinh tế xã hội, các chính sách của nhà nước, do đó có thể

xảy ra những trường hợp lừa đảo hoặc có sự tiếp tay của cán bộ tín dụng làm cho ngân hàng không thu được nợ. Vì thế để có thểđịnh giá chính xác, công

bằng một cách tuyệt đối là rất khó khăn.

Nâng cao khả năng thẩm định tài sản bảo đảm, chi nhánh có thể tiến hành: Tham khảo giá trị tài sản trên thị trường, thường xuyên cập nhập thông tin về giá trị của tài sản trên thị trường, những đánh giá của các cơ

quan thẩm định.

Liên kết với cơ quan thẩm định khi đó giá trị tài sản đảm bảo được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đánh giá một cách trung thực hơn, tránh những hiểu lầm từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu luận văn:Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương (NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây pdf (Trang 73 - 88)