Sự cần thiết phải quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N

Một phần của tài liệu luận văn:Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương (NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây pdf (Trang 25 - 31)

Trong hoạt động ngân hàng, cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu,

khác nhau khi cho vay, bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau và có thể dẫn đến việc không hoàn trả những khoản vay khi đến hạn. Các thiệt hại này đôi khi nảy sinh từ nhiều nguyên nhân như: thiên tai, những thay đổi về nhu cầu tiêu dùng, hoặc về kỹ thuật của của một ngành công nghiệp có thể làm sụp đổ cả

cơ đồ của một hãng kinh doanh và đặt người vay đã có thời làm ăn có lãi lâm vào cảnh thua lỗ. Rủi ro đối với người đi vay cũng chính là rủi ro đối với những khoản đầu tư cho vay của ngân hàng. Có thể làm giảm lợi nhuận, và cũng có thểđẩy ngân hàng tới chỗ phá sản.

Do đặc điểm của các DNV&N là quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, trang thiết bị công nghệ còn lạc hậu… Vì thế các ngân hàng nhiều khi vẫn còn e ngại trong việc cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. Việc quyết định cho vay phải được nghiên cứu kỹ càng, nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp lừa đảo, kinh doanh không có lãi…

Vì vậy mối lo lắng lớn nhất trong hoạt động này của các ngân hàng là làm thế nào để hạn chế rủi ro thấp nhất. Để có thể hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất thì các ngân hàng phải quản lý cho vay thật tốt và hiệu quả.

1.2.3.Nội dung của quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N.

Hoạt động quản lý được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng do giới hạn của bài viết nên em xin phép được đi sâu vào quản lý theo cách tiếp cận tác nghiệp.

Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động quản lý cho vay nói riêng đòi hỏi phải được tiến hành nghiêm nghặt theo sát quy trình cho vay vốn.

1.2.3.1.Thiết lp h sơ cho vay.

Hồ sơ tín dụng của một ngân hàng là các tài liệu bằng văn bản về mối quan hệ tổng thể của ngân hàng với doanh nghiệp vay vốn. Các hồ sơ tốt hoàn toàn cần thiết cho một nghiệp vụ cho vay tốt. Chất lượng của khoản cho vay phụ thuộc rất lớn vào sự hoàn chỉnh và chính xác của hồ sơ cho vay.

Một hồ sơ đầy đủ phải đáp ứng được bốn yêu cầu:

-Phải chứa đựng đầy đủ các thông tin tài chính để giúp cán bộ tín dụng xác định được sức mạnh tài chính của doanh nghiệp xin vay và dễ dàng nắm bắt xu hướng tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

-Phải vạch ra được các điều khoản của hợp đồng cho vay với doanh nghiệp một cách chi tiết và lập ra một thỏa thuận hoàn trảđầy đủ.

-Phải giúp người sử dụng thẩm định hoạt động kinh doanh trong quá khứ của doanh nghiệp.

-Chỉ ra được mọi yếu điểm hiện có hoặc tiềm tàng trong khoản vay một cách chi tiết.

Một hồ sơ phải có đầy đủ một số tài liệu cơ bản sau:

1) Báo cáo tài chính: gồm có bảng tổng kết tài sản và báo cáo thu nhập. Các báo cáo này phải được doanh nghiệp cung cấp ít nhất là hàng năm và

được sắp xếp theo thứ tự thời gian.Ngoài ra còn phải có một bảng mở rộng tóm tắt hoạt hoạt động tín dụng của doanh nghiệp coi như là bảng tổng kết các báo cáo khác nhau.

2) Danh mục bảo đảm: một số thiết bị tồn kho hiện đại, danh sách các khoản phải trả theo thời hạn, danh sách bồi thường bảo hiểm….

3) Các dự án: Hồ sơ cần có các dự toán dòng tiền hiện đại về hoạt động sản xuất kinh doanh và dự toán thu nhập.

4) Các hợp đồng: có thể dưới dạng hợp đồng tín dụng chính thức hoặc ít nhất phải là bản ghi nhớ do cán bộ tín dụng viết.Hợp đồng hoàn trả vốn vay phải được vạch ra rõ ràng và chi tiết.

5) Các báo cáo nhận xét: Cán bộ tín dụng phải định kỳ lưu trữ tất cả các thông tin nào có liên quan đến khoản vay, cũng nhưđánh giá của mình về tình trạng hiện có của khoản vay.Báo cáo trong hồ sơ phải chứa đựng thông tin về

bản thân doanh nghiệp và thông tin trước đó về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

6) Phân tích thông tin tín dụng: gồm có các chỉ số và các nhận xét của người phân tích. Những thông tin này phải được lưu vào trên cơ sở có hệ

thống và phải vạch ra bất kỳđiểm yếu hoặc các vấn đề tiềm ẩn trong khoản vay rõ ràng.

7) Các chứng từ bảo đảm tín dụng: Gồm có các khoản thế chấp có thể

chuyển nhượng và một số khoản thế chấp không thể chuyển nhượng.

8) Thư từ trao đổi và các giấy tờ khác: Bản sao tất cả các giấy tờ liên quan trao đổi giữa doanh nghiệp và những người khác có liên quan đến doanh nghiệp.

1.2.3.2.Phân tích tín dng.

Mục tiêu của phân tích tín dụng là xác định khả năng và ý muốn của người vay trong việc hoàn trả tiền vay, phù hợp với điều khoản của một hợp

đồng tín dụng. Bao gồm việc thu thp thông tin có ý nghĩa đối với việc đánh giá tín dụng, việc chun b và phân tích thông tin thu thập được, sưu tm và lưu li thông tin để sử dụng cho tương lai.

Các yếu tố cần được xem xét khi phân tích tín dụng:

a. Năng lc vay nợ: các ngân hàng không chỉ quan tâm đến khả năng

hoàn trả mà còn quan tâm đến năng lực pháp lý của doanh nghiệp khi đi vay. Cần phải xem xét điều lệ và luật địa phương để khẳng định rằng ai là người có khả năng thay mặt cho công ty đi vay.

b. Uy tín: không chỉ có ý nghĩa sẵn lòng trả nợ mà còn có ý nghĩa là

phản ánh ý muốn kiên quyết thực hiện tất cả các giao ước trong hợp đồng tín dụng.Các hồ sơ quá khứ của một doanh nghiệp khi xin vay trong việc thực hiện các hợp đồng tín dụng thường có giá trị khi đánh giá uy tín về tín dụng.

c. Kh năng to ra li tc: đối với doanh nghiệp kinh doanh thì việc tạo

giá thành, chi phí. Những yếu tố này gồm có địa điểm của hãng, chất lượng hàng hóa, tính hữu hiệu của quảng cáo, chất lượng cạnh tranh, phẩm chất của lực lượng lao động, khả năng khai thác, giá thành của nguyên liệu và chất lượng quản trị.Trong đó chất lượng quản trịđược coi là yếu tố chính để quyết

định có cấp tín dụng không.

d. Mc đích khon vay: nếu khoản vay tạo điều kiện cho doanh nghiệp

tăng thêm thu nhập thì chính điều đó đã làm tăng thêm nằng lực hoàn trả và cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.Khi đó cả ngân hàng và doanh nghiệp đều có lợi. Do đó các ngân hàng thường muốn cho vay để mua máy móc cần thiết hơn là mua chiếc xe mới cho giám đốc hoặc cho vay để mua vốn lưu động để tăng doanh thu hơn là cải tạo lại văn phòng.

e. Quyn s hu các tích sn: như vốn và vật thế chấp là một trong các

tiêu chuẩn tín dụng. Giá trị thực của doanh nghiệp là một tiêu chuẩn đo lường sức mạnh tài chính và là yếu tố quyết định đến khối lượng tín dụng mà ngân hàng sẵn lòng thực hiện cho doanh nghiệp vay.

f. Các điu kin kinh tế: ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của người

vay nhưng chúng thường vượt quá sự kiểm soát của người vay lẫn người cho vay.Nhân viên tín dụng trở thành nhà dự đoán kinh tế. Kỳ hạn của khoản nợ

càng dài thì việc dự đoán càng trở nên quan trọng.Ngân hàng cần phải quan tâm đến hoạt động kinh tế mà ngành kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện và tầm quan trọng của nó trong ngành công nghiệp ấy.

g. Tm quan trng ca các yếu t tín dng: Các nhà quản trị ngân hàng

đều cho rằng vật thế chấp cho một khoản vay nói chung là ít quan trọng nhất. Khoản tín dụng được cấp với hy vọng là sẽđược hoàn trả như thỏa thuận chứ

không phải là các tích sản thế chấp sẽ bán đi để trả nợ. Dưới toàn bộ lăng kinh phân tích tín dụng thì uy tín nổi lên như yếu tố quan trọng nhất.

1.2.3.3.Quyết định cho vay.

a.Đưa ra quyết định cho vay.

Việc phân tích các yêu cầu xin vay đều nhằm mục đích chính là đưa ra một quyết định cho vay đúng.Khi cán bộ đã tập hợp đầy đủ thông tin sẵn có thì bước tiếp theo trong quá trình cho vay là tổ chức thông tin theo một phương thức khoa học để các thông tin này có thể được phân tích nhanh chóng và đưa ra kết luận chính xác.Một cán bộ tín dụng thiếu kinh nghiệm có thể thấy khó khăn trong việc đưa ra quyết định cho vay khi xác định điểm mạnh hoặc yếu của doanh nghiệp.Do đó chính sách tín dụng của ngân hàng cần phải cung cấp một vài hướng dẫn về việc đánh giá này cho doanh nghiệp.

Quyết định phải được đưa ra đúng kỳ hạn và doanh nghiệp phải được thông báo ngay.Nếu khoản vay bị từ chối thì cũng phải báo cho doanh nghiệp

được biết lý do. Nếu chấp thuận phải lập tức trao cho doanh nghiệp danh mục các chứng từ cần thiết để ký kết khoản vay và đưa ra ngày dự kiến ký kết.

Quyết định cho vay có thểđược đưa ra bởi cán bộ tín dụng hoặc bởi một hội đồng tín dụng gồm có các cán bộ hoặc các thành viên bên ngoài. Khi liên quan đến hội đồng tín dụng, cán bộ tín dụng đã thụ lý các yêu cầu cho vay cần phải đưa ra được tờ trình tín dụng.

b. Ký hp đồng tín dng.

Trước khi ký, các điều kiện của các khoản vay phải được xem xét lại chi tiết giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng phải cho phép doanh nghiệp

được kiểm tra lại toàn bộ giấy tờ vay vốn, phải giải thích ý nghĩa của mỗi chứng từ. Phải chú ý là tất cả các giấy tờ của văn bản tài trợ hoặc hợp đồng tín dụng đều phải được ký vào ngày ký kết.

c.Gii ngân.

Sau khi đã ký kết hợp đồng cho vay ngân hàng thực hiện việc giải ngân khoản vay theo một lần hoặc theo từng đợt.

Một phần của tài liệu luận văn:Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương (NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây pdf (Trang 25 - 31)