Được đưa ra ngay sau khi cán bộ tín dụng tiến hành thu thập thông tin về
khách hàng, phân tích hồ sơ xin vay.Các quyết định được đưa ra chủ yếu là bởi lãnh đạo phòng khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng có nhiệm vụ là báo cáo và tham mưu cho lãnh đạo. Đối với những khoản vay có giá trị lớn, sẽ được đưa ra xem xét bởi hội đồng tín dụng, gồm có ban giám đốc, trưởng phòng tổng hợp tiếp thị, phòng khách hàng doanh nghiệ. Việc quyết định những khoản vay lớn thường bị chần chừ, dựa vào cấp trên, do đó đôi khi mất
đi nhiều cơ hội cho chi nhánh.
2.2.1.4.Kiểm tra và giám sát khoản vay, xử lý những khoản vay có vấn đề.
a. Kiểm tra và giám sát khoản vay.
Mục đích giám sát khoản vay là đánh giá mức độ chấp hành của doanh nghiệp trong hợp đồng vay vốn, tính chính xác của các thông tin vay vốn. Nhằm phát hiện ra những bất cập, hạn chế rủi ro.Công tác kiểm tra của cán bộ
tín dụng được tiến hành chủ yếu qua việc: kiểm tra tài khoản của doanh nghiệp hàng ngày. Những biến động bất thường trong tài khoản sẽ phản ánh phần nào những khó khăn của doanh nghiệp: tài khoản vãng lai của doanh nghiệp mà luôn trong tình trạng dư nợ có nghĩa là có gặp khó khăn trong việc chi trả. Ngoài ra chi nhánh còn tiến hành giám sát qua các thông tin liên quan
đến khách hàng: qua phương tiện thông tin đại chúng, ủy ban nhân dân, cơ
quan thuế.., qua đó chi nhánh sẽ có những thông tin kịp thời đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác xem xét, đánh giá các báo cáo tài chính theo định kỳ của cán bộ
tín dụng thường gặp phải những khó khăn: các báo cáo được cung cấp không kịp thời. Đối với những khoản vay ngắn hạn, doanh nghiệp mang tâm lý chủ
yếu là chỉ cần trả nợ, do đó việc cung cấp thông tin cho chi nhánh gặp khó khăn trong khâu kiểm soát khoản vay.
Do các khoản vay ngắn hạn chiếm đa phần trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, nên công tác viếng thăm địa điểm sản xuất của doanh nghiệp ngay sau khi khoản vay được giải ngân thường rất ít, không có. Đối với những khoản vay lớn thì việc này diễn ra nhiều hơn nhưng vẫn ít, 1 năm một lần.
Trong việc thu hồi các khoản nợ, chi nhánh gặp một vài khó khăn: đến hạn trả nợ, trả lãi, doanh nghiệp thường ỷ lại, trả lãi chậm, gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của chi nhánh.
Tồn tại những doanh nghiệp sau khi đã vay được vốn rồi thì sử dụng vốn không đúng mục đích vay, khách hàng nhiều khi còn không muốn cho cán bộ
tín dụng đến viếng thăm cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình.
b. Xử lý những khoản vay có vấn đề
Các khoản vay tại ngân hàng hầu hết là những khoản vay được đảm bảo bằng tài sản như: nhà cửa, phân xưởng, hàng tồn kho. Vì thế, khi phát hiện ra những khoản vay có vấn đề, chi nhánh thường áp dụng biện pháp là tiến hành giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liên lạc trực tiếp với khách hàng và đánh giá về thái độ hợp tác của doanh nghiệp, qua đó đề ra chương trình sữa chữa các khoản vay. Chương trình này bao gồm những biện pháp thay đổi cách quản lý , có thể là mở rộng hoặc thu hẹp doanh nghiệp, giảm chi phí hoạt động.Có những trường hợp, ngân hàng buộc phải tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
2.2.2.Đánh giá công tác quản lý hoạt động cho vay DNV&N.
2.2.2.1.Những kết quảđạt được.
a.Nâng cao chất lượng các khoản cho vay.
Chất lượng các khoản cho vay được đánh giá dựa trên sự hiệu quả, an toàn
đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường và sự tương ứng về quy mô của những khoản vay với khả năng cho vay của chi nhánh. Nó được thể hiện qua:
- Khả năng sinh lời của các khoản cho vay. - Rủi ro ít.
Hoạt động quản lý cho vay góp phần giúp cho chi nhánh đầu tư vào những dự án tốt, đảm bảo khả năng sinh lời và thu hồi vốn của ngân hàng. đạt.
Bên cạnh đó hoạt động này còn giúp cho ngân hàng đánh giá về thực lực hiện có của đội ngũ cán bộ tín dụng, qua đó giúp ngân hàng có những kế hoạch
để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, góp phần lựa chọn những quyết định cho vay đúng đắn, nâng cao chất lượng tín dụng, định giá tài sản tốt, hạn chế rủi ro cao giúp cho chi nhánh tránh được những tổn thất lớn ngoài ý muốn.
b. Tư vấn cho doanh nghiệp đầu tư vào những khoản cho vay tốt, tính kinh tế cao.
Qua hoạt động phân tích các dự án, phương án kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đưa ra những quyết định về khoản cho vay, với khả năng và kinh nghiệm đánh giá của mình, cán bộ tín dụng có thểđưa ra những đánh giá về tính hiệu quả của phương án kinh doanh. Từ đó giúp tư vấn cho doanh nghiệp về: tính khả thi của phương án kinh doanh, mức độđảm bảo hoàn trả
của doanh nghiệp…
Đồng thời qua hoạt động này tạo thêm được uy tín của ngân hàng đối với doanh nghiệp, tạo lập được mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp với ngân hàng, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh đối với những tổ
c. Tạo lập cơ sở đề ra chính sách tín dụng và phương hướng kinh doanh của chi nhánh.
Hoạt động quản lý cho vay giúp chi nhánh đánh giá, đề xuất những sản phẩm dụng an toàn, có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và trở thành nền tảng vững chắc cho sự cạnh tranh của doanh nghiệp.Quá trình này tác động khá lớn đến tình hình kinh doanh và hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng.Là những điều kiện cần thiết để giúp cho chi nhánh bước vào giai đoạn mới, hòa nhập với xu hướng phát triển của nền kinh tế.
2.2.2.2.Những hạn chế mắc phải.
a.Hạn chế trong khâu phân tích, thẩm định hồ sơ xin vay vốn.
Trong công tác thu thập hồ sơ, cán bộ tín dụng đôi khi vì chủ quan nhận những hồ sơ không đầy đủ những giấy tờ cần thiết, có những báo cáo tài chính còn chưa được kiểm toán xong. Mặt khác, ngân hàng cũng chưa thu thập những thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở đánh giá cho tình hình khả thi của những phương án kinh doanh
đưa ra, không thểđảm bảo tính an toàn cho vốn vay.
Năng lực thẩm định đánh giá tài sản của cán bộ còn nhiều hạn chế, kỹ
năng phân tích, đánh giá thực trạng và tính hiệu quả của dự án còn yếu, do đó gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định cho vay đúng đắn, kịp thời.
Khối lượng công việc mà cán bộ tín dụng phải làm là tương đối lớn, tại chi nhánh chưa có sự tách biệt, chuyên môn trong các khâu quản lý hồ sơ, theo dõi, kiểm tra tình hình kinh doanh của doanh nghiệp…Do vậy mà cán bộ
tín dụng không có đủ thời gian cập nhập những thông tin kịp thời, phát hiện những sơ hở, những khoản vay có vấn đề nhanh chóng, vì thế tình trạng nợ
khó đòi, khó trả vẫn tồn tại.
b.Hạn chế trong quá trình kiểm soát các khoản vay sau khi đã được giải ngân.
được tiến hành thường xuyên, nhằm giúp xác định: khoản vay có được xử
dụng đúng mục đích không, phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn
đề…Đối với NHCT chi nhánh Hà Tây thì công tác này còn nhiều hạn chế. Do các khoản vay đối với DNV&N hầu hết là những khoản cho vay ngắn hạn nên công tác kiểm tra được tiến hành chưa thường xuyên. Cán bộ tín dụng không có nhiều thời gian nên rất ít khi viếng thăm cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những báo cáo được lập ra đôi khi mang tính chủ quan, chống chế là nhiều. Ngoài ra, công tác theo dõi định giá sự thay đổi của giá trị tài sản thế chấp không được cập nhập kịp thời.
2.2.3.Nguyên nhân của những hạn chế mà NHCT chi nhánh Hà Tây đang mắc phải.
Những hạn chế trên có thểđược lý giải bởi những lý do sau:
2.2.3.1.Nguyên nhân khách quan.
Sự lạm phát, tăng giá của những đầu vào khiến doanh nghiệp không kiểm soát được hoạt động kinh doanh của mình, dẫn đến phá sản, do đó khoản nợ đối với ngân hàng chuyển thành nợ khó đòi, khó trả, ảnh hưởng đến hoạt động chung của chi nhánh.
Tài sản bảo đảm của doanh nghiệp thường không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản thuộc sở hữu cá nhân của mình và tài sản của doanh nghiệp nên gây khó khăn trong việc xác nhận tài sản đảm bảo của ngân hàng.
Cơ chế thủ tục hành chính nhà nước còn rườm rà như thủ tục công chứng, giao dịch đảm bảo, việc triển khai thành lập cơ quan đăng ký giao dịch
đảm bảo còn chậm, có những trường hợp công an không chịu hợp tác trong việc xác nhận vào bản sao đăng ký đối với trường hợp thế chấp xe ô tô khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn.
Cơ chế chính sách tín dụng đề ra của NHCTVN áp dụng chung cho toàn bộ chi nhánh, tuy nhiên đặc điểm của mỗi vùng khác nhau nên cần phải có sự
Quy định của nhà nước về chứng từ sở hữu tài sản chưa chặt chẽ, vẫn còn tồn tại hiện tượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn tồn tại cả ba hình thức: bìa đỏ, bìa hồng, bìa xanh. Do đó gây khó khăn cho ngân hàng trong việc kiểm soát và thẩm định tính pháp lý của hồ sơ tài sản đảm bảo. Đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn làm chậm, gây khó khăn cho doanh nghiệp đến đăng ký giao dịch với ngân hàng.