Kiểm soát quá trình cho vay

Một phần của tài liệu luận văn:Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương (NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây pdf (Trang 31 - 36)

a.Giám sát tín dng.

Hiệu quả của các quyết định cho vay tốt và tổ chức các khoản vay một cách chính xác phụ thuộc vào việc kiểm soát các khoản vay.Nhận biết các dấu hiệu suy giảm tại một thời điểm ban đầu là một mục tiêu chủ yếu của việc kiểm soát tín dụng tốt. Thực hiện việc kiểm soát, cán bộ tín dụng cần phải tiến hành các công việc sau:

- Đến thăm cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi đã hoàn tất việc đầu tư từ

nguồn vốn vay, trao đổi với doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến món vay, tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh.

- Kiểm soát sự tuân thủ thỏa thuận hoàn trả của doanh nghiệp vay vốn.Đồng thời cần kiểm soát cả sự tham gia của doanh nghiệp vào hợp đồng khác đã ký liên quan đến khoản vay.

- Định kỳ thẩm tra vị trí, điều kiện và giá trị hiện tại của tài sản thế

chấp.Cũng cần phải kiểm tra định kỳ về cơ ngơi, thiết bị và tài sản dự trữ của doanh nghiệp.

- Kiểm soát các kỳ giải ngân theo hạn mức tín dụng hoặc cam kết vay vốn

để chắc chắn rằng vốn vay được sử dụng đúng mục đích.Việc sử dụng vốn vay sai mục đích nghiêm trọng không kém việc thay đổi cam kết trả nợ.Công cụ

kiểm tra là kiểm tra các tờ séc đã sử dụng hết tài khoản của doanh nghiệp.

- Những biến động về kinh tế cũng cần được chú ý.Những biến động về

giá đầu vào hoặc nhu cầu thành phẩm có thể cần tới sự xem xét lại cả dự toán luồng tiền và kế hoạch hoàn trả nợ của doanh nghiệp.

1.2.3.5.X lý các khon vay có vn đề.

- Một khoản vay có vấn đề là khoản vay mà trong đó thỏa thuận hoàn trả bịđổ vỡ lớn, gây ra một sự chậm trễ bất hợp lý trong việc thu hồi nợ của ngân hàng, khi đó dường như cần phải có hành động pháp lý để thực hiện thu hồi, hoặc trong khoản cho vay đó dường như có khả năng thất thoát.

b.Cách xác định khon cho vay có vn đề.

Đối với cán bộ tín dụng việc có thể xác định sớm các khoản cho vay có vấn đề là rất quan trọng bởi vì cần thiết phải tiến hành các biện pháp bổ sung, chỉnh sửa ngay trước khi tình hình trở nên không thể phục hồi lại.

Cần thiết phải xác định mức độ của vấn đề. Do đó cán bộ tín dụng phải phân tích các yếu tố sau:

- Kiểm tra tỉ mỉ lại hồ sơ tín dụng nhằm phát hiện ra những sự việc trước đây đã bị bỏ qua.

- Liên lạc với doanh nghiệp để thảo luận về khoản vay.

- Nếu cán bộ tín dụng nghi ngờ sự thành thực của doanh nghiệp thì có thể liên lạc với chủ nợ khác.

- Xác định nguyên nhân của vấn đề. Có bốn loại nguyên nhân: quản lý sai, suy giảm tài chính, bất lợi khác và lừa dối.Quản lý sai là nguyên nhân phổ

biến nhất gây nên những thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp.

c.Bin pháp x lý.

Giám sát khoản vay có vấn đề.

Lập kế hoạch sửa chữa: khi ngân hàng giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề và giúp doanh nghiệp thành đạt thì trong vài năm tới ngân hàng sẽ có một khách hàng trung thành và như vậy ngân hàng sẽ được lòng giới kinh doanh. Kế hoạch sửa phải xác định được tất cả các nguồn chi trả, số lượng hoàn trả lấy từ các nguồn đó và thời điểm dự đoán khi kế hoạch đã sẵn sàng.

Để kế hoạch thành công ngân hàng cần phải tiến hành giám sát liên tục, doanh nghiệp phải cung cấp báo cáo thường xuyên, mở rộng quan hệ với ngân hàng.

Tăng thêm tài sản thế chấp hoặc bán tài sản thế chấp. Kéo dài thời hạn trả nợ hoặc cho vay tiếp.

hiệu là chương trình sữa chữa khản vay vẫn thực hiện tốt thì vấn đề chỉ còn là thời gian và công tác giám sát việc sữa chữa đó.

Thu hồi khoản vay có vấn đề: chỉ tiến hành sau khi đã áp dụng tất cả

các biện pháp chỉnh sửa mà không có hiệu quả.Việc thu hồi được dựa trên nguyên tắc là:

o Tận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có.

o Tận dụng hết tài sản có của doanh nghiệp để chuyển hóa thành tiền mặt.

o Buộc doanh nghiệp phải bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ ở mức giá hợp lý để có khả năng thanh toán cho ngân hàng.

o Ngân hàng nên cố gắng bằng mọi cách duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp và tư vấn, giúp đỡ họ về việc tái tài trợ, thanh lý tài sản hoặc các phương pháp khác để tăng thêm tiền trả cho các khoản vay.

CHƯƠNG II

THC TRNG QUN LÝ HOT ĐỘNG CHO VAY

ĐỐI VI DNV&N TI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG TNH HÀ TÂY

2.1.Khái quát v ngân hàng công thương ( NHCT) chi nhánh Hà Tây.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

NHCT Hà Tây có trụ sở chính tại 269 Quang Trung -Hà Đông- Hà Tây, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHCT Việt Nam(VN) - một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. NHCT VN được thành lập theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ Trưởng nay là Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 7/1988. Khi đó NHCT tỉnh Hà Tây có tên là NHCT tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 1 trụ sở chính ở thị xã Hà Đông và 1 chi nhánh trực thuộc có địa điểm tại thị xã Hoà Bình.

- Ngày 9/10/1991, tỉnh Hà Sơn Bình được tách thành tỉnh Hà Tây và tỉnh Hoà Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước(NHNN) VN có Quyết định 127/NHNNVN về việc giải thể NHCT tỉnh Hà Sơn Bình và thành lập NHCT chi nhánh Hà Tây. Đến tháng 11/2001, Hội đồng quản trị NHCT VN quyết

định sát nhập 2 phòng giao dịch số 2 và số 3 thành chi nhánh cấp 2 – chi nhánh NHCT Sông Nhuệ. Tháng 12/2004, sát nhập 2 phòng giao dịch số 1 và số 4 thành Ngân hàng cấp 2 – NHCT Quang Trung và cũng nâng cấp phòng giao dịch số 5 thành chi nhánh cấp 2 - NHCT Nguyễn Trãi.

- Ngày1/7/2006, ba chi nhánh cấp 2 của NHCT Hà Tây ( Sông Nhuệ, Quang Trung, Nguyễn Trãi ) được nâng cấp thành NHCT cấp 1 trực thuộc NHCT VN.

- Tháng 11/2006, Điểm giao dịch La Phù được thành lập.

- Tháng 1/2007, phòng giao dịch số 6 tại Xuân Mai được Hội đồng quản trị NHCT VN nâng cấp thành NHCT cấp 1.

Như vậy tới thời điểm hiện nay, NHCT Hà Tây còn 8 phòng nghiệp vụ: phòng Kế toán giao dịch, phòng Tài trợ thương mại, phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng Khách hàng cá nhân, phòng Thông tin điện toán, phòng Tiền tệ kho quỹ, phòng Tổng hợp tiếp thị, phòng Tổ chức hành chính và hai

điểm giao dịch.

Cho đến nay, NHCT chi nhánh Hà Tây luôn là địa chỉ tư vấn tin cậy của doanh nghiệp trên địa bàn, trong quan hệ mua bán và thanh toán với nước ngoài. Đặc biệt là tư vấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống trong việc thiết lập các quan hệ mua bán, thanh toán trực tiếp với đối tác nước ngoài, góp phần tăng thu ngân sách, thu hút nguồn ngoại tệ mạnh về cho tỉnh. Từ năm 2001 đến nay, Chi nhánh đã cho vay và đầu tư 2.500 tỷ đồng cho các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh với trọng tâm là các lĩnh vực xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ và du lịch.

Đặc biệt là cho vay tại các làng nghề truyền thống, tập trung chủ yếu ở các địa bàn Hoài Đức, Hà Đông, Chương Mỹ, Đan Phượng, với các ngành nghề

chính như: Sản xuất quần áo len, dệt vải, làm bánh kẹo, chế biến gỗ, nông sản, sản xuất mây tre đan, đồ nhựa. Nhiều năm liền, Chi nhánh NHCT Hà Tây

đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được NHCT Việt Nam, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh giao, kinh doanh an toàn, phát triển với tốc độ cao. Được các cấp ngành khen thưởng. Đặc biệt, vừa qua, Chi nhánh đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Một phần của tài liệu luận văn:Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động cho vay đối với DNV&N tại ngân hàng Công Thương (NHCT) chi nhánh tỉnh Hà Tây pdf (Trang 31 - 36)